logo

Lý thuyết Công nghệ 8: Bài 36. Vật liệu kỹ thuật điện


Bài 36. Vật liệu kỹ thuật điện

Dựa vào đặc tính và công dụng người ta phân vật liệu kỹ thuật thành 3 loại chính:

- Vật liệu dẫn điện

- Vật liệu cách điện

- Vật liệu dẫn từ


I. Vật liệu dẫn điện

- Vật liệu cho dòng điện chạy qua gọi là vật liệu dẫn điện

- Vật liệu dẫn điện có điện trở xuất nhỏ: 10-6 — 10-8

- Bảng điện trở suất của một số chất:

Lý thuyết Công nghệ 8: Bài 36. Vật liệu kỹ thuật điện – TopLoigiai

- Kim loại: 

+ Vàng bạc: làm vi mạch, linh kiện quý

+ Đồng, nhôm, hợp kim đồng nhôm làm dây điện, bộ phận dẫn điện trong các TBĐ

+ Hợp kim Pheroniken, nicrom khó nóng chảy, chế tạo dây bàn là, mỏ hàn, bàn là, bếp điện


II. Vật liệu cách điện

- Không cho dòng điện chạy qua

- Ví dụ:

+ Vỏ dây điện thường làm bằng cao su,

+ Vỏ quạt điện làm bằng nhựa,

+ Vỏ bếp điện thường được làm bằng sứ,

+ Chuôi kìm điện thường làm bằng cao su…..

- Có điện trở suất lớn 108 — 1013

- Làm giấy, thuỷ tinh, nhựa ebonit….

- Chú ý:

+ Ở nhiệt độ làm việc cho phép, tuổi thọ của vật liệu cách điện khoảng 15 đến 20 năm.

+ Nhiệt độ làm việc tăng quá nhiệt độ cho phép từ 80C đến 100C, tuổi thọ của vật liệu cách điện chỉ còn một nửa

+ Ngoài ra, do các tác nhân bên ngoài như: nhiệt độ, chấn động và các tác động hóa học, vật lí cũng có thể làm vật liệu cách điện bị già hóa, giảm tuổi thọ hoặc hư hỏng


III. Vật liệu dẫn từ

- Vật liệu mà đường sức từ trường chạy qua được gọi là vật liệu dẫn từ.

- Thép kĩ thuật điện: Anico, Ferit..

- Làm lõi dẫn từ của nam châm điện, lõi máy biến áp, lõi máy phát điện

Lý thuyết Công nghệ 8: Bài 36. Vật liệu kỹ thuật điện – TopLoigiai (ảnh 2)

- Đặc tính và tên các phần tử của thiết bị điện được chế tạo từ các vật liệu kĩ thuật điện. 

- Chú ý:

+ Ngoài 3 vật liệu kĩ thuật điện nêu trên còn một loại vật liệu khá phổ biến khác, đó là: Vật liệu bán dẫn.

+ Ở điều kiện thường, bán dẫn không dẫn điện. Khi được kích thích bằng ánh sáng hoặc nhiệt độ, đến một giới hạn nào đó, bán dẫn sẽ cho dòng điện đi qua

+ Vật liệu bán dẫn được sử dụng rộng rãi trong ngành điện tử và vi điện tử để sản xuất các thiết bị điện tử như: tranzito, diốt, vimạch điện tử….


IV. Đèn sợi đốt

1. Cấu tạo

Gồm ba bộ phận chính: Bóng thủy tinh, sợi đốt, đuôi đèn.

a. Sợi đốt:

- Có dạng lò xo xoắn.

- Làm bằng vonfram.

- Biến đổi điện năng thành quang năng.

b. Bóng thủy tinh:

- Bóng đèn làm bằng thủy tinh chịu nhiệt.

- Người ta hút hết không khí và bơm vào trong khí trơ để làm tăng tuổi thọ sợi đốt 

c. Đuôi đèn:

- Đuôi đèn làm bằng đồng hoặc sắt tráng kẽm và được gắn chặt với bóng thủy tinh. Trên đuôi có hai cực tiếp xúc.

- Có hai kiểu: Đuôi xoáy và đuôi ngạnh. 

2. Đặc điểm của đèn sợi đốt

- Đèn phát ra ánh sáng liên tục.

- Hiệu suất phát quang thấp

- Tuổi thọ thấp: Vì sợi đốt bị đốt nóng ở nhiệt độ cao.

3. Số liệu kỹ thuật

Điện áp định mức và công suất định mức.

4. Sử dụng

- Dùng để chiếu sáng trong sinh hoạt.

- Cần phải vệ sinh thường xuyên.

Tham khảo thêm Lý thuyết Công nghệ 8: Bài 37. Phân loại và số liệu kỹ thuật của đồ dùng điện

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021