logo

Nội dung chính của bài thơ Vội vàng

Cùng Top lời giải tìm hiểu Nội dung chính của bài thơ Vội vàng? Qua bài viết các bạn sẽ hiểu hơn về nội dung của tác phẩm, và ý nghĩa tác giả muốn truyền đạt qua đó.


Nội dung chính của bài thơ Vội vàng

Nội dung chính của bài thơ Vội vàng (ngắn gọn, hay nhất)

Phần 1 – Ước muốn đoạt quyền tạo hóa

Phần 1 bao gồm 4 câu thơ đầu thể hiện khát vọng mãnh liệt của một trái tim yêu đời, ham sống. Nhưng đây không phải là những ước muốn ngông cuồng mà như một lời tuyên ngôn về lí tưởng sống. Cùng phân tích và tìm hiểu bài thơ vội vàng phần 1:

+ Từ ngữ:

– Đại từ nhân xưng “tôi”: rất dõng dạc, quyết liệt vang lên thể hiện tư thế của con người cá nhân giữa đất trời và vũ trụ.

– Sử dụng những động từ thể hiện niềm khao khát cá nhân “muốn”, “tắt nắng”, “buộc gió”.

Thể hiện khát vọng mãnh liệt của một trái tim yêu đời, ham sống.

+ Mục đích:

Tác giả muốn “tắt nắng”, “buộc gió”, muốn đoạt quyền tạo hóa để ngăn chặn sự già nua, tàn tạ và lưu giữ lại những hương sắc của cuộc đời đẹp tươi.

+ Nghệ thuật:

– Thể thơ ngũ ngôn cùng với điệp ngữ “tôi muốn” nhằm nhấn mạnh khát vọng khỏe khoắn, mãnh liệt muốn chế ngự thiên nhiên.

Phần 2 – Thiên đường mặt đất

Với 9 câu thơ tiếp theo, Xuân Diệu đã phác họa nên một bức tranh mùa xuân tươi đẹp ngập tràn sức sống và thể hiện niềm khát khao mãnh liệt trước cảnh sắc tuyệt mỹ của thiên nhiên; của đất trời. Hãy cùng phân tích về luận điểm bài thơ vội vàng phần 2:

Hình ảnh thiên nhiên sóng đôi, quyện hòa, “xanh non biếc rờn”, “căng tràn sự sống”

+ Ong bướm đang trong tuần tháng mật nên tất bật, hăng say, hối hả.

+ Vẻ đẹp của những bông hoa rực rỡ trên nội cỏ xanh rì.

+ Sắc xanh biếc của những chiếc lá non trên cành tơ.

+ Đôi yến anh chao liệng, ca hót những khúc nhạc tình si mê đắm, quyện hòa.

+ Ánh sáng bình minh chan hòa, sáng rọi.

+ Niềm vui ngày mới.

Xuân Diệu đã phác họa nên một bức tranh mùa xuân tươi đẹp ngập tràn sức sống

Phân tích từ ngữ tác giả đã sử dụng 

+ Từ “Của” đứng đầu câu, xuất hiện nhiều lần:

Như một dấu nối liên kết giữa khổ 1 và khổ 2; thể hiện sự liền mạch của bài thơ.

Để chỉ sự sở hữu trực tiếp.

+ Sự xuất hiện dày đặc của các từ ngữ chỉ cảm xúc:

“vui”; “ngon”; “sung sướng”: niềm vui, niềm hạnh phúc tột độ của thi nhân khi được đắm mình trong bữa tiệc trần thế.

“vội vàng”: sự lo âu phập phồng trở lại.

Về nghệ thuật

+ Liệt kê: thể hiện sự giàu có, phong phú của hương sắc cuộc đời.

+ Điệp ngữ “này đây”: luyến láy giữa các dