logo

Lập dàn ý bài Vội vàng đoạn 1

Một trong những vấn đề then chốt để làm nên những bài văn hay đó là trước khi làm bài các em cần lập dàn ý cho bài viết đó. Với Lập dàn ý bài Vội vàng đoạn 1 ngắn gọn, chi tiết dưới đây hy vọng sẽ là một trong những gợi ý giúp các em hoàn thiện bài viết của mình một cách tốt nhất! Mời các bạn cùng tham khảo nhé!


Lập dàn ý bài Vội vàng đoạn 1 chi tiết

Lập dàn ý bài Vội vàng đoạn 1 (ngắn gọn, hay nhất)

 1. Mở bài:

- Giới thiệu khái quát về nhà thơ Xuân Diệu và bài thơ "Vội vàng"

- Dẫn dắt giới thiệu đoạn thứ thứ nhất:

Nói về Xuân Diệu, nhà thơ Thế Lữ từng chia sẻ: " Xuân Diệu là một người của đời, một người ở giữa loài người. Lầu thơ của ông xây trên đất của một tấm lòng trần gian". Thực vậy, đọc thơ Xuân Diệu, ta thấy cái đẹp ông cảm nhận được đều hiện có ở chốn trần gian này, đẹp và gần gũi lắm. Đằng sau những cái đẹp ấy, ta ngẫm ra những triết lí, những lời nhắn nhủ mà nhà thơ gửi gắm rất khéo, rất tinh tế. Đọc bài thơ "Vội vàng" của ông, ta có thể cảm nhận được rõ điều đó. Khổ thơ đầu tiên của bài đã, đang và sẽ vẫn mãi lưu lại trong tâm hồn người đọc nhiều dấu ấn.

2. Thân bài:

a. Bốn câu thơ đầu: Xuân Diệu đã thể hiện niềm say đắm của nhân vật trữ tình trước vẻ đẹp của mùa xuân:

- Nhịp thơ mạnh, tha thiết với câu thơ 5 chữ, điệp từ kết hợp với điệp ngữ và điệp cấu trúc câu đã thể hiện ý tưởng táo bạo và đầy mạnh mẽ của nhân vật trữ tình: ước muốn kỳ lạ được "tắt nắng", "buộc gió".

- Đó là ước muốn được đoạt quyền của tạo hóa để níu lại hương sắc cuộc đời và bất tử hóa vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân.

- Khát khao mong mỏi đó khác với niềm ước muốn của các sĩ phu, tráng sĩ xưa khi muốn làm việc lớn, thể hiện cái chí làm trai trong đời. 

- Còn ước muốn của Xuân Diệu mang tính chất cá nhân trong cái tôi người nghệ sĩ khát khao cái đẹp.

2. Bảy câu thơ tiếp: tác giả lí giải về ước muốn trên:

- Nhân vật trữ tình khát khao được "tắt nắng", "buộc gió" để níu giữ mùa xuân, níu giữ vẻ đẹp của thiên nhiên mùa xuân.

- Vườn xuân được miêu tả với hình ảnh của chim chóc, hoa lá, cỏ cây...

- Bức tranh xuân đã được người nghệ sĩ tài hoa ấy vẽ nên với ánh sáng tươi mới, rạng rỡ; với màu sắc mơn mởn sức sống và âm thanh tươi vui ngất ngây.

- Vạn vật hiện lên căng tràn sự sống, tất cả như đang giao hòa trong niềm vui bất tận.

- Điệp từ, điệp ngữ "của", "này đây" được nhà thơ sử dụng dồn dập vừa để thể hiện cảnh vật thiên nhiên như đang chào mời, sẵn sàng dâng hiến tất cả cho con người vừa như để khẳng định mùa xuân này là một mùa xuân viên mãn.

- Hình ảnh thơ độc đáo "ánh sáng chớp hàng mi": ánh sáng tỏa ra từ đôi mắt xinh đẹp của người thiếu nữ mỗi lần nàng chớp mi. Hình ảnh đã gợi ra vẻ đẹp sinh động, tinh khiết và rất đỗi trong lành.

- Câu thơ "Tháng giêng ngon như một cặp môi gần" là một câu thơ độc đáo chứa đựng nhiều ý nghĩa. Người ta thường nói đến tháng Giêng như là sự mở đầu, khoảng thời gian mà vạn vật đều tươi tràn sức sống. Còn Xuân Diệu khi nói đến tháng Giêng, nhà thơ cụ thể hóa hình tượng, vật chất hóa bằng cảm giác rất thực: "ngon". Cách so sánh đầy táo bạo khi ví tháng Giêng với "cặp môi gần" khiến cho thiên nhiên trở nên quyến rũ, ngọt ngào, nồng nàn, say đắm. Tất cả đã thể hiện sự say mê lãng mạn trong tâm hồn thi nhân. 

