logo

Lời văn ở đoạn (1) trong bài Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây này gần với truyện hay vở kịch?

Câu hỏi: Lời văn ở đoạn (1) trong bài Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây này gần với truyện hay vở kịch?

Lời giải

Đây là cuộc nói chuyện giữa Đăm Săn với Mtao Mxay, nên lời văn ở đây gần với vở kịch.

Lời văn ở đoạn (1) trong bài Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây này gần với truyện hay vở kịch?

>>>Xem trọn bộ: Bài Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây SGK 10 trang 39, 40, 41, 42 - Văn Chân trời sáng tạo

Đôi nét về truyện và kịch 

- Truyện là gì?

Truyện: Phần lớn các tác phẩm truyện đều sử dụng nhiều trí tưởng tượng, óc sáng tạo của tác giả trên cơ sở quan sát, tìm hiểu cuộc sống và thiên nhiên (nội dung trong truyện không hoàn toàn giống hệt như trong thực tế); có nhân vật, cốt truyện và lời kể.

Cốt truyện có thể được chia thành 5 phần chính:

Phần trình bày: Đây là nơi nhân vật chính (hoặc thế giới của nhân vật chính) được giới thiệu với người đọc. Nó thiết lập những gì sẽ xảy ra trong phần còn lại của cuốn sách và giải thích nó sẽ xảy ra như thế nào.

Phần thắt nút: Phần thắt nút là phần trung tâm của câu chuyện, và nó nói về hành trình tìm kiếm ý nghĩa của nhân vật chính.

Phần phát triển: là phần câu chuyện diễn ra trước cao trào. Trong phần này, nhân vật chính có một vấn đề hoặc cần giải quyết một bí ẩn và có một số gợi ý được đưa ra cho họ. Đây có thể nói là đỉnh điểm của những xung đột trong tác phẩm phát triển một cách cao nhất. Và đây cũng là phần căng thẳng nhất trong truyện.

Phần kết thúc: Nhằm giải quyết cụ thể quá trình phát triển và kết thúc mâu thuẫn như thế nào

- Kịch 

Kịch là một môn nghệ thuật sân khấu, một trong ba phương thức phản ánh hiện thực của văn học. Thuật ngữ này bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là "hành động", kịch tính (tiếng Hy Lạp cổ điển: δρᾶμα, drama), được bắt nguồn từ "I do" (Tiếng Hy Lạp cổ: δράω, drao). Là sự kết hợp giữa 2 yếu tố bi và hài kịch.

Phân biệt kịch bản văn học và nghệ thuật sân khấu (kịch):

+ Kịch bản văn học là tác phẩm văn học, có đầy đủ đặc điểm của nghệ thuật ngôn từ. Còn sân khấu thuộc nghệ thuật biểu diễn.
+ Kịch bản văn học viết ra là để biểu diễn nên cũng đậm chất sân khấu. Vì thế khi xem xét kịch bản văn học một mặt phải xem nó như 1 tác phẩm nghệ thuật, mặt khác không thể tách rời nó khỏi nghệ thuật sân khấu mới thấy hết được những đặc trưng của nó.

icon-date
Xuất bản : 27/08/2022 - Cập nhật : 29/11/2022