logo

Lý thuyết cụm tính từ - Ngữ Văn 6

Một trong những loại từ cơ bản của Tiếng Việt là tính từ và cụm tính từ. Lý thuyết cụm tính từ trong tiếng Việt là một nội dung kiến thức rất quan trọng của bộ môn Ngữ văn 6, sau đây Toploigiai mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết Lý thuyết cụm tính từ trong tiếng Việt. Bài viết chi tiết về cụm tính từ giúp các bạn học sinh hiểu rõ hơn và đưa ra các ví dụ cụ thể và bài tập thực hành cho các bạn luyện tập và tham khảo. Bây giờ chúng ta sẽ đi tìm hiểu từng phần cụ thể nhé!


1. Cụm tính từ là gì? – lý thuyết cụm tính từ

lý thuyết cụm tính từ - ngữ văn 6

- Khái niệm về cụm tính từ:

Cụm tính từ là loại tổ hợp từ do tính từ với một só từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Nó còn tạo nên bởi sự kết hợp giữa các tính từ với các từ như đang, sẽ, vẫn,… Ngoài ra còn có nhiều các từ ngữ khác.

-Mô hình cụm tính từ:

Phần trước

Phần trung tâm

Phần sau

- Chỉ thời gian, cách thức

- Chỉ mức độ

- Chỉ ý khẳng định hoặc phủ định

Tính từ

- Chỉ mức độ

- Chỉ ý so sánh

- Chỉ mốc đánh giá

- Chỉ sự định lượng, định tính

- Chỉ ý miêu tả

- Nhiệm vụ của cụm tính từ:

+ Các phụ ngữ ở phần trước có thể biểu thị quan hệ thời gian; sự tiếp diễn tương tự, mức độ của đặc điểm, tính chất; sự khẳng định hay phủ định; …

+ Các phụ ngữ ở phần sau có thể biểu thị vị trí; sự so sánh; mức độ, phạm vi hay nguyên nhân của đặc điểm, tính chất; …

>>> Tham khảo: Tính từ là gì? Ví dụ


2. Một vài ví dụ về cụm tính từ

 Cụm tính từ:

+ Lan là học sinh chăm chỉ nhất lớp tôi.

+ Cô ấy vẫn còn trẻ lắm!

+ Huyền là bạn thân của tôi, cô ấy trông rất xinh xắn

+ Cô người mẫu mặc bộ váy xẻ tà đầy quyến rũ

+ Cô ấy có cái váy rất đẹp

+ Nắng buổi trưa rừng rừng một màu vàng chói

+ Long chơi bóng rất giỏi, tôi đánh giá cao về tài năng và trình độ của anh ấy.

>>> Tham khảo: Tính từ và cụm tính từ


3. Một số bài luyện tập về cụm tính từ

Bài 1: Tìm các cụm tính từ là thành ngữ?

Gợi ý:

Đen như cột nhà cháy, trắng như ngà, đắt như tôm tươi, nhanh như sóc, khỏe như voi, cứng như đá, vui như hội, đẹp như tiên, xấu như ma, hiền như Bụt, đỏ như son, nhát như cáy, tươi như hoa, đông như kiến, ...

Bài 2: Viết đoạn văn có sử dụng cụm tính từ

Gợi ý:

Cô giáo tôi tên là Hiền. Cô dạy bộ môn Văn. Với tôi, dù đã không còn học cô nữa nhưng cô mãi là người mẹ thứ hai mà tôi luôn kính trọng. Cô không cao nhưng lại có nước da trắng. Cô có một mái tóc dài ngang lưng và óng ả. Tôi thích nhất là đôi mắt cô. Đôi mắt ấy to, tròn và sáng long lanh. Nó càng trở nên sáng và trìu mến mỗi khi cô nhìn lũ học trò chúng tôi. Nó toát lên sự ấm áp và nhiệt huyết của một giáo viên. Không chỉ tận tâm với nghề mà cô còn coi chúng tôi như những đứa con của mình vậy. Trong giảng dạy, cô rất nghiêm khắc nhưng cũng rất hiền và lo cho học sinh. Ai có khó khăn cô đều tâm sự và tìm cách giải quyết. Vì vậy, chúng tôi rất yêu quý cô và luôn coi cô là người mẹ hiền thứ hai vậy.