- Xuân Diệu không chỉ coi con người là chuẩn mực của cái đẹp mà hơn thế nữa, người thiếu nữ, con người ở thời điểm xuân sắc xuân thì là chuẩn mực cho mọi cái đẹp. Đó có thể coi là quan niệm nhân sinh mang ý nghĩa nhân bản, nhân văn sâu sắc mà nhà thơ đã khéo léo gửi gắm qua từng câu thơ, hình ảnh thơ của mình.

- Thiên nhiên phong phú, đầy sức sống, ngọt ngào, quyến rũ. Mỗi ngày đều như một ngày vui tưng bừng, rộn ràng, náo nức. 

- Chẳng cần đi đâu xa, Xuân Diệu đã khám phá ra thiên đường trên mặt đất, vẻ đẹp ở ngay chốn trần gian.

- Trong xã hội thực dân nửa phong kiến, nhà thơ mới thường mắt giao cảm với đời. Họ đắm chìm trong thế giới cá nhân, đào sâu vào thế giới nội cảm hay đi tìm vẻ đẹp chốn bồng lai, cõi tiên cõi mộng (Thế Lữ), gửi mình vào chiêm lương, tháp Chàm để than khóc cho một dân tộc Chàm đã lùi vào dĩ vãng (Chế Lan Viên), thế giới của những yêu mà, xương xẩu hay như Nguyễn Bính thì trở về với những gì là hồn xưa dân tộc. Xuân Diệu khác với những nhà thơ cùng thời, ông đã phát hiện ra một thiên đường trên mặt đất với thế giới ngọt ngào, quyến rũ. 

- Hoài Thanh: "Xuân Diệu đốt cảnh bồng lai xua ai nấy về hạ giới". Rõ ràng, Xuân Diệu mới ngay cả so với các nhà thơ Mới cùng thời. Qua đây ta bắt gặp một nhà thơ Xuân Diệu nhạy cảm, say mê, "vồ vập" trước cái đẹp trần thế.

- Quan điểm nhân sinh của nhà thơ: coi trọng cuộc sống trần gian, khát khao cháy bỏng được sống hết mình với cuộc đời, cuộc đời theo nghĩa trần thế nhất.

- " Ta ôm riết cánh tay ta làm rắn/ Làm dây da quấn quýt cả vườn xuân/ Không muốn đi mãi mãi ở vườn trần/ Chân hóa rễ để hút mùa dưới đất"

- " Tôi kẻ đưa răng bấu mặt trời/ Kẻ đựng trái tim trìu máu đất/ Hai tay chín mọng bám vào đời"

3. Kết bài:

- Khẳng định lại giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ:

Nhẹ nhàng mà sâu sắc, những bức thông điệp mà nhà thơ Xuân Diệu gửi gắm qua hình ảnh thơ, ngôn từ sống động, giàu sức gợi đã để lại trong tâm trí người đọc nhiều ấn tượng khó phai. Qua đoạn thơ này, phải chăng có rất nhiều người đọc càng thêm yêu thơ Xuân Diệu và trân quý hơn những tác phẩm của ông và đặc biệt ngưỡng mộ, khâm phục cái tài, cái tinh tế của người nghệ sĩ này.


Lập dàn ý bài Vội vàng đoạn 1 cực hay

 1. Mở bài

* Giới thiệu về Xuân Diệu và lời nhận định:

- Xuân Diệu là một trong những nhà thơ nổi bật nhất trong phong trào thơ mới, được mệnh danh là "nhà thơ mới nhất trong những nhà thơ mới" (Hoài Thanh).

- Thơ ông mang một vẻ đẹp tươi mới, thiết tha, rạo rực và nồng nàn, đó là cái vẻ hiện đại trong thơ Pháp.

- Có nhận định cho rằng: "Thơ Xuân Diệu là nguồn sống dạt dào ở chốn non nước lặng lẽ này", điều đó có lẽ được thể hiện một cách rõ ràng nhất trong khổ thơ đầu của bài thơ Vội vàng.

2. Thân bài

* Bốn dòng thơ đầu "Tôi muốn...bay đi": Nguồn sống rất đỗi dạt dào, rất đỗi ngông cuồng và đầy khao khát của Xuân Diệu.

- Muốn "tắt nắng", "buộc gió" để lưu lại những gì tươi đẹp nhất của mùa xuân.

