logo

Liên hệ mở rộng bài Chí Phèo

Nam Cao sinh ra trong một gia đình trung lưu ở thôn Đại Hoàng, phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Ông cầm bút từ sớm và ghi dấu ấn đặc biệt trong mảng đề tài về người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng tám. Thành công đặc biệt trong tác phẩm “Chí Phèo”. Dưới đây là liên hệ mở rộng bài Chí Phèo của Nam Cao với tác phẩm cũng viết về đề tài nông dân Việt Nam trước cách mạng là Vợ nhặt của Kim Lân để thấy rõ điểm giống và khác nhau trong cách khai thác của mỗi tác giả.

* Gợi ý


Những tác phẩm có thể liên hệ với bài Chí Phèo

1. Cùng viết về tình cảnh khốn khổ của người nông dân trước cách mạng tháng tám, có thể khai thác hình ảnh Chí Phèo với hình ảnh người Vợ nhặt trong tác phẩm của Kim Lân. Để từ đó thấy được số phận bất hạnh của người lao động trước khi có cách mạng tháng tám nổ ra. Những hạn chế trong cách giải quyết số phận của con người trên trang văn của Nam Cao.

2. Liên hệ với các tác phẩm của chính nhà văn Nam Cao như Lão Hạc. Cùng viết về số phận của người nông dân trước cách mạng tháng 8, nếu Chí Phèo tiêu biểu cho những người nông dân bị tha hoá, bần cùng hoá đến mất hết hình người, tính người thì Lão Hạc lại tượng trưng cho con người dù có gặp hoàn cảnh bi đát, bị đẩy vào bước đường cùng vẫn giữ được phẩm chất của con người.

3. Liên hệ với hình ảnh người Vợ nhặt trong tác phẩm của nhà văn Kim Lân để thấy được vẻ đẹp nhân đạo trong tác phẩm của hai tác giả hiện thực.


Dàn ý liên hệ mở rộng bài Chí Phèo

1. Mở bài

- Giới thiệu truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao, những đóng góp về đề tài, ý nghĩa của tác phẩm.

- Liên hệ với tác phẩm cùng thời là “Vợ nhặt” của Kim Lân để thấy rõ điểm giống và khác nhau của hai tác phẩm: Giống nhau là đều viết về số phận bi thảm của người dân nông dân trước cách mạng tháng 8; khác nhau ở kết thúc truyện, khai thác số phận của của từng nhân vật.

2. Thân bài

- Liên hệ sự giống nhau

+ Thời điểm sáng tác của hai tác phẩm: viết trước cách mạng tháng 8, thời kỳ đen tối của lịch sử dân tộc, nhân dân còn đói khổ, đất nước còn lầm than,

+ Đề tài: số phận bi thảm của người nông dân. Chí Phèo (người nông dân bị tha hoá dẫn đến mất hết nhân cách, kết cục bi thảm đến cùng cực, bị xã hội chối bỏ, giết người rồi giết mình để giải thoát). Vợ nhặt ( người nông dân vì cái đói mà quên đi danh dự của bản thân, kết cục hé lộ một tương lai tươi sáng, ánh sáng cách mạng sẽ dẫn đường chỉ lối cho người nông dân)

+ Cảm hứng chủ đạo: Ca ngợi và thương xót cho số phận của những người nông dân trước cách mạng, nâng niu và trân trọng phần người của họ, đồng cảm với nỗi bất hạnh của họ.

- Liên hệ sự khác nhau

+ Khai thác số phận riêng của từng nhân vật không giống nhau: Chí Phèo phản ánh số phận của gã đàn ông lưu manh mất hết nhân tính lẫn nhân hình; Vợ nhặt khai thác cảnh ngộ của con người trong cái đói

+ Kết thúc truyện và ý nghĩa: Kết thúc Chí Phèo không có lối thoát, bế tắc.Vợ nhặt hé lộ tương lai tươi sáng hơn.

+ Quan niệm nhân đạo: có sự khác nhau trong cảm hứng của hai tác giả

3. Kết bài

- Khẳng định giá trị của truyện Chí Phèo và tài năng của tác giả Nam Cao cũng như tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân.


Liên hệ mở rộng bài Chí Phèo với Vợ nhặt

      Chí phèo của Nam Cao là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất trong sự nghiệp của nhà văn hiện thực này. Là một trong những cây đại thụ của nền văn học hiện thực, Nam Cao khẳng định được sở trường, tài năng của mình và chứng tỏ một cây bút có chiều sâu trong việc khai thác số phận của nhân vật nông dân trước cách mạng. Liên hệ mở rộng bài chí phèo của Nam Cao với tác phẩm cùng thời kỳ là Vợ nhặt của Kim Lân để thấy rõ điểm khác nhau trong cách khai thác đề tài, số phận của hai tác giả chuyên mảng văn học hiện thực.