– Các cụm tính từ: không cao, dài ngang lưng, sáng long lanh, rất nghiêm khắc, rất hiền, rất yêu quý

Bài 3: Hãy đặt 3 câu có chứa cụm tính từ

Gợi ý:

- Lan đi đôi giày trông rất đẹp

- Ánh nắng chói chang chiếu qua khung cửa sổ

- Bầu trời hôm nay trong xanh vời vợi

Bài 4: Tìm các cụm tính từ là thành ngữ?

Gợi ý:

Đen như cột nhà cháy, trắng như ngà, đắt như tôm tươi, nhanh như sóc, khỏe như voi, cứng như đá, vui như hội, đẹp như tiên, xấu như ma, hiền như Bụt, đỏ như son, nhát như cáy, tươi như hoa, đông như kiến, ...

Bài 5 :

a) Căn cứ vào các từ in đậm, hãy xác định cụm tính từ trong các câu sau:

- "Cuối buổi chiều, Huế thường trở về trong một vẻ yên tĩnh lạ lùng đến nỗi tôi cảm thấy hình như có một cái gì đang lắng xuống thêm một chút nữa trong thành phố vốn đã rất yên tĩnh này." (Theo Hoàng Phủ Ngọc Tường)

- [...] Trời bây giờ trong vắt, thăm thẳm và cao, mặt trăng nhỏ lại, sáng vằng vặc ở trên không. (Thạch Lam)

Gợi ý: vốn đã rất yên tĩnh; nhỏ lại; sáng vằng vặc ở trên không.

b) Xếp các cụm tính từ vừa tìm được vào mô hình sau:

Phụ trước

Trung tâm

Phụ sau

vốn đã rất

yên tĩnh

 

   

c) Các từ ngữ phụ trước và sau bổ sung ý nghĩa gì cho tính từ trung tâm?

Bài 6:

- Xác định các cụm tính từ trong các câu sau và đặt chúng vào mô hình:

a) Nó sun sun như con đỉa.

b) Nó chần chẫn như cái đòn càn.

c) Nó bè bè như cái quạt thóc.

d) Nó sừng sững như cái cột đình.

đ) Nó tun tủn như cái chổi sể cùn.

Gợi ý:

Phụ trước

Trung tâm

Phụ sau

 

sun sun

như con đỉa

 

chần chẫn

như cái đòn càn

 

bè bè

như cái quạt thóc

 

sừng sững

như cái cột đình

 

tun tủn

như cái chổi sể cùn

- Những câu có cụm tính từ trên được trích trong truyện Thầy bói xem voi, hãy nhận xét

về sức gây cười của các cụm từ này.

Gợi ý:

Các tính từ đều là từ láy - lớp từ có sức gợi tả hình ảnh rất tinh tế trong tiếng Việt cho thấy, các ông thầy bói đều nhận xét rất "chính xác" những gì mình sờ được. Tuy nhiên, những hình ảnh chân thực được gợi ra bởi các cụm tính từ có phụ ngữ so sánh lại gây buồn cười, bởi vì chúng chỉ là những bộ phận của con voi, không thể lấy để thay thế cho hình ảnh của một con voi hoàn chỉnh. Các cụm tính từ đã góp phần đắc lực vào việc biểu đạt sự phê phán nhận thức hạn hẹp, phiến diện, chủ quan của năm ông thầy bói mù.

-------------------------------------

Bài viết này Toploigiai đã cùng các bạn trả lời câu hỏi Lý thuyết cụm tính từ ? và cung cấp kiến thức về cụm tính từ. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 29/08/2022 - Cập nhật : 29/08/2022