- Nhịp thơ khá nhanh, với cấu trúc điệp ngữ quen thuộc "Tôi muốn...cho...", hai cái tôi trữ tình của tác giả dần được bộc lộ và phối hợp với nhau một cách hài hòa.

+ Cái tôi mạnh mẽ, có chút ngông cuồng, có chút táo bạo khi muốn điều khiển tạo hóa.
+ Cái tôi rất đỗi ngây thơ, hồn nhiên tựa một đứa trẻ đang khẩn thiết cầu xin trước quyền năng vô hạn của tạo hóa.

* Bảy câu thơ tiếp "Của ong bướm...môi gần":

- Nguồn sống dạt dào từ trong chính tâm hồn thi sĩ đã phủ lên trên tất cả mọi cảnh sắc thiên nhiên.

→ Hồn Xuân Diệu là một mùa xuân đẹp, nên đôi mắt người thi sĩ nhìn ở đâu cũng thấy mùa xuân đang ngự trị, cũng thấy tình yêu đang ngập tràn phơi phới.

- Xuân Diệu không chỉ cảm nhận mùa xuân tình yêu bằng mỗi đôi mắt, mà dường như ông dùng cả thân thể, khai mở tất cả các giác quan, dùng con tim chân thành mà cảm nhận.

- Bức tranh thiên nhiên nhiên dạt dào sức sống, đầy đủ thanh, sắc, hương, vị như vẫy gọi con người hòa mình vào thưởng thức.

+ Ong bướm với "tuần tháng mật" ngọt ngào

+ Hoa cỏ khoe hương sắc với "đồng nội xanh rì" tươi mát

+ "Cành tơ phơ phất" trước gió mang vẻ đẹp tự do, quyến rũ

+ "Khúc tình si" của cặp yến anh mời gọi, mê say

+ "Ánh sáng chớp hàng mi" vẻ đẹp của thiên nhiên hòa quyện với vẻ đẹp của con người đầy tình tứ, lãng mạn.

=> Xuân Diệu có một quan điểm sống rất mới mẻ, luôn hướng về cuộc sống, hướng về những cái đẹp đang hiển thị nơi trần gian.

- Vẻ đẹp của tình yêu trong thơ Xuân Diệu:

+ Thông qua bức tranh thiên nhiên vẻ đẹp tình yêu được thể hiện một cách tinh tế, lãng mạn.

+ Thi sĩ cũng có một niềm tương tư với thiếu nữ khép hờ đôi mắt trong nắng sớm ban mai, cũng có tình yêu đầy nồng nhiệt với thiên nhiên tươi đẹp, với cuộc đời tràn ngập ánh sáng.

* Hai câu thơ cuối "Tôi sung sướng...hoài xuân":

- Ý thức của tác giả về quy luật của tạo hóa, về bước đi của thời gian.

- Nỗi sợ mùa xuân sẽ nhanh chóng vụt mất, nên Xuân Diệu mới có cảm giác nhớ nhung, nuối tiếc xuân ngay chính giữa mùa xuân.

- Xuân Diệu đang cố bước thật nhanh để chiến thắng bước đi của thời gian, để nắm giữ từng chút, từng chút một mùa xuân của thiên nhiên, cũng chính là mùa xuân của cuộc đời.

3. Kết bài

- Thơ của Xuân Diệu lúc nào cũng vậy rất giàu xúc cảm, rất nồng nàn, đắm say và tha thiết một tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống mãnh liệt, ông luôn bị ám ảnh bởi thời gian, từng bước đi của thời gian đều làm cho người thi sĩ ấy sợ hãi, chính vì vậy tình yêu của ông lại càng trở nên mạnh mẽ, sâu sắc hơn.


Dàn ý 13 câu thơ đầu bài Vội vàng

1. Mở bài

- Sơ lược về tác giả Xuân Diệu

- Dẫn vào phân tích 13 câu thơ đầu của Vội vàng

2. Thân bài:

* Bốn câu thơ đầu: Nhưng khao khát lạ lùng cùng hai cái “tôi’ của Xuân Diệu.

- Muốn “tắt nắng”, “buộc gió” để lưu giữ cho cuộc đời những gì đẹp nhất, ý thức được sự quý giá, vẻ đẹp của nắng xuân của hương hoa cỏ.

- Sự xuất hiện của cái tôi ngông cuồng, thách thức cả vũ trụ hòa quyện với cái tôi hồn nhiên, yêu đời mang đến một hồn thơ Xuân Diệu rất riêng.

* Bức tranh thiên nhiên mùa xuân:

- Nhà thơ cảm nhận mùa xuân thông qua nhiều giác quan, để đưa ra những nét vẽ chân thực và sống động và cũng có một sự logic nhất định.

