logo

Luận điểm chính của bài tinh thần yêu nước của nhân dân ta?

Đáp án chính xác và giải thích dễ hiểu cho câu hỏi: “Luận điểm chính của bài tinh thần yêu nước của nhân dân ta?” cùng với những kiến thức vận dụng để trả lời câu hỏi hay nhất là tài liệu dành cho các bạn học sinh tham khảo để học tập tốt hơn


Câu hỏi: Luận điểm chính của bài tinh thần yêu nước của nhân dân ta?

Trả lời: Luận điểm chính: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”


Kiến thức tham khảo về tác phẩm tinh thần yêu nước của nhân dân ta


1. Giới thiệu tác giả Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh (19 tháng 5 năm 1890 – 2 tháng 9 năm 1969), tên khai sinh Nguyễn Sinh Cung, là một nhà cách mạng và chính khách người Việt Nam. Ông là người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, từng là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà từ 1945–1969, Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong những năm 1945–1955, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam từ 1956–1960, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam từ năm 1951 cho đến khi qua đời.

Trong quãng thời gian sinh sống và hoạt động trước khi lên nắm quyền, Hồ Chí Minh đã đi qua nhiều quốc gia và châu lục, ông được cho là đã sử dụng 50 đến 200 bí danh khác nhau.Về mặt tư tưởng chính trị, Hồ Chí Minh là một người theo chủ nghĩa Marx – Lenin. Ông là nhà lãnh đạo phong trào độc lập Việt Minh tiến hành Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Ông cũng là người đã soạn thảo, đọc bản Tuyên ngôn độc lập thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, và trở thành Chủ tịch nước sau cuộc tổng tuyển cử năm 1946. Trong giai đoạn diễn ra chiến tranh Đông Dương và chiến tranh Việt Nam, Hồ Chí Minh là nhân vật chủ chốt trong hàng ngũ lãnh đạo của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Hồ Chí Minh giảm dần hoạt động chính trị vào năm 1965 vì lý do sức khỏe rồi qua đời vào năm 1969. Năm 1975, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chiến thắng, hai miền Việt Nam được thống nhất, dẫn đến sự ra đời của nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam vào năm 1976. Thành phố Sài Gòn được đổi tên thành Thành phố Hồ Chí Minh để tôn vinh ông cũng như sự kiện này.

Ngoài hoạt động chính trị, Hồ Chí Minh cũng là nhà văn, nhà thơ và nhà báo với nhiều tác phẩm viết bằng tiếng Việt, tiếng Hán và tiếng Pháp.

Luận điểm chính của bài tinh thần yêu nước của nhân dân ta?

* Quan điểm sáng tác:

- Người coi văn học là một vũ khí chiến đấu phục vụ cho sự nghiệp cách mạng.

- Luôn chú trọng tính chân thực và tính dân tộc.

- Luôn chú ý đến mục đích và đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm.

* Sự nghiệp sáng tác:

+ Văn chính luận: Các bài báo đăng trên báo Nhân đạo, Người cùng khổ, Tuyên ngôn độc lập, Bản án chế độ thực dân Pháp, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Lời kêu gọi chống Mĩ cứu nước

+ Truyện và kí: Truyện ngắn viết bằng tiếng pháp đăng trên các báo ở Pa-ri (Lời than vãn của bà Trưng Trắc, Vi hành, Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu), Nhật kí chìm tàu

+ Thơ ca: Nhật kí trong tù, chùm thơ sáng tác ở Việt Bắc và trong kháng chiến chống Pháp (Ca binh lính ca, Ca sợi chỉ...)


2. Tác phẩm Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

a. Xuất xứ tác phẩm

- Bài văn trích trong Báo cáo Chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội lần thứ II, tháng 2 năm 1951 của Đảng Lao động Việt Nam (tên gọi từ năm 1951 đến năm 1976 của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay)

Luận điểm chính của bài tinh thần yêu nước của nhân dân ta?

- Tên bài do người soạn sách đặt

b. Bố cục tác phẩm

Gồm 3 phần:

Phần 1. Từ đầu đến “ tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước ”: Nhận định chung về lòng yêu nước

Phần 2. Tiếp theo đến “ một dân tộc anh hùng ”. Chứng minh tinh thần yêu nước trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc.

Phần 3. Còn lại. Phát huy tinh thần yêu nước trong mọi công việc kháng chiến.

c. Tóm tắt tác phẩm

Văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” được trích từ văn kiện, báo cáo chính trị do chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày tại Đại hội lần II của Đảng Lao Động Việt Nam (nay là Đảng Cộng Sản Việt Nam) tại Việt Bắc 1951. Lòng yêu nước là tình yêu đối với quê hương, đất nước, là hành động, là không ngừng nỗ lực để xây dựng và phát triển đất nước.

Thời kì chiến tranh biểu hiện của lòng yêu nước là đứng lên, cầm súng ra chiến trường để chiến đấu chống lại kẻ thù. Không ngại khó khăn, gian khổ mà xông lên giành độc lập cho dân tộc. Ở hậu phương thì không ngừng tăng gia sản xuất, chắt chiu lương thực, thực phẩm để chi viện cho chiến trường. Lòng yêu nước ở giai đoạn này là một tình cảm quyết liệt mà mạnh mẽ.

Thời kỳ hòa bình lòng yêu nước thể hiện ở nhưng hoạt động nhằm hướng tới con đường Xã hội chủ nghĩa . Với mong muốn mang lại cuộc sống no đủ, đầm ấm cho nhân dân và sự phát triển bền vững. Thể hiện trong công việc và trong cuộc sống. Là không ngừng nỗ lực để góp phần đưa đất nước sánh vai với các cường quốc trên thế giới.

Ngoài ra, lòng yêu nước còn thể hiện qua những tình cảm giản dị, gần gũi: tình yêu gia đình, tình yêu thiên nhiên, tình yêu thương giữa con người với con người…

d. Giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm

- Giá trị nội dung: Văn bản ca ngợi và tự hào về tinh thần yêu nước. Từ đó kêu gọi mọi người cùng phát huy truyền thống yêu nước quý báu của dân tộc

- Giá trị nghệ thuật:

Xây dựng luận điểm ngắn gọn, xúc tích; lập luận chặt chẽ; dẫn chứng toàn diện, chọn lọc tiêu biểu theo các phương diện: lứa tuổi, tầng lớp, vùng miền,...

Sử dụng từ ngữ gợi hình ảnh: làn sóng, lướt qua,... và câu văn nghị luận hiệu quả

Sử dụng phép so sánh, liệt kê nêu tên các anh hùng dân tộc trong lịch sử chống giặc ngoại xâm, nêu các biểu hiện của lòng yêu nước.

 

icon-date
Xuất bản : 04/05/2022 - Cập nhật : 28/11/2022