logo

Tóm tắt lý thuyết GDQP 10 Bài 4 ngắn nhất (Sách mới 3 bộ)

Mời các bạn click ngay để đến với Tóm tắt Lý thuyết GDQP 10 Bài 4 theo từng bộ sách:

Tóm tắt Lý thuyết GDQP 10 Bài 4 ngắn nhất Cánh diều (Chủ đề 1)

Tóm tắt Lý thuyết GDQP 10 Bài 4 ngắn nhất Cánh diều (Chủ đề 2)

Tóm tắt Lý thuyết GDQP 10 Bài 4 ngắn nhất Kết nối tri thức 


Mục lục nội dung

Bài 4: Đội ngũ đơn vị

Lý thuyết GDQP 10 bài 4: Đội ngũ đơn vị

I. ĐỘI NGŨ TIỂU ĐỘI

1. Đội hình tiểu đội hàng ngang

a. Đội hình tiểu đội 1 hàng ngang

- Ý nghĩa: Đội hình tiểu đội 1 hàng ngang thường dùng trong sinh hoạt, học tập, kiểm tra quân số, khám súng, giá súng...

- Động tác: trình tự tập hợp gồm 4 bước:

+ Bước 1: Tập hợp đội hình.

+ Bước 2: Điểm số.

+ Bước 3: Chỉnh đốn hàng ngũ.

+ Bước 4: Giải tán.

b. Đội hình tiểu đội 2 hàng ngang

- Động tác: trình tự tập hợp gồm 3 bước:

+ Bước 1: Tập hợp đội hình.

+ Bước 2: Chỉnh đốn hàng ngũ.

+ Bước 3: Giải tán.

2. Đội hình tiểu đội hàng dọc

a. Đội hình tiểu đội 1 hàng dọc

- Ý nghĩa: Đội hình tiểu đội 1 hàng dọc thường dùng trong hành quân, trong tập hợp đội hình của trung đội, đại đội khi học tập, sinh hoạt.

- Động tác: trình tự tập hợp gồm 4 bước:

+ Bước 1: Tập hợp đội hình.

+ Bước 2: Điểm số.

+ Bước 3: Chỉnh đốn hàng ngũ.

+ Bước 4: Giải tán.

b. Đội hình tiểu đội 2 hàng dọc

- Động tác: trình tự tập hợp gồm 3 bước:

+ Bước 1: Tập hợp đội hình.

+ Bước 2: Chỉnh đốn hàng ngũ.

+ Bước 3: Giải tán.

3. Động tác tiến, lùi, qua phải, qua trái

- Ý nghĩa: Để di chuyển đội hình (không quá 5 bước) được nhanh chóng, bảo đảm tính thống nhất mà vẫn giữ được trật tự đội hình.

a. Động tác tiến, lùi:

- Khẩu lệnh: “Tiến (lùi) X bước – bước”.

- Động tác: nghe dứt động lệnh “Bước”, toàn tiểu đội đồng loạt tiến (lùi) X bước như động tác đội ngũ từng người, khi đủ số bước thì dừng lại, dồn và gióng hàng, sau đó đứng nghiêm.

b. Động tác qua phải, qua trái

- Khẩu lệnh: “Qua phải (qua trái) X bước – bước”.

- Động tác: Nghe dứt động lệnh “Bước”, toàn tiểu đội đồng loạt qua phải (qua trái) X bước như động tác đội ngũ từng người, khi đủ số bước thì dừng lại, dồn hàng và gióng hàng, sau đó trở về thành tư thế đứng nghiêm.

4. Giãn đội hình, thu đội hình.

- Ý nghĩa: Giãn đội hình, thu đội hình được vận dụng trong học tập, thể dục, thể thao, trong luyện tập Điều lệnh đội ngũ...

- Trước khi giãn đội hình phải điểm số.Nếu giãn đội hình sang bên trái thì điểm số từ phải sang trái, khẩu lệnh hô: “Từ phải sang trái điểm số”. Nếu giãn đội hình sang bên phải thì điểm số từ trái sang phải, khẩu lệnh hô: “Từ trái sang phải điểm số”.

a. Giãn đội hình hàng ngang

- Khẩu lệnh: “Giãn cách X bước nhìn bên phải (trái) thẳng”.

- Động tác của tiểu đội trưởng và các chiến sĩ:

+ Chiến sĩ: Khi nghe dứt động lệnh “Thẳng”, chiến sĩ làm chuẩn đứng nghiêm, các chiến sĩ còn lại lấy số đã điểm của mình trừ đi 1 rồi nhân với số bước mà tiểu đội trưởng đã quy định để tính số bước mà mình phải di chuyển. Đồng loạt quay bên trái (phải), đi đều về vị trí mới. Khi về đến vị trí mới chiến sĩ cuối cùng hô “Xong”. Nghe dứt động lệnh “xong”, các chiến sĩ đồng loạt quay về hướng cũ, quay mặt hết cỡ về bên phải (trái) để gióng hàng.

+ Tiểu đội trưởng: Khi các chiến sĩ đồng loạt quay bên trái (phải), đi đều về vị trí mới, tiểu đội trưởng quay bên phải (trái), đi đều về vị trí chỉ huy ở chính giữa phía trước đội hình để đôn đốc tiểu đội gióng hàng. Khi các chiến sĩ đồng loạt quay về hướng cũ, đã ổn định đội hình, tiểu đội trưởng hô “Thôi”, các chiến sĩ quay mặt trở lại, đứng tư thế nghiêm.

b. Thu đội hình hàng ngang

- Khẩu lệnh: “ Về vị trí nhìn bên phải (trái) – thẳng”.

- Động tác của tiểu đội trưởng và các chiến sĩ:

+ Chiến sĩ: khi nghe dứt động lệnh “Thẳng”, chiến sĩ làm chuẩn đứng nghiêm, các chiến sĩ còn lại đồng loạt quay bên phải (trái), đi đều về vị trí cũ. Khi chiến sĩ cuối cùng về đến vị trí thì hô “xong”.

- Nghe dứt động lệnh “Xong”, các chiến sĩ đồng loạt quay về hướng cũ, quay mặt hết cỡ về bên phải (trái) để gióng hàng.

+ Tiểu đội trưởng: Khi các chiến sĩ đồng loạt quay về bên trái (phải), đi đều về vị trí cũ, tiểu đội trưởng quay bên trái (phải), đi đều về vị trí chỉ huy ở chính giữa phía trước đội hình để đôn đốc gióng hàng. Khi các chiến sĩ đồng loạt quay về hướng cũ, đã ổn định đội hình, tiểu đội trưởng hô “Thôi”.

+ Chiến sĩ: Khi nghe dứt động lệnh “Thôi”, các chiến sĩ quay mặt trở lại, đứng ở tư thế nghiêm.

c. Giãn đội hình hàng dọc

- Động tác giãn đội hình hàng dọc của tiểu đội trưởng và các chiến sĩ cơ bản giống như đội hình hàng ngang, chỉ khác:

- Khẩu lệnh: “Cự li X bước nhìn trước thẳng”

- Động tác: Khi nghe dứt động lệnh “Thẳng”, chiến sĩ làm chuẩn đứng nghiêm, các chiến sĩ còn lại lấy số đã điểm của mình trừ đi 1 rồi nhân với bước mà tiểu đội trưởng đã quy định để tính số bước mình phải di chuyển. Đồng loạt quay đằng sau, đi đều về vị trí mới. Khi về đến vị trí mới, chiến sĩ cuối cùng hô “Xong”. Nghe dứt động lệnh “Xong”, các chiến sĩ đồng loạt quay về hướng cũ, nhìn thẳng về phía trước để gióng hàng.

d. Thu đội hình hàng dọc

- Động tác thu đội hình hàng dọc của tiểu đội trưởng và các chiến sĩ cơ bản như đội hình hàng ngang, chỉ khác:

- Khẩu lệnh: “Về vị trí nhìn trước - thẳng”.

- Động tác: Nghe dứt động lệnh “Thẳng”, chiến sĩ làm chuẩn đứng nghiêm, các chiến sĩ còn lại đi đều về vị trí cũ, nhìn thẳng về phía trước gióng hàng. Thấy các chiến sĩ đã về vị trí cũ, đã gióng hàng thẳng, tiểu đội trưởng hô “Thôi”.

5. Ra khỏi hàng, về vị trí

- Ý nghĩa: Rời khỏi đội được nhanh chóng mà vẫn bảo đảm được trật tự đội hình, đội ngũ.

- Khẩu lệnh: “Đồng chí (số) – ra khỏi hàng; về vị trí”.

- Động tác: Chiến sĩ được gọi tên (số) của mình đứng nghiêm trả lời “có”. Khi nghe lệnh “ra khỏi hàng”, chiến sĩ hô “rõ” rồi đi đều hoặc chạy đều đến trước tiểu đội trưởng, cách tiểu đội trưởng 2 – 3 bước thì dừng lại, chào và báo cáo “tôi có mặt”. Nhận lệnh xong thì hô “rõ”.

- Khi đứng trong đội hình hàng dọc, chiến sĩ phải qua phải (trái) một bước rồi mới đi đều hoặc chạy đều đến gặp tiểu đội trưởng. Nếu đứng hàng thứ 2 trong đội hình hàng ngang, chiến sĩ phải quay đằng sau rồi vòng bên phải (trái), đi đều hoặc chạy đều đến gặp tiểu đội trưởng.

- Khi nhận lệnh ‘về vị trí”, chiến sĩ phải làm động tác chào trước khi rời khỏi tiểu đội trưởng.

II. ĐỘI HÌNH TRUNG ĐỘI

1. Đội hình trung đội hàng ngang

a. Đội hình trung đội 1 hàng ngang

- Ý nghĩa: Đội hình trung đội 1 hàng ngang thường dùng trong sinh hoạt, học tập, kiểm tra quân số, khám súng, giá súng...

- Động tác: trình tự tập hợp gồm 4 bước:

+ Bước 1: Tập hợp đội hình.

+ Bước 2: Điểm số.

+ Bước 3: Chỉnh đốn hàng ngũ.

+ Bước 4: Giải tán.

b. Đội hình trung đội 2 hàng ngang

- Động tác: trình tự tập hợp gồm 3 bước:

+ Bước 1: Tập hợp đội hình.

+ Bước 2: Chỉnh đốn hàng ngũ.

+ Bước 3: Giải tán.

c. Đội hình trung đội 3 hàng ngang

- Ý nghĩa: Đội hình trung đội 3 hàng ngang thường dùng trong sinh hoạt, học tập, kiểm tra quân số, khám súng, giá súng...

- Động tác: trình tự tập hợp gồm 4 bước:

+ Bước 1: Tập hợp đội hình.

+ Bước 2: Điểm số.

+ Bước 3: Chỉnh đốn hàng ngũ.

+ Bước 4: Giải tán.

2. Đội hình trung đội 1 hàng dọc

a. Đội hình trung đội 1 hàng dọc (tương tự trung đội 1 hàng ngang)

b. Đội hình trung đội 2 hàng dọc (tương tự trung đội 2 hàng ngang)

c. Đội hình trung đội 3 hàng dọc (tương tự trung đội 3 hàng ngang)

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 23/07/2022
/* */ /* */
/*
*/