logo

"Lo bò trắng răng" là gì?

Câu trả lời chính xác nhất: Theo cách lý giải phổ biến, thành ngữ "Lo bò trắng răng" được ra đời trên cơ sở của một thực tế rõ ràng là răng của bò bao giờ cũng trắng. Cho nên "Lo bò trắng răng" là điều không đáng, không cần phải lo, vì “bò trắng răng” là một sự thật quá hiển nhiên. Từ câu thành ngữ "Lo bò trắng răng", người Việt xưa còn nghĩ là câu ca dao mang tính hài hước: “Lo gì mà lo bò trắng răng / Mua ba đồng thuốc nhuộm răng cho bò”. Ngoài cách lý giải trên, còn một cách lý giải khác về câu "Lo bò trắng răng". Theo đó, trắng ở đây có nghĩa là không (như “mất trắng”), và "Lo bò trắng răng" nghĩa là lo bò không có răng. Cách hiểu lý giải này cũng có một sự hợp lý nhất định, vì trên thực tế các loài trâu bò không có răng cửa hàm trên, mà chỉ có 8 răng cửa hàm dưới. Nhưng dù hiểu theo cách nào thì hàm ý của câu thành ngữ "Lo bò trắng răng" cũng không đổi, vì cùng đề cập đến sự thật hiển nhiên về con bò mà thôi.

Để hiểu rõ hơn về câu "Lo bò trắng răng", mời các bạn cùng Toploigiai đến với phần nội dung dưới đây.


1. Thành ngữ - Tục ngữ

Thành ngữ là một tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa thường không thể giải thích đơn giản bằng nghĩa của các từ cấu tạo nên nó. Thành ngữ được sử dụng rộng rãi trong lời ăn tiếng nói cũng như sáng tác thơ ca văn học tiếng Việt. Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao.

Việc nói thành ngữ là một tập hợp từ cố định có nghĩa là thành ngữ không tạo thành câu hoàn chỉnh về mặt ngữ pháp, cũng không thể thay thế và sửa đổi về mặt ngôn từ. Thành ngữ thường bị nhầm lẫn với tục ngữ và quán ngữ.

Trong khi tục ngữ là một câu nói hoàn chỉnh, diễn đạt trọn vẹn một ý nhằm nhận xét quan hệ xã hội, truyền đạt kinh nghiệm sống, hay phê phán sự việc, hiện tượng. Một câu tục ngữ có thể được coi là một tác phẩm văn học khá hoàn chỉnh vì nó mang trong mình cả ba chức năng cơ bản của văn học là chức năng nhận thức, và chức năng thẩm mỹ, cũng như chức năng giáo dục. Còn quán ngữ là tổ hợp từ cố định đã dùng lâu thành quen, nghĩa có thể suy ra từ nghĩa của các yếu tố hợp thành.

>>> Tham khảo: Thành ngữ về lịch sử đất nước

Lo bò trắng răng là gì

2. "Lo bò trắng răng" là gì?

Theo cách lý giải phổ biến, thành ngữ “lo bò trắng răng” được ra đời trên cơ sở của một thực tế rõ ràng là răng của bò bao giờ cũng trắng. Cho nên “lo bò trắng răng” là điều không đáng, không cần phải lo, vì “bò trắng răng” là một sự thật quá hiển nhiên. Từ câu thành ngữ “lo bò trắng răng”, người Việt xưa còn nghĩ là câu ca dao mang tính hài hước: “Lo gì mà lo bò trắng răng / Mua ba đồng thuốc nhuộm răng cho bò”. Ngoài cách lý giải trên, còn một cách lý giải khác về câu “lo bò trắng răng”. Theo đó, trắng ở đây có nghĩa là không (như “mất trắng”), và “lo bò trắng răng” nghĩa là lo bò không có răng. Cách hiểu lý giải này cũng có một sự hợp lý nhất định, vì trên thực tế các loài trâu bò không có răng cửa hàm trên, mà chỉ có 8 răng cửa hàm dưới. Nhưng dù hiểu theo cách nào thì hàm ý của câu thành ngữ “lo bò trắng răng” cũng không đổi, vì cùng đề cập đến sự thật hiển nhiên về con bò mà thôi.

Lo bò trắng răng là gì

3. Câu chuyện về thành ngữ "Lo bò trắng răng"

Có một người ở nước Kỷ, lúc nào cũng lo trời sẽ sập, đất lở. Một ngày nọ, anh ta đang đi trên cánh đồng, nghĩ rằng nếu trời sập vào lúc này thì sẽ không có nơi để trốn, chắc chắn sẽ bị đè bẹp mất. Sau đó, anh ta trốn trong nhà và nghĩ nếu như trời sập thì chẳng phải nhà cũng sẽ bị sập sao? Thế là trong lúc chạy đi, anh ta nhìn thấy một cái hang bèn vội vàng nấp trong đó. Lúc này anh ta mới thở phào nhẹ nhõm và bắt đầu quan sát xung quanh. Thế nhưng vẫn chứng nào tật nấy, anh ta lo trời sập thì cửa hang sẽ bị bịt lại. Anh ta hoảng hốt vội chạy ra ngoài.

Đi chưa được bao xa, đến mảnh đất trũng, anh ta bỗng kêu cứu. Càng kêu càng thấy đất lún. Anh ta liên tục bám vào chỗ cao, cuối cùng cũng lên được mặt đất phẳng. Khi nghĩ lại cảnh vừa rồi, anh ta lại rùng mình.

Về đến nhà, anh ta nhìn ngôi nhà rách nát của mình, nhíu mày nghĩ: “Nếu cứ ở trong căn nhà thế này, đất lở thì phải làm sao? Hay là dựng nhà bè, để khi đất lở còn có thể trôi trên mặt nước.” Nhưng rồi anh ta lại nghĩ lỡ đâu nhà bè bị ngập thì làm thế nào. Nghĩ đến điều đó, anh ta bắt đầu thấy bất an.

Có người thấy anh ta luôn trong trạng thái bất an như vậy thì lo lắng, tìm cách giảng giải: “Trời thực chất cũng chỉ là khí tích tụ lại mà thôi, không có chỗ nào là không có khí cả. Ngày nào anh cũng hoạt động ở ngoài trời thì sao lại lo trời sẽ sập chứ?” Anh ta hỏi: “Nếu trời do khí tích tụ lại thì mặt trời, trăng và sao chẳng phải đều sẽ rơi xuống sao?” Người kia trả lời: “Mặt trời, trăng và sao đều do khí tích tụ tạo thành, chỉ khác ở chỗ chúng có thể phát sáng mà thôi. Kể cả có rơi xuống cũng không làm thương người được.

Anh ta lại hỏi: “Mặt đất lở thì phải làm thế nào?” Người kia nói: “Mặt đất cũng chỉ do từng khối đất tạo thành mà thôi. Ở đâu chẳng có, không có nơi nào là không có đất cả. Ngày nào anh chả đi trên mặt đất, thế sao còn phải lo đất sẽ lở?” Người nước Kỷ nghe xong mới thở phào nhẹ nhõm.

>>> Tham khảo: Giải nghĩa thành ngữ “Buôn thúng bán mẹt”

-------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn tìm hiểu về "Lo bò trắng răng" là gì? Chúng tôi hi vọng bài viết này hữu ích với các bạn, chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 12/10/2022 - Cập nhật : 12/10/2022