logo

Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật “tớ” trong bài thơ “Bắt nạt”

Bài thơ Bắt nạt của nhà thơ Nguyễn Thế Hoàng Linh nằm trong sách ngữ văn lớp 6 (tập 1), thuộc bộ sách giáo khoa (SGK) "Kết nối tri thức với cuộc sống" do Nhà xuất bản Giáo dục phát hành. Bài thơ được trích từ tập thơ Ra vườn nhặt nắng của Nguyễn Thế Hoàng Linh. Khi học bài thơ này sẽ giúp trẻ em hiểu rõ hơn về nạn bắt nạt tồn tại trong nhà trường từ bấy lâu nay và nhằm giáo dục học sinh ý thức về bản thân và có những quan hệ tốt đẹp với bạn bè. Sau đây, Toploigiai sẽ mang đến cho các bạn một số đoạn văn mẫu hay cảm nhân về nhân vật “tớ” trong bài thơ “Bắt nạt”.


1. Đôi nét về tác giả, tác phẩm

a. Tác giả

- Nguyễn Thế Hoàng Linh sinh năm 1982 tại Hà Nội.

- Anh sáng tác thơ từ năm 12 tuổi, với khoảng hàng ngàn bài thơ.

- Thơ của anh viết cho trẻ em rất hồn nhiên, ngộ nghĩnh, trong trẻo và tươi vui.

b. Tác phẩm

- In trong tập Ra vườn nhặt nắng (NXB Thế giới, Hà Nội, 2017)

- Bài thơ Bắt nạt được viết theo thể thơ năm chữ.

- Tóm tắt:

Bằng giọng điệu hồn nhiên, dí dỏm, thân thiện bài thơ đã thể hiện thái độ của nhân vật trữ tình đối với các bạn bắt nạt và các bạn bị bắt nạt. Qua đó nhắc nhở, thể hiện thái độ phủ định đối với thói bắt nạt – một thói xấu có thể gây ra những tổn thương, nỗi sợ hãi, ám ảnh, thậm chí cả những hậu quả nặng nề.

>>> Tham khảo: Viết đoạn văn cảm nhận về bài thơ “Bắt nạt”

Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật “tớ” trong bài thơ “Bắt nạt”

- Bố cục bài thơ Bắt nạt:

+ Phần 1. Khổ 1: Thái độ về hành vi bắt nạt

+ Phần 2. Khổ 2, 3 và 4: Gợi ý việc làm tốt thay vì bắt nạt.

+ Phần 3. Khổ 5, 6: Những đối tượng không nên bắt nạt

+ Phần 4: Khổ 7, 8: Hành động bảo vệ người bị bắt nạt.

- Giá trị nội dung:

Bài thơ Bắt nạt nêu lên vấn đề ức hiếp kẻ yếu trong đời sống. Tác giả nêu lên quan điểm phê bình cái xấu, đứng về phía những người bị bắt nạt và khuyên nhủ mọi người không nên bắt nạt người khác.

- Giá trị nghệ thuật:

+ Kết hợp các biện pháp tu từ điệp ngữ, so sánh,... cùng lối thơ trong trẻo, tươi vui, hóm hỉnh khi nói về vấn đề nghiêm trọng.

>>> Tham khảo: Viết bài văn kể 1 việc làm khiến bố mẹ vui lòng


2. Một số đoạn văn mẫu cảm nhận về nhân vật “tớ” trong bài thơ “Bắt nạt”

Đoạn văn mẫu số 1:

Bài thơ “Bắt nạt” của nhà thơ Hoàng Linh đã gửi đến chúng ta những bài học quý giá trong cách cư xử với bạn bè được thể hiện rõ nét qua lời nói xuyên suốt bài thơ của nhân vật “tớ”. Nhân vật “tớ” đã khẳng định “bắt nạt là xấu” và sau đó, cậu bé đã gợi ý hàng loạt những việc làm tốt có thể làm thay vì bắt nạt người khác. Các bạn nhỏ có thể tham gia những trò chơi lành mạnh như học hát, học nhảy, thử đối mặt với thử thách, vừa rèn luyện cơ thể khỏe mạnh, vừa giúp chúng ta có cuộc sống lành mạnh hơn. Sau đó cậu khẳng định tất cả mọi thứ trên đời này từ cái cây, con người cho đến những con vật nhỏ bé đều xứng đáng có cuộc sống bình yên và không phải chịu sự bắt nạt. Từ đó có thể thấy, nhân vật “tớ” trong bài thơ là một anh hùng nhỏ, tuy còn nhỏ tuổi, nhưng cậu bé đã nhận ra bắt nạt là xấu và mong mọi người không bắt nạt ai. Cuối cùng, cậu trực tiếp xưng “tớ” và khẳng định sẽ bảo vệ những bạn bị bắt nạt. Như vậy, nhân vật “tớ” trong bài thơ đã thay lời nhà văn để nói về những mặt xấu của tình trạng này và hướng mỗi học trò chúng ta một cuộc sống lành mạnh hơn. Ai cũng mong muốn một cuộc sống tốt đẹp vậy thì tại sao chúng ta lại đi bắt nạt người khác?

Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật “tớ” trong bài thơ “Bắt nạt”

Đoạn văn mẫu số 2:

Bài thơ “Bắt nạt” đã để lại cho em nhiều bài học quý giá qua lời nói xuyên suốt bài thơ của nhân vật “tớ”. Nhân vật “tớ” đã khẳng định “bắt nạt là xấu”. Sau đó cậu khẳng định tất cả mọi thứ trên đời này từ cái cây, con người cho đến những con vật nhỏ bé đều xứng đáng có cuộc sống bình yên và không phải chịu sự bắt nạt. Từ đó có thể thấy, nhân vật “tớ” trong bài thơ là một anh hùng nhỏ, tuy còn nhỏ tuổi, nhưng cậu bé đã nhận ra bắt nạt là xấu và mong mọi người không bắt nạt ai. Cuối cùng, cậu trực tiếp xưng “tớ” và khẳng định sẽ bảo vệ những bạn bị bắt nạt. Trong bài thơ, cụm từ “đừng bắt nạt” được lặp lại nhiều lần trong bài đã tạo nên sự hối thúc cấp bách, khẩn thiết trước một vấn đề hệ trọng cần ngăn chặn. Bài thơ đã đã khuyên nhủ mỗi người cần đối xử tốt với bạn bè, có thái độ hoà đồng và đoàn kết, sẵn sàng giúp đỡ, bênh vực những bạn yếu hơn mình. Qua đó, chúng ta cần có thái độ đúng đắn trước hiện tượng bắt nạt, xây dựng môi trường học đường lành mạnh, an toàn, hạnh phúc.

---------------------

Trên đây Toploigiai đã đưa ra đôi nét về tác giả, tác phẩm và sưu tầm một số đoạn văn về chủ đề Viết đoạn văn nhận về nhân vật “tớ” trong bài thơ “Bắt nạt”. Chúng tôi hi vọng bài viết giúp ích cho các bạn trong việc rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn của mình, chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 30/08/2022 - Cập nhật : 30/08/2022