logo

Lượng của sự vật là gì?

Câu hỏi: Lượng của sự vật là gì? 

A. Là số lượng các sự vật.

B. Là phạm trù của số học.

C. Là phạm trù của khoa học cụ thể để đo lường sự vật .

D. Là phạm trù của triết học, chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật về mặt số lượng, qui mô…..

Lời giải:

Đáp án đúng: 

D. Là phạm trù của triết học, chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật về mặt số lượng, qui mô…..

Lượng của sự vật là phạm trù của triết học, chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật về mặt số lượng, qui mô...

Cùng Top lời giải tìm hiểu về vấn đề này nhé!

Trong lịch sử triết học đã xuất hiện nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm chất, lượng cũng như quan hệ giữa chúng. Những quan điểm đó phụ thuộc, trước hết và chủ yếu vào thế giới quan và phương pháp luận của các nhà triết học hay của các trường phái triết học. Phép biện chứng duy vật đem lại quan điểm đúng đắn về khái niệm chất, lượng và quan hệ qua lại giữa chúng, từ đó khái quát thành quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại.


1. Lượng là gì ?

Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật về mặt số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển cũng như các thuộc tính của sự vật, biểu hiện bằng con số các thuộc tính, các yếu tố cấu thành nó. Lượng là cái khách quan, vốn có của sự vật, quy định sự vật ấy là nó. Lượng của sự vật không phụ thuộc vào ý chí, ý thức của con người. Lượng của sự vật biểu thị kích thước dài hay ngắn, số lượng nhiều hay ít, quy mô lớn hay nhỏ, trình độ cao hay thấp, nhịp điệu nhanh hay chậm…

[CHUẨN NHẤT] Lượng của sự vật là gì?

- Ví dụ:

Tòa nhà có 70 tầng, cao 80m

Diện tích tòa nhà: 8000m2.

Ghi chú: Một sự vật có thể có nhiều loại lượng và nhiều loại chất (tương ứng với từng loại lượng cụ thể).


2. Đặc điểm của lượng

Lượng là cái vốn có của sự vật, song lượng chưa làm cho sự vật là nó, chưa làm cho nó khác với những cái khác. Lượng tồn tại cùng với chất của sự vật và cũng có tính khách quan như chất của sự vật.

Lượng của sự vật biểu thị kích thước dài hay ngắn, số lượng nhiều hay ít, quy mô lớn hay nhỏ, trình độ cao hay thấp, nhịp điệu nhanh hay chậm,… Trong thực tế lượng của sự vật thường được xác định bởi những đơn vị đo lường cụ thể như vận tốc của ánh sáng là 300.000 km trong một giây, một phân tử nước bao gồm hai nguyên tử hyđrô liên kết với một nguyên tử ôxy,… bên cạnh đó có những lượng chỉ có thể biểu thị dưới dạng trừu tượng và khái quát như trình độ tri thức khoa học của một người, ý thức trách nhiệm cao hay thấp của một công dân,… trong những trường hợp đó chúng ta chỉ có thể nhận thức được lượng của sự vật bằng con đường trừu tượng và khái quát hóa. Có những lượng biểu thị yếu tố quy định kết cấu bên trong của sự vật (số lượng nguyên tử hợp thành nguyên tố hóa học, số lượng lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội), có những lượng vạch ra yếu tố quy định bên ngoài của sự vật (chiều dài, chiều rộng, chiều cao của sự vật.

Ta cần lưu ý một số điểm sau liên quan phạm trù lượng:

- Lượng có thể được xác định bằng những đơn vị đo lường cụ thể và chính xác. Ví dụ: dài 3 mét, nặng 20 ki-lô-gram.

Đồng thời, có những tính quy định về lượng chỉ có thể biểu thị dưới dạng trừu tượng, khái quát. Ví dụ: anh A yêu chị B rất nhiều, trình độ dân trí cao, ý thức pháp luật thấp…

- Cũng như chất của sự vật, lượng của sự vật cũng mang tính khách quan. Trong sự tồn tại khách quan của mình, sự vật có vô vàn chất. Do đó, sự vật cũng có vô vàn lượng.


3. Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng với tư cách là phương thức vận động, phát triển của sự vật

+ Chất và lượng của sự vật là hai mặt của cùng một sự vật, chúng tồn tại trong tính quy định lẫn nhau: tương ứng với một loại lượng nhất định thì cũng có một loại chất tương ứng và ngược lại.

Ví dụ:

Tương ứng với cấu tạo H - 0 - H (cấu tạo liên kết nguyên tử hyđrô và 1 nguyên tử ôxy) thì 1 phân tử nước (H20) được hình thành với tập hợp các tính chất cơ bản, khách quan, vốn có của nó là: không màu, không mùi, không vị, có thể hòa tan muối, axít,...

+ Vì giữa chúng có mối quan hệ quy định lẫn nhau như vậy, nên những sự biến đổi về lượng sẽ tất yếu có khả năng dẫn đến thay đổi về chất và ngược lại.

Ví dụ, quy định nên trạng thái thể lỏng của nước chính là lượng nhiệt độ của nó (chứ không phải là số lượng nguyên tử Hydro và Oxy); do vậy, khi lượng nhiệt độ này biến thiên thì tất yếu có khả năng dẫn tới sự biến đổi về trạng thái của nước sang thể rắn hay lỏng.

Tuy nhiên, mối quan hệ giữa chất và lượng của sự vật có những sự tồn tại độc lập tương ứng. Vì vậy, không phải bất kỳ sự thay đổi nào về lượng cũng ngay lập tức có thể dẫn đến sự thay đổi về chất của nó. Sự thay đổi này chỉ có thể diễn ra trong thực tế với những điều kiện xác định. Thông thường, điều kiện đó là: sự thay đổi của lượng phải đạt tới giới hạn điểm nút.


4. Ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ việc nghiên cứu mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng

+ Muốn hiểu biết đầy đủ về sự vật, cần phải nghiên cứu trên cả hai phương diện chất và lượng.

Ví dụ, khi nghiên cứu về các chất trong hoá vô cơ hay hữu cơ, người ta không chỉ nghiên cứu để xác định các tính chất hoá học cơ bản vốn có của nó mà còn phải nghiên cứu giải thích tính chất đó được tạo ra bởi số lượng các nguyên tố nào với cấu tạo liên kết nào. Nhờ đó có thể tạo ra sự biến đổi của các chất đó trên cơ sở làm thay đổi lượng tương ứng.

+ Trong thực tiễn, muốn làm thay đổi chất của sự vật thì cần phải làm thay đổi được loại lượng tương ứng với chất đó đến giới hạn điểm nút. Ngược lại, nếu không muốn cho chất của sự vật thay đổi thì cần phải giới hạn sự thay đổi của lượng trong giới hạn của độ.

Ví dụ, để “tiền” có thể biến thành “tư bản” (k) thì cần phải có sự tích luỹ tiền đến một lượng nhất định và trong các điều kiện xác định về mặt chế độ kinh tế, chế độ chính trị xã hội,...

icon-date
Xuất bản : 27/12/2021 - Cập nhật : 28/12/2021