logo

Lực và phản lực không có tính chất sau

icon_facebook

Trong vật lý, Lực được định nghĩa là bất kỳ ảnh hưởng nào làm cho vật thể  bị tác động, thay đổi cấu trúc hình học hoặc làm ảnh hưởng đến chuyển động và hướng của nó, Vậy Lực và phản lực không có tính chất gì và có tính chất gì?, mời các bạn trả lời câu hỏi trắc nghiệm sau cùng Top lời giải nhé!


Câu hỏi: Lực và phản lực không có tính chất sau:

A. Luôn xuất hiện từng cặp

B. Luôn cùng loại

C. Luôn cân bằng nhau

D. Luôn cùng giá ngược chiều

Trả lời:

Đáp án đúng: C. Luôn cân bằng nhau

Lực và phản lực không có tính chất là luôn cân bằng nhau

Lực và phản lực không cân bằng nhau vì chúng đặt vào hai vật khác nhau.

⇒ Chúng không có tính chất luôn cân bằng nhau.


Giải thích của giáo viên Top lời giải lí do chọn đáp án C

Lí do loại trừ đáp án A, B, D là dựa vào định nghĩa, tính chất của lực và phản lực.

Đặc điểm của cặp "lực và phản lực" trong tương tác giữa hai vật là:

- Lực và phản lực là hai lực trực đối không cân bằng.

- Lực và phản lực luôn xuất hiện (hoặc mất đi) đồng thời.

- Lực và phản lực có cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều, gọi là hai lực trực đối.

- Lực và phản lực không phải là hai lực cân bằng vì chúng đặt vào hai vật khác nhau

=> Từ các kiến thức trên loại đáp án A, B, D

Lực và phản lực không có tính chất sau

Lí do chọn đáp án C

- Lực và phản lực không có tính chất cân bằng vì: Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau. Không có lực tác động từ vật khác và nên không có sự phản lực. 

Xem thêm:

>>> Hai lực trực đối là hai lực


Câu hỏi trắc nghiệm bổ sung kiến thức về Lực và Phản lực

Câu 1: Theo định luật I Niu-tơn thì

    A. Với mỗi lực tác dụng luôn có một phản lực trực đối với nó.

    B. Một vật sẽ giữ nguyên trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều nếu nó không chịu tác dụng của bất kì lực nào khác

    C. Một vật không thể chuyển động được nếu hợp lực tác dụng lên nó bằng 0.

    D. Mọi vật đang chuyển động đều có xu hướng dừng lại do quán tính.

Đáp án: B.

Câu 2:  Theo định luật II Niu-tơn thì lực và phản lực

    A. Là cặp lực cân bằng.

    B. Là cặp lực có cùng điểm đặt.

    C. Là cặp lực cùng phương, cùng chiều và cùng độ lớn.

    D. Là cặp lực xuất hiện và mất đi đồng thời.

Đáp án: D

Câu 3: Vật nào sau đây chuyển động theo quán tính?

    A. Vật chuyển động tròn đều.

    B. Vật chuyển động trên quỹ đạo thẳng.

    C. Vật chuyển động thẳng đều.

    D. Vật chuyển động rơi tự do.

Đáp án: C

Vật chuyển động thẳng đều tức là gia tốc a = 0, hợp lực tác dụng lên vật bằng 0. Vật chuyển động như vậy theo định luật 1 Niu-tơn thì chuyển động như vậy gọi là chuyển động theo quán tính.

Câu 4: Khi nói về một vật chịu tác dụng của lực, phát biểu nào sau đây đúng?

    A. Khi không có lực tác dụng, vật không thể chuyển động.

    B. Khi ngừng tác dụng lực lên vật, vật này sẽ dừng lại.

    C. Gia tốc của vật luôn cùng chiều với chiều của lực tác dụng.

    D. Khi có tác dụng lực lên vật, vận tốc của vật tăng.

Đáp án: C

Câu 5: Một lực có độ lớn 2 N tác dụng vào một vật có khối lượng 1 kg lúc đầu đứng yên. Quãng đường mà vật đi được trong khoảng thời gian 2s là

    A. 2 m.

    B. 0,5 m.

    C. 4 m.

    D. 1 m.

Đáp án: C

icon-date
Xuất bản : 09/05/2022 - Cập nhật : 10/05/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads