logo

Biện pháp tu từ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước

“Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” là đoạn trích trích trong văn kiện “Báo cáo chính trị” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, được trình bày tại Đại hội lần thứ II của Đảng Lao động Việt Nam tháng 2 năm 1951. Khẳng định yêu nước là truyền thống quý báu của dân tộc. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta vô cùng mạnh mẽ, được thể hiện rõ ràng, sâu sắc nhất trong các cuộc chiến đấu chống xâm lăng. Hãy cùng Top lời giải tìm hiểu những biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích dưới đây nhé!


Biện pháp tu từ trong đoạn trích:

"Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyên thống quý báu của dân tộc ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ Quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước"

Trả lời:

- Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh. 

Ở câu thơ thứ ba, tác giả đã khéo léo miêu tả trên ngòi bút nghệ thuật, Bác đã so sánh "tinh thần yêu nước kết thành (như) một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, vì thế nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn; nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước". So sánh tinh thần yêu nước với làn sóng mạnh mẽ và to lớn là cách so sánh cụ thể, độc đáo. 

- Tác dụng: Lối so sánh như vậy làm nổi bật sức mạnh cuồn cuộn, vô song của tinh thần yêu nước, chúng có thể vượt qua tất cả kể cả những lúc khó khăn nhất. Người đã sử dụng thành công phép so sánh ấy, cho chúng ta hiểu ý chí, sức mạnh phi thường của tinh thần đấu tranh chống kháng chiến của dân tộc, quả thật là vị lãnh tụ Hồ Chí Minh người con trai dũng cảm từ khi mới sinh ra của xứ Nghệ. 

[CHUẨN NHẤT] Biện pháp tu từ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước

Đọc hiểu Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Đề số 1

“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước…”.

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Câu 1: Phương thức biểu đạt của đoạn văn trên là gì ?

Câu 2: Xác định câu chủ đề của đoạn văn và cho biết văn bản trên bàn luận về vấn đề gì ?

Câu 3: Sự xuất hiện của ba cụm từ “kết thành, lướt qua, nhấn chìm” trong một câu văn thuộc cụm từ loại nào. Việc sử dụng ba cụm từ đó trong một câu nhằm thể hiện mục đích gì?

Câu 4: Từ nội dung của văn bản trên, bằng suy nghĩ của mình em hãy viết một đoạn văn ngắn từ 6-8 câu nói về lòng yêu nước trong thời hiện đại.

Đáp án chi tiết:

Câu 1: 

Phương thức biểu đạt: nghị luận 

Câu 2:

Câu chủ đề: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.

=> Bàn luận về vấn đề truyền thống yêu nước của nhân dân ta.

Câu 3: 

- Sự xuất hiện của ba cụm từ “kết thành, lướt qua, nhấn chìm” trong một câu văn thuộc từ loại: tính từ.

=> Việc sử dụng ba cụm từ đó trong một câu nhằm thể hiện sức mạnh, ý nghĩa giá trị to lớn, phi thường, tầm vóc, hiển hách của lòng yêu nước nhân dân ta.

Câu 4:

Bạn định nghĩa về lòng yêu nước như thế nào? Còn tôi, tình yêu nước được coi là tình cảm vô cùng đáng trân trọng, thiêng liêng của mỗi con người VN. Tình cảm ấy là những suy nghĩ,việc làm thiết thực của mỗi người với mục đích nhằm đưa đất nước lên một tầm cao mới. Thời nay tình cảm thiêng liêng ấy vẫn luôn được giữ gìn và phát huy như một truyền thống quý báu. Và những việc làm, hành động,…của người dân để thể hiện nó cũng đã nhiều và đa dạng hơn. Ví dụ như ta có thể thấy được ở thế hệ trẻ ngày nay với tinh thần mạnh mẽ, ý chí, nghị lực học tập, du học với mục đích làm giàu đất nước. Các thanh niên trai tráng đủ tuổi đều đăng kí đi bộ đội, sẵn sàng bảo vệ hòa bình cho Tổ Quốc thân yêu! Tất cả người dân đều nghiêm túc thực hiện đúng các nội quy như kế hoạch hóa gia đình, gia đình văn hóa,…để đất nước thêm văn minh. Như vậy ta có thể thấy rõ được dòng máu lòng yêu nước nồng nàn, mạnh mẽ luôn chảy trong tim mọi người dân ở mọi thế hệ.


