logo

Liên hệ mở rộng bài "Vợ chồng A Phủ"

Vợ chồng A Phủ là tác phẩm văn học vô cùng nổi tiếng trong số các sáng tác của Tô Hoài. Tác phẩm mang giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc, từ đó nêu lên được nhiều vấn đề nhức nhối của xã hội, hướng con người đến hạnh phúc. Hôm nay, hãy cùng nhau tìm hiểu bài viết Liên hệ mở rộng Vợ chồng A Phủ để tìm kiếm sự đồng điệu giữa nó và các tác phẩm lớn khác nhé…


1. Dẫn chứng liên hệ mở mộng trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ

1. “Qua truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”. Tô Hoài đã dựng lên một bức tranh hiện thực về đời sống của đồng bào dân tộc miền núi Tây Bắc. Đồng thời nhà văn chỉ ra con đường giải phóng cho người lao động có cuộc đời tăm tối và số phận bi thảm”.


2. “Truyện Vợ chồng A Phủ cũng như tập Truyện Tây Bắc nói chung bộc lộ rõ nét phong cách của Tô Hoài: màu sắc dân tộc đậm đà; chất thơ, chất trữ tình đằm thắm, lời văn giàu tính tạo hình. Đọc xong truyện ngắn search  Vợ chồng A Phủ  của Tô Hoài. Gấp trang sách lại rồi mà chúng ta vẫn không quên được gương mặt “buồn rười rượi” của Mị. Đó là gương mặt mang nỗi đau của một kiếp người không bằng ngựa trâu. Đó là gương mặt tưởng như cam chịu, mất hết sức sống. Không, đằng sau gương mặt ấy, vẫn ẩn chứa một sức sống tiềm tàng không dễ gì dập tắt. Tô Hoài nói với Phan Thị Thanh Nhàn:“Muốn viết văn, điều quan trọng nhất là chi tiết. Mà chi tiết thì không thể phịa ra được. Phải chịu khó quan sát, ghi chép, đọc và tiếp xúc càng nhiều càng tốt”.- (Lê Tiến Dũng, In trong “Những vấn đề ngữ văn“).


3. “…Nhưng điều kì diệu là dẫu trong cùng cực đến thế mọi thế lực của tội ác cũng không giết được sức sống con người. Lay lắt, đói khổ, nhục nhã, Mị vẫn sống, âm thầm, tiềm tàng mãnh liệt”


4. Nói về Mị, nhà văn Tô Hoài tâm huyết rằng: “Số phận của cô là sự hồi sinh mãnh liệt của con người cô. Sự hồi sinh của một con người là vô cùng quý giá.”


5. “Thật khó để tìm được một nhà văn thứ hai vừa có thể miêu tả chân thật, tinh tế những cung bậc cảm xúc của cô Mị yêu sống nhưng bị giam cầm trong cảnh tù túng của “Vợ chồng A Phủ” (Phan Anh Dũng)


6. “Qua truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”. Tô Hoài đã dựng lên một bức tranh hiện thực về đời sống của đồng bào dân tộc miền núi Tây Bắc. Đồng thời nhà văn chỉ ra con đường giải phóng cho người lao động có cuộc đời tăm tối và số phận bi thảm”.

7. Truyện Vợ chồng A Phủ cũng như tập Truyện Tây Bắc nói chung bộc lộ rõ nét phong cách của Tô Hoài: màu sắc dân tộc đậm đà; chất thơ, chất trữ tình đằm thắm, lời văn giàu tính tạo hình.


2. Tác phẩm vợ chồng A Phủ có thể liên hệ với tác phẩm nào.

- Nhân vật Mị
a. Sự hồi sinh mãnh liệt trong tâm hồn Mị và sự trỗi dậy của khát vọng tự do, hạnh phúc
- Liên hệ: 
+ Khát vọng được làm người lương thiện của Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao
=> họ đều là những người bị vùi dập, bị chà đạp đến tận cùng, dường như đã chai lì cảm xúc đối với những điều bất hạnh trên đời nhưng bằng sự ấm áp của tình yêu, sự ấm áp của vẻ đẹp cuộc sống đã khiến con tim được mở khóa, tâm hồn khô héo lần nữa sống lại và bắt đầu khát khao về hạnh phúc, họ khát khao mãnh liệt về một cuộc sống tốt hơn.
b. Hình ảnh cô Mị chính là nạn nhân của những hủ tục và chế độ thống trị miền núi tàn ác
- Liên hệ:
 + Người đàn bà hàng chài trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu. Đây cũng là hình ảnh người phụ nữ có số phận hẩm hiu, khổ cực bởi sự trái ngang, áp lực của xã hội
=> Với ngoại hình, tính cách và tài lẻ của cô Mị, lẽ ra cô phải có một cuộc đời hạnh phúc, vui tươi nhưng vì món nợ truyền kiếp, cuộc đời cô đã lâm vào bi thảm. Cũng như người đàn bà hàng chài, cô từng có một người chồng hiền lành, tốt bụng nhưng bởi áp lực cuộc sống đã khiến ông ta thành một kẻ vũ phu, từ đó cuộc đời người đàn bà chính thức rơi vào bể khổ. 


+ Nhân vật thị trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân, cô ả chính là nạn nhân của nạn đói lịch sử năm 1945
=> Nạn đói đã tước đi hết của thị tất cả, từ gia đình, tên tuổi, quê quán; dần dần nó cũng khiến cho thị có sự thay đổi tiêu cực về ngoại hình và tính cách. 


Trên đây là đều là hình ảnh những người phụ nữ bị đẩy vào nghịch cảnh, đều trở thành nạn nhân của một vấn đề xã hội nhức nhối nào đó. Chung quy họ đều là những nhân vật có cuộc sống bất hạnh và khổ đau...


c. Hình ảnh Mị cùng A phủ vùng chạy trong đêm tối
=> giàu giá trị nhân đạo, mở ra đường sống, giúp cả hai nhân vật cùng tìm thấy ánh sáng cứu vớt cuộc đời tăm tối của họ
- Liên hệ:
+ Hình ảnh “Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới” trong tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân 
=> đều hướng những người cùng đường tuyệt lộ đến ánh sáng của cách mạng, ánh sáng của niềm tin tự do và hạnh phúc, tạo nên một kết thúc có hậu cho tác phẩm.


3. Liên hệ tác phẩm Vợ chồng A Phủ với tác phẩm Vợ Nhặt.

Đọc cả hai tác phẩm, người đọc luôn đau đáu, cảm thông và xót xa cho những số phận bị vùi dập, những nạn nhân thấp cổ bé họng. Ta thương cho người mẹ già nhân hậu, thương cho chàng trai luôn yêu thương gia đình, ta xót xa cho người đàn bà không tên không tuổi, người ta còn cảm thán cho số phận bi đát của cô Mị trên vùng núi cao. Từ đó, nhận thấy được sự tương quan giữa hai tác phẩm ấy. 
Ở hai tác phẩm, tác giả đều thể hiện rõ và sâu sắc giá trị nhân đạo và tình cảm của mình dành cho những người lao động nghèo, Tô Hoài và Kim Lân cùng gieo vào lòng họ những ước mơ và khát vọng, khát vọng hạnh phúc, khát vọng được yêu thương và khát vọng về ngày mai tươi sáng. Trong “ Vợ chồng A Phủ”, có chi tiết Mị lấy ống mỡ, sắn một miếng rồi bỏ vào đĩa đèn cho sáng, thật lạ thay, cô Mị thường ngày cứ lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa, cô Mị sống cũng như chết kia hôm nay đã tự tay tìm ánh sáng cho mình. Đó chính là biểu hiện của sự hồi sinh về mặt tâm hồn của Mị, Mị tự tay thắp sáng cuộc đời mình. Căn buồng mà ngày ngày như cái nhà tù giam cầm cả thể xác và tinh thần Mị, hôm nay lại được chính tay cô thắp sáng, rõ ràng tâm trí cô đã bước ra khỏi đó, cô đã bắt đầu hướng về phía ánh sáng, hướng về ngày mai tươi đẹp. Hôm nay cô thắp sáng căn buồng, ngày mai cô sẽ thắp sáng lại cuộc đời chính cô. Từ những diễn biến và hình ảnh, dường như làm ta nhớ đến anh Tràng, anh Tràng năng nổ, săm săm chạy tới, muốn làm gì đó cho gia đình nhỏ. Đó cũng là sự nhen nhóm của ý thức, anh ý thức được mình sẽ làm gì, anh bắt đầu có khát vọng, có ước mơ cho chính mình và hành động vì nó. Khi ấy, mặc dù sống giữa bờ vực của cái đói, cái chết nhưng ý thức trách nhiệm với gia đình cùng sự lạc quan đã đưa tâm hồn anh ra khỏi thực tại đói khát. Qua đó, ta thấy rằng ở cả hai nhân vật đều có sự nhen nhóm của khát vọng hạnh phúc, khát vọng về tương lai tươi sáng hơn. 
Bằng nghệ thuật xây dựng tâm lý nhân vật bậc thầy của cả hai tác giả cùng giá trị nhân đạo sâu sắc được gửi gắm vào tác phẩm, ta thấy rằng cả hai đều có sự đồng điệu với nhau chính là hướng con người đến ánh sáng của ngày mai tươi sáng, sống một cuộc đời tốt đẹp hơn.

 

Liên hệ mở rộng bài vợ chồng a phủ

---------------------------------

Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các bạn những mẫu Liên hệ mở rộng bài "Vợ chồng A Phủ". Hi vọng những kiến thức chúng tôi cung cấp sẽ giúp các bạn học tập tốt hơn. Mời các bạn đến với câu hỏi tiếp theo.

icon-date
Xuất bản : 16/10/2022 - Cập nhật : 27/09/2023