logo

Lý thuyết, bài tập về axit photphoric và muối photphat

Tổng hợp Lý thuyết, bài tập về axit photphoric và muối photphat. Hướng dẫn cách giải bài tập về axit photphoric và muối photphat hay nhất.


I. Axit photphoric

1. Tính chất vật lý

    Axit photphoric là chất tinh thể, trong suốt, không màu, rất háo nước, tan tốt trong nước.

Lý thuyết, bài tập về axit photphoric và muối photphat

2. Tính chất hóa học

a. Là axit trung bình

- Trong dung dịch H3PO4 phân li thuận nghịch theo 3 nấc:

H3PO4 ↔ H+ + H2PO4-

H2PO4- ↔ H+ + HPO42-

HPO42- ↔ H+ + PO43-

- Làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ.

- Tác dụng với oxit bazơ → muối + H2O                  

2H3PO4 + 3Na2O → 2Na3PO4 + 3H2O

- Tác dụng với bazơ → muối + H2O (tùy theo tỉ lệ phản ứng có thể tạo thành các muối khác nhau).

KOH + H3PO4 → KH2PO4 + H2O

2KOH + H3PO4 → K2HPO4 + 2H2O

3KOH + H3PO4 → K3PO4 + 3H2O

- Tác dụng với kim loại đứng trước H2 → muối + H2

2H3PO4 + 3Mg → Mg3(PO4)2 + 3H2

- Tác dụng với muối → muối mới + axit mới                        

H3PO4 + 3AgNO3 → 3HNO3 + Ag3PO4

b. Tính oxi hóa - khử

     Trong H3PO4, P có mức oxi hóa +5 là mức oxi hóa cao nhất nhưng H3PO4 không có tính oxi hóa như HNO3 vì nguyên tử P có bán kính lớn hơn so với bán kính của N → mật độ điện dương trên P nhỏ → khả năng nhận e kém.

c. Các phản ứng do tác dụng của nhiệt

2H3PO4 → H4P2O7 + H2O (200 – 2500C)

                          Axit điphotphoric

H4P2O7 → 2HPO3 + H2O (400 – 5000C)

                       Axit metaphotphoric

Chú ý: Axit photphorơ H3PO3 là axit 2 lần axit.


 3. Điều chế 

a. Trong phòng thí nghiệm

axit photphoric được điều chế bằng cách dùng HNO3 đặc oxi hóa photpho:

Lý thuyết, bài tập về axit photphoric và muối photphat (ảnh 2)

b. Trong công nghiệp

điều chế từ quặng photphorit hoặc quặng apatit và axit H2SO4:

Lý thuyết, bài tập về axit photphoric và muối photphat (ảnh 3)

Để điều chế H3PO4 có độ tinh khiết và nồng độ cao hơn, người ta đốt cháy photpho để được P2O5, rồi cho P2O5 tác dụng với nước.

Lý thuyết, bài tập về axit photphoric và muối photphat (ảnh 4)

4. Ứng dụng

   Một lượng lớn axit photphoric sản xuất ra được dùng để điều chế các muối photphat và để sản xuẩt phân lân.


II. Muối photphat là muối của axit photphoric.

1. Khái niệm và tính chất vật lí

  Axit photphoric tạo ra ba loại muối: muối photphat trung hòa và hai muối photphat axit.

  Tất cả các muối đihiđrophotphat đều tan trong nước.

2. Tính chất hóa học

   Các muối hiđrophotphat và photphat trung hòa chỉ có muối natri, kali, amoni là dễ tan, còn muối của các kim loại khác đều không tan hoặc ít tan trong nước.

Các muối photphat tan bị thủy phân cho môi trường kiềm:

PO43- + H2O ⇔ HPO42- + OH-

Nhận biết ion PO43- trong dung dịch muối photphat là bạc nitrat.

3Ag+ + PO43- → Ag3PO4 ↓ (màu vàng)


III. Các dạng bài tập về axit photphoric và muối photphat

Dạng 1​: Lý thuyết về axit phophoric và muối photphat
* Một số lưu ý cần nhớ:

- Axit photphoric:
 + Là chất rắn ở dạng tinh thể trong suốt, không màu, tan vô hạn trong nước
+ Thể hiện tính axit khi tham gia phản ứng hóa học
+ Người ta điều chế H3​PO4​ bằng cách cho P tác dụng với HNO3​ (trong PTN) hoặc cho H2​SO4​ đặc tác dụng với quặng phophorit hoặc quặng apatit (trong CN)
- Muối photphat:
 + Tính tan: Tất cả các muối dihidrophotphat đều tan trong nước. Các muối hidrophotphat, photphat đều không tan hoặc ít tan trong nước trừ muối natri, kali và amoni
+ Nhận biết ion photphat bằng thuốc thử là bạc nitrat
3Ag+​   +   PO43-​  → Ag3​PO4​ ↓ (màu vàng)

Ví dụ : Thuốc thử để nhận biết các dung dịch : HCl, NaCl, Na3​PO4​, H3​PO4​ là
A. BaCl2​ và quỳ tím.
B. AgNO3​ và quỳ tím.
C. H2​SO4​ và quỳ tím.
D. Quỳ tím.
Hướng dẫn giải chi tiết:
Dùng dung dịch AgNO3​ và quỳ tím

  HCl NaCl Na3​PO4 H3​PO4
Quỳ tím Chuyển đỏ Không đổi màu Chuyển xanh Chuyển đỏ
Dung dịch AgNO3​ ↓ trắng     ↓ vàng

Đáp án B

Dạng 2​: Bài toán H3​PO4​ tác dụng với dung dịch kiềm
* Một số lưu ý cần nhớ:

Khi cho H3​PO4​ vào dung dịch kiềm, ta có phương trình ion:
H3​PO4​ + OH- ​→ H2​PO4-​ + H2​O
H3​PO4​ + 2OH-​ → HPO42-​ + 2H2​O
H3​PO4​ + 3OH-​ → PO43-​ + 3 H2​O
 ta cần xét giá trị T = n OH-​ / n H3​PO4​.
Các trường hợp có thể xảy ra là:

Giá trị của T

Chất thu được sau phản ứng

T = 1

H2​PO4​-​

T = 2

HPO4​2-​

T = 3

PO4​3-​

T < 1

H2​PO4​-​và H3​PO4​ dư

T > 3

PO4​3-​ và NaOH dư

1 < T < 2

H2​PO4​-​và HPO42-​

2 < T < 3

PO43-​và HPO42-​

Ví dụ : Cho 200 ml dung dịch H3​PO4​ 0,3M vào 500 ml dung dịch Ba(OH)2​ 0,16M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng muối có phân tử khối bé hơn là
Hướng dẫn giải chi tiết:

Lý thuyết, bài tập về axit photphoric và muối photphat (ảnh 5)

Ta thấy 2 < 2,67
BT nguyên tố P:

Lý thuyết, bài tập về axit photphoric và muối photphat (ảnh 6)

Từ (1) và (2) => x = 0,02 mol; y = 0,04 mol
Ta có:

Lý thuyết, bài tập về axit photphoric và muối photphat (ảnh 7)

Dạng 3​: Bài toán về điều chế axit photphoric
Ví dụ : Từ quặng photphorit, có thể điều chế axit photphoric theo sơ đồ sau :

Lý thuyết, bài tập về axit photphoric và muối photphat (ảnh 8)

Biết hiệu suất chung của quá trình là 90%. Để điều chế được 1 tấn dung dịch H3​PO4​ 49%, cần khối lượng quặng photphorit chứa 73% Ca3​(PO4​)2​ là
Hướng dẫn giải chi tiết:
mH3PO4​ = 1.49 / 100 = 0,49 tấn
Ca3​(PO4​)2​ → 2H3​PO4
310                196
0,775 tấn    ←   0,49 tấn
=> mCa3(PO4)2 thực tế dùng​ = 0,775.100 / 90 = 31/36 tấn
=> mquặng​ = 31/36.100/73 = 1,18 tấn


IV. GIẢI BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA

Bài 1 (trang 53 SGK Hóa học 11): 

Viết phương trình hoá học dạng phân tử và dạng ion rút gọn của phản ứng giữa axit photphoric với lượng dư của:

a. BaO ;    b. Ca(OH)2 ;     c. K2CO3

Hướng dẫn giải:

