logo

Lý thuyết KHTN 8 Chân trời sáng tạo Bài 12: Oxide

Tóm tắt Lý thuyết KHTN 8 Chân trời sáng tạo Bài 12: Oxide theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Tổng hợp lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 trọn bộ chi tiết, đầy đủ.

Oxide


1. Khái niệm Oxide - Phương trình hóa học tạo Oxide

a. Tìm hiểu khái niệm Oxide

- Oxide là hợp chất gồm 2 nguyên tố, trong đó có nguyên tố oxygen. 

- Công thức hoá học chung của oxide là MXOY

b. Tìm hiểu phản ứng tạo Oxide

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo Bài 12: Oxide

2. Phân loại Oxide

- Có 4 loại oxide:

+ Oxide acid là oxide phản ứng được với dung dịch base tạo ra muối và nước.

+ Oxide base là oxide phản ứng được với dung dịch acid tạo ra muối và nước.

+ Oxide lưỡng tính (amphoteric oxide) là các oxide vừa phản ứng được với dung dịch acid vừa phản ứng được với dung dịch base đều tạo ra muối và nước.

+ Oxide trung tính (neutral oxide) là các oxide không phản ứng được với dung dịch acid và dung dịch base.


3. Tính chất hóa học của Oxide

- Oxide base phản ứng với dung dịch acid tạo ra muối của acid tương ứng và nước.

- Oxide acid phản ứng với dung dịch base tạo ra muối của acid tương ứng và nước.


4. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Oxide là hợp chất tạo nên từ mấy nguyên tố?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 2: Công thức hóa học của oxide tạo bởi N và oxi, trong đó N có hóa trị V là

A. NO

B. N2O

C. N2O5

D. N2O3

Câu 3: Cho oxide của kim loại R hóa trị IV, trong đó R chiếm 46,7% theo khối lượng. Công thức của oxide đó là:

A. MnO2

B. SiO2

C. PdO2

D. Fe3O4

Câu 4: Đáp án nào dưới đây có tên gọi đúng với công thức của oxit?

A. CO: cacbon(II) oxide

B. CuO: đồng(II) oxide

C. FeO: sắt(III) oxide

D. CaO: canxi trioxide

Câu 5: Khẳng định nào đúng về định nghĩa của oxide acid?

A. oxide acid thường tạo bởi một phi kim với nguyên tố oxygen.

B. oxide acid thường tạo bởi một kim loại với nguyên tố oxygen.

C. oxide acid thường tạo bởi một hợp chất với nguyên tố oxygen.

D. oxide acid khi tác dụng với nước tại ra dung dịch bazơ tương ứng.

Câu 6: CaO là oxide: 

A. Oxide acid

B. Oxit base

C. Oxit trung tính

D. Oxit lưỡng tính

Câu 7: Để nhận biết  2 lọ mất nhãn đựng CaO và MgO  ta dùng: 

A. HCl

B. NaOH

C. HNO3

D. Quỳ tím ẩm

Câu 8: CaO dùng làm chất khử chua đất trồng là ứng dụng tính chất hóa học gì của CaO?

A. Tác dụng với acid

B. Tác dụng với base

C. Tác dụng với oxide acid

D. Tác dụng với muối

Câu 9: 0,05 mol FeO tác dụng vừa đủ với:

A. 0,02 mol HCl.

B. 0,1 mol HCl.

C. 0,05 mol HCl.

D. 0,01 mol HCl.

Giải thích:

FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O

nFeO = 0,05 mol

Từ phương trình ta có thể thấy:

 nHCl = 2 nFeO = 0,1 mol

Câu 10: Để nhận biết  2 lọ mất nhãn đựng CaO và MgO  ta dùng: 

A. HCl

B. NaOH

C. HNO3

D. Quỳ tím ẩm

>>> Xem toàn bộ: Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết KHTN 8 Chân trời sáng tạo Bài 12: Oxide theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới Lớp 8 nhé. Chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 13/08/2023