- Điệp khúc “Này đây…” khiến người độc liên tưởng đến một khúc ca đắm say, vui tươi.

- Bức tranh mùa xuân của Xuân Diệu được gợi lên từ những cảnh sắc hết sức bình thường nhưng lại mang vẻ đẹp tràn trề sức sống:

+ Hình ảnh ong, bướm cùng mật ngọt, gam màu rực rỡ của muôn loài hoa kết hợp với cái màu xanh rì tươi mới của đồng nội cỏ, sự mềm mại uyển chuyển của “cành tơ phơ phất”, sự rộn rã, mê ly trong “khúc tình si” của cặp yến anh.

+ “ánh sáng chớp hàng mi” khiến người đọc có nhiều liên tưởng về một thứ ánh sáng tuyệt diệu, dịu dàng bao trùm khắp không gian.

* Bức tranh tuổi trẻ, tình yêu:

- Mỗi sự vật trong bức tranh mùa xuân của Xuân Diệu đều có đôi có cặp: ong đi với bướm đắm say ngọt ngào, trẻ trung trong “tuần tháng mật”, hoa hòa quyện với đồng nội mang đến cảm giác tình yêu khoáng đạt và thấu hiểu, tràn đầy sức xuân, lá đi với “cành tơ phơ phất” thể hiện tình yêu quyến rũ, mềm mại và lả lướt, yến anh là mối tình chung thủy, gắn bó với “khúc tình si”

- “Ánh sáng chớp hàng mi”: Gợi liên tưởng đến hình ảnh thiếu nữ khép hờ mắt dưới ánh nắng ban mai, mang dáng vẻ hình hài trẻ trung, son sắc là niềm say mê của nhà thơ.

- Tình yêu không chỉ nằm trong khuôn khổ tình yêu năm nữ mà còn thể hiện ở cả tình yêu với thiên nhiên, với cuộc đời mà Xuân Diệu xúc động viết “Tháng Giêng ngon như một cặp môi hồng”, thể hiện nỗi khát khao cháy bỏng với mùa xuân, với tuổi trẻ.

3. Kết bài:

Nêu cảm nhận cá nhân.


Lập dàn ý bài Vội vàng đoạn 1 ngắn nhất

I. Mở bài: giới thiệu đoạn 1 bài thơ Vội Vàng

Ví dụ:

     Một tác phẩm thơ có sự kết hợp nhuần nhuyễn và độc đáo về mạch cảm xúc và triết lí sâu sắc của nhà thơ Xuân Diệu là bài thơ Vội vàng. Bài thơ thể hiện niềm say mê cái đẹp của thiên nhiên, niềm yêu thiên nhiên sâu sắc của tác giả trong cuộc sống. trong bài thơ tác giả đã thể hiện niềm say mê thiên nhiên, tình yêu cuộc sống tha thiết của tác giả được thể hiện rất rõ qua 13 câu thơ đầu của bài thơ. Chúng ta cùng đi tìm hiểu 13 câu thơ đầu của bài thơ để hiểu rõ về tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của tác giả.

II. Thân bài: phân tích đoạn 1 bài thơ vội vàng

1. 4 câu thơ đầu:

- 4 câu thơ đầu thể hiện ước muốn táo bạo, khát vọng mãnh liệt của tác giả, tác giả muốn ngự trị thiên nhiên, tạo hóa

- Thể hiện trái tim yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống tha thiết và say mê của tác giả

2. 7 câu tiếp theo:

- Bức tranh thiên nhiên được tác giả thể hiện hết sức sâu sắc

- Bằng tình yêu thiên nhiên của mình tác giả đã vẻ nên một bức tranh thiên nhiên hữu tình, có đôi lứa và vô cùng đẹp đẽ

- Tác giả muốn sống trọn trong khoảng khắc hối hả của thời gian

- Tận hưởng cuộc sống một cách sung sướng và hối hả

III. Kết bài: nêu cảm nhận của em về đoạn 1 bài thơ Vội vàng

Ví dụ:

Đoạn 1 bài thơ Vội vàng thể hiện tình yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên tah thiết của tác giả. Đồng thời thể hiện được một tâm hồn trong sáng và đầy tình cảm của một nhà thơ đầy nhiệt huyết.

---/---

Dựa vào Lập dàn ý bài Vội vàng đoạn 1 được Top Lời giải sưu tầm được, hy vọng các em sẽ có thêm nhiều kiến thức và những gợi ý hay để có thể làm tốt bài văn của mình. Chúc các em học tốt!

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021