Các chất lấy dư nên muối tạo ra là muối trung hoà:

a.     2H3PO4 + 3BaO → Ba3(PO4)2 + 3H2O

   Phương trình phân tử trùng với phương trình ion thu gọn

b.     2H3PO4 + 3Ca(OH)2 → Ca3(PO4)2 + 6H2O

   2H3PO4 + 3Ca2+ + 6OH → Ca3(PO4)2 + 6H2O

c.     2H3PO4 + 3K2CO3 → 2K3PO4 + 3H2O + 3CO2

   2H3PO4 + 3CO32- → 2PO43- + 3H2O + CO2

Bài 2 (trang 53 SGK Hóa học 11): 

   Nêu những điểm giống nhau và khác nhau về tính chất hoá học giữa axit nitric và axit photphoric. Dẫn ra những phản ứng hoá học để minh hoạ?

Hướng dẫn giải:

– Những tính chất chung: Đều có tính axit

   + Chuyển màu chất chỉ thị: Quỳ tím chuyển thành màu hồng

   + Tác dụng với bazơ, oxit bazơ không có tính khử (các nguyên tố có số oxi hoá cao nhất):

3NaOH + H3PO4 → Na3PO4 + 3H2O

Fe2O3 + 6HNO3 → 2Fe(NO3)3 + 3H2O

   + Tác dụng với một số muối của axit yếu và không có tính khử:

2HNO3 + CaCO3 → Ca(NO3)2 + H2O + CO2

2H3PO4 + 3Na2SO3 → 2Na3PO4 + 3H2O + 3SO2

– Những tính chất khác nhau:

HNO3

H3PO4

– Axit HNO3 là axit mạnh

HNO3 → H+ + NO3

 

 

– Axit HNO3 có tính oxi hoá mạnh

Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)+ NO + 2H2O

 

3FeO + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O

– Axit H3PO4 là một triaxit trung bình

H3PO4 ⇆ H+ + H2PO4

H2PO4 ⇆ H+ + HPO42-

HPO42- ⇆ H+ + PO43-

– Axit H3PO4 không có tính oxi hoá.

3Fe + 2H3PO4 → Fe3(PO4)2 + 3H2

S + H3PO4 → không phản ứng

3FeO +2H3PO4 → Fe3(PO4)2 + 3H2O

Bài 3 (trang 54 SGK Hóa học 11): 

Phương trình điện li tổng cộng của H3PO4 trong dung dịch là:

H3PO4 ⇆ 3H+ + PO43-

Khi thêm HCl vào dung dịch:

A. Cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận.

B. Cân bằng trên chuyển dịch theo chiều nghịch.

C. Cân bằng trên không bị dịch chuyển.

D. Nồng độ PO43- tăng lên.

Hướng dẫn giải:

Chọn B.

Khi thêm HCl vào làm tăng nồng độ H+ trong dung dịch. Theo nguyên lí chuyển dịch cân bằng, cân bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm nồng độ H+

⇒ Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch.

Bài 4 (trang 54 SGK Hóa học 11): 

a) Lập các phương trình hóa học sau đây:

a. H3PO4 + K2HPO4 →

      1 mol      1mol

b. H3PO4 + NaOH →

      1 mol      1mol

c. H3PO4 + Ca(OH)2 →

      2mol      1mol

d. H3PO4 + Ca(OH)2 →

      2mol      3mol

Hướng dẫn giải:

a. H3PO4 + K2HPO4 → 2KH2PO4

b. H3PO4 + Ca(OH)2 → CaHPO4 + 2H2O

c. 2H3PO4 + Ca(OH)2 → Ca(H2PO4)2 + 2H2O

d. 2H3PO4 + 3Ca(OH)2 → Ca3(PO4)2 + 6H2O

Bài 5 (trang 54 SGK Hóa học 11): 

    Để thu được muối photphat trung hoà, cần lấy bao nhiêu ml dung dịch NaOH 1,00M cho tác dụng với 50,0ml H3PO4 0,50M?

Hướng dẫn giải:

Ta có: nH3PO4 = 0,05.0,5 = 0,025(mol)

Phương trình phản ứng:

   H3PO4 + 3NaOH → Na3PO4 + 3H2O

0,025 ® 0,075 (mol)

VNaOH = 0,075/1 = 0,075 lít = 75 ml.

icon-date
Xuất bản : 24/09/2021 - Cập nhật : 27/09/2021