Liên hệ mở rộng bài Chí Phèo

      Cả Chí Phèo và Vợ Nhặt đều được sáng tác trước 1945, thời kỳ đen tối của lịch sử Việt Nam dưới thời Pháp thuộc, phong kiến. Chí Phèo được sáng tác năm 1938 thời kỳ cách mạng tháng tám chưa thành công, các nhà văn trí thức như Nam Cao đều rất trăn trở về hướng đi cho mình. Còn Vợ nhặt được sáng tác năm 1945, thời kỳ đen tối khi có nạn đói khủng khiếp làm chết hơn 2 triệu người, cách mạng tháng 8 đã có dấu hiệu khởi sắc. Chính trong thời kỳ đó hai nhà văn đã tìm được điểm chung trong việc phản ánh số phận của người nông dân trước cách mạng. Chí Phèo phản ánh số phận của kẻ lưu manh bị tha hoá đến mất hết cả nhân tính lẫn hình tính. Trước đó Chí Phèo là một thanh niên khoẻ mạnh, chất phác, nhưng chỉ vì bị vu oan giá hoạ mà chàng canh điền đó bị đẩy vào vòng lao lý. Ra tù Chí Phèo bị tha hoá, biến chất và trở thành một tên lưu manh chuyên đi rạch mặt ăn vạ, gây ra nỗi khiếp sợ cho cả làng Vũ Đại. Và cuối cùng bi kịch đến với hắn chính là cái chết để giải thoát cho số phận người không ra người của mình. Với Vợ Nhặt Kim Lân cũng khai thác về số phận cuả người nông dân trước cách mạng, đó là số phận của những con người trong cái đói khủng khiếp năm 1945. Vì đói quá mà một người phụ nữ sẵn sàng bán rẻ danh dự để theo một chàng trai xa lạ về làm vợ. Cái đói bao trùm lên không gian và gây ra cái chết cho bao người. Cả cái làng nặng mùi tử khí, không ngày nào là không có người vì chết đói. 

      Khai thác số phận những người nông dân trước cách mạng tuy có điểm khác nhau về cách triển khai, cảm nhận nhưng chúng ta đều thấy điểm chung ở họ chính là cảm hứng thương xót, đồng cảm với nỗi đau của người nông dân, đồng cảm với những khát vọng rất người của họ, nhặt lấy những điểm sáng trong phẩm chất của người nông dân. Đó cũng là điểm chung trong các tác phẩm cùng thời với hai nhà văn này.

      Tuy có điểm giống nhau nhưng hai nhà văn vẫn có những tiếp cận khác nhau trong việc phát hiện và thể hiện số phận của người nông dân trước cách mạng. Trước hết là khai thác số phận riêng không giống nhau. Chí Phèo là hình ảnh của người nông dân bị lưu manh hoá, tha hoá đến mất tính người, hắn đi đến đâu cũng gây ra nỗi kinh hoàng cho người dân Vũ Đại. Tuy nhiên trong cái lưu manh ấy Nam Cao vẫn khai thác và tìm ra điểm “người” còn sót lại trong gã đàn ông này. Và thật bất ngờ khi càng tìm kiếm chúng ta lại càng thấy Chí Phèo rất đời, rất người, tuy bị lưu manh nhưng bản tính lương thiện của cậu thanh niên canh điền ngày nào vẫn còn nguyên vẹn. Chỉ một bát cháo hành cũng khiến cái phần thiện lương ấy trỗi dậy, khiến Chí muốn sống đúng với bản chất của mình. Nhưng vì xã hội nghiệt ngã quá, người ta đã có định kiến quá sâu với Chí, xã hội đã từ chối không cho Chí được làm người, thế nên Chí quyết định hành động để đưa cái tên đã biến mình thành như vậy xuống địa ngục và kết thúc quãng đời đầy đau khổ cho chính mình, giải thoát bằng cái chết. Còn Vợ nhặt cũng là hình ảnh của người nông dân nhưng là hình ảnh trong cái đói, người nông dân bị rẻ rúng vì cái đói, thế nhưng Kim Lân không coi thường họ, chế nhạo hay tìm cách để khắc họa sâu thêm cái nhục nhã của con người do cái đói gây ra mà tìm thấy những bản chất đẹp đẽ của con người ngay trong cái đói. Vì thế chỉ sau một đêm người vợ nhặt lại trở về đúng bản chất của người phụ nữ, đảm đang, tháo vát, biết ngượng ngùng, xấu hổ, biết yêu thương và vun vén cho cuộc sống. Vì trong cái đói nghèo, trước cái chết cận kề con người lại càng sống có tình, có nghĩa, đó chẳng phải điểm đáng tôn trọng và ngợi ca ở con người hay sao?

Liên hệ mở rộng bài Chí Phèo

      Liên hệ mở rộng bài Chí Phèo sâu hơn còn cho thấy điểm độc đáo trong cách kết thúc truyện của hai tác phẩm cùng thời. Kết thúc Chí Phèo không có lối thoát, bế tắc.Vợ nhặt hé lộ tương lai tươi sáng hơn. Đó là do quan niệm nghệ thuật chi phối ở hai tác giả không giống nhau và hoàn cảnh sáng tác cũng có điểm khác biệt nhất định. Nếu Nam Cao là nhà văn của nghệ thuật vị nghệ thuật nên ông trung thành với cách khai thác đúng chất hiện thực, vả lại thời kỳ đó cách mạng tháng 8 chưa nổ ra, người nông dân và cả những trí thức như Nam Cao vẫn chưa có con đường đi cho mình. Còn Kim Lân lại khác, khi ông sáng tác thời điểm sau này khi các phong trào đã có những khởi sắc, con đường giải phóng dân tộc tất yếu sẽ thành công. 

      Dù kết thúc còn nhiều hạn chế tuy nhiên Chí Phèo của Nam Cao vẫn là một trong những tác phẩm đóng đinh trong sự nghiệp nghệ thuật của nhà văn này. Với Chí Phèo, Nam Cao đã thể hiện ngòi bút nội lực,khám phá và khai thác chiều sâu tâm lý nhân vật để có thể sống chết với nhân vật.Liên hệ bài mở rộng Chí Phèo của Nam Cao với Vợ Nhặt của Kim Lân để thấy rõ những thành công của hai tác giả trong việc khai thác chủ đề này.

------------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã hướng dẫn các bạn viết Liên hệ mở rộng bài Chí Phèo. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 20/03/2023 - Cập nhật : 14/07/2023

Tham khảo các bài học khác