Đọc hiểu Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Đề số 2

Đọc đoạn văn sau đây và trả lời các câu hỏi:

"Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi. Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. (Hồ Chí Minh)

Câu 1: Anh/ chị hãy đặt tên cho đoạn trích.

Câu 2: Chỉ ra phép liên kết chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn.

Câu 3: Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để thể hiện lòng yêu nước trong câu "Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước"? Với hai cụm động từ lướt qua... và nhấn chìm..., tác giả đã khẳng định điều gì ở lòng yêu nước? Sự khẳng định đó đã được chứng minh như thế nào trong lịch sử giữ nước oanh liệt của dân tộc?

Câu 4: Viết một bài luận khoảng 200 từ trình bày suy nghĩ của anh/ chị về lòng yêu nước của con người Việt Nam thời hiện đại?

Đáp án chi tiết:

Câu 1: Anh/ chị hãy đặt tên cho đoạn trích.

"Lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân ta"

Câu 2: 

Phép liên kết chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn là phép thế với các đại từ "đó, ấy, nó".

Câu 3:

- Tác giả đã sử dụng nghệ thuật ẩn dụ khi ngầm so sánh sức mạnh của lòng yêu nước với " một làn sóng..."; sử dụng phép điệp trong cấu trúc " Nó kết thành... nó lướt qua... nó nhấn chìm...", trong điệp từ " nó"; phép liệt kê trong cả ba vế câu...

- Với hai cụm động từ lướt qua... và nhấn chìm..., tác giả đã khẳng định sức mạnh vô địch của lòng yêu nước giúp nhân dân ta có thể vượt qua mọi khó khăn để chiến thắng mọi kẻ thù đe dọa chủ quyền thiêng liêng của dân tộc.

- Có thể chứng minh bằng những trang sử hào hùng của dân tộc, từ những cuộc chiến chống Tống, Nguyên, Minh, Thanh... tới hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ..., khi chúng ta là một nước nhỏ nhưng chưa hề khuất phục trước bất cứ kẻ thù xâm lược nào.

Câu 4:

Bài luận có thể tham khảo một số ý sau đây:

- Giải thích khái niệm: Lòng yêu nước là sự biểu hiện mối quan hệ tình cảm tích cực của mỗi công dân với đất nước.

- Biểu hiện: Lòng yêu nước là tình cảm mang tính truyền thống của người VN. Khi đất nước có chiến tranh, lòng yêu nước thể hiện ở lòng căm thù giặc, ý chí bất khuất kiên cường chống giặc ngoại xâm, ý thức về chủ quyền dân tộc…; khi đất nước hòa bình, lòng yêu nước thể hiện ở tình yêu thiên nhiên, con người, lòng tự hào dân tộc......

- Trong thời hiện đại, là thời kì của kinh tế thị trường, hội nhập…, con người Việt Nam vừa tiếp nối truyền thống cha ông, thể hiện lòng yêu nước trong ý thức bảo vệ, giữ gìn chủ quyền thiêng liêng của dân tộc; vừa có ý thức bảo vệ truyền thống văn hóa, những giá trị tinh thần của dân tộc như phong tục, tập quán, những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể; thể hiện ý thức tự tôn dân tộc bằng những hành động cụ thể, thiết thực; xây dựng đất nước giàu mạnh để có thể tự hào sánh vai các cường quốc trên thế giới; bảo vệ danh dự con người Việt Nam trước cộng đồng quốc tế...

- Bàn luận vấn đề:

* Yêu nước nhưng không cố chấp, bảo thủ ( ta về ta tắm ao ta…)

* Có lòng tự hào, ý thức tự tôn dân tộc nhưng không bằng lòng với những gì đang có.

* Yêu nước nhưng không che giấu, chấp nhận những thói hư tật xấu của người Việt, phải đấu tranh để đất nước ngày càng tốt đẹp hơn.

- Liên hệ bản thân: Học để góp phần xây dựng đất nước ngày mai; giữ gìn bản sắc dân tộc trong mọi lĩnh vực, mọi mối quan hệ...

icon-date
Xuất bản : 25/05/2022 - Cập nhật : 30/11/2022