logo

Liệt kê ít nhất 10 từ có các yếu tố Hán Việt đã được học trong bài và giải thích ý nghĩa của chúng

Từ Hán Việt là các từ ngữ trong tiếng Việt đi vay mượn, có nghĩa gốc từ tiếng Hán nhưng được ghi bằng chữ cái Latinh. Bài Liệt kê ít nhất 10 từ có các yếu tố Hán Việt đã được học trong bài và giải thích ý nghĩa của chúng dưới đấy sẽ giúp bạn hiểu hơn về loại từ này.


1. Liệt kê ít nhất 10 từ có các yếu tố Hán Việt đã được học trong bài và giải thích ý nghĩa của chúng

- Dân gian: là ở trong dân.

- Trí tuệ: Là sự hiểu biết và những kiến thức mình thu nạp được.

- Sứ giả: Người đại diện cho nhân dân.

- Bình dân: Là những thứ bình thường.

- Bất công: Là những điều không công bằng trong cuộc sống.

- Hoàn mĩ: Sự hoàn hảo.

- Triết lí: Chỉ những đọa lý ở đời.

- Nhi đồng: Chỉ trẻ em

- Hạnh phúc: Trạng thái thể hiện cảm xúc vui vẻ, thoải mái nhất của con người.

- Thi sĩ: Chỉ người làm thơ hay nhà thơ

- Quốc gia: Ý chỉ một đất nước.

- Nguy kịch: Sự nguy hiểm đe dọa đến tính mạng con người

- Nhân loại: Chỉ con người.

- Phóng đại: Làm cho mọi thứ to lên, phức tạp hơn. 

- Vô lí: Chỉ những điều không đúng, không hợp lý.

- Ngoại bang: Chỉ những thứ thuộc về nước ngoài.

- Họa sĩ: Người làm nghề vẽ tranh.

- Bất hạnh: Những điều không may mắn ta gặp trong cuộc sống.

- Sinh thành: Là công ơn đã sinh ra và dưỡng dục. 

- Thái bình: Chỉ đời sống đất nước yên ổn, không có loạn lạc, chiến tranh. 

- Giang san: Chỉ một đất nước, quốc gia.


2. Đặc điểm từ Hán Việt

Liệt kê ít nhất 10 từ có các yếu tố Hán Việt đã được học trong bài và giải thích ý nghĩa của chúng

- Mang sắc thái nghĩa: từ Hán Việt có sắc thái ý nghĩa trừu tượng, khái quát sự vật sự việc một cách tổng quát. 

Ví dụ: thảo mộc = cây cỏ, lâm = rừng,…

- Mang sắc thái biểu cảm: từ Hán Việt thể hiện được nhiều cảm xúc, có thể giảm hoặc tăng sắc thái biểu cảm, thể hiện sự trang trọng, lịch sự và có thể dùng để nói giảm nói tránh. 

Ví dụ: phu nhân = vợ, quốc vương = vua, chết = băng hà, từ trần = qua đời,…

- Mang sắc thái phong cách: từ Hán Việt có sắc thái trang trọng hơn. Còn từ tiếng Việt có sắc thái đơn giản và đời thường hơn.

Ví dụ: bằng hữu = bạn bè, tỷ muội = chị em, vô sinh = không sinh nở được,…


3. Vai trò của từ Hán Việt

- Giúp cho tiếng Việt trở nên phong phú và nhiều màu sắc hơn.

- Giúp cho tiếng Việt bổ sung được những từ chưa được từ ngữ thích hợp để miêu tả.


4. Phân loại từ Hán Việt

Từ Hán Việt gồm có ba loại:

- Từ Hán Việt cổ: Là các từ tiếng Hán được sử dụng trong tiếng Việt vào trước thời Nhà Đường.

- Từ Hán Việt: Gồm các từ tiếng Hán được sử dụng nhiều trong tiếng Việt trong giai đoạn từ thời nhà Đường đến khi đất nước Việt Nam bước vào thời gian đầu của thế kỷ 10.

- Từ Hán Việt được Việt hoá

icon-date
Xuất bản : 17/11/2022 - Cập nhật : 23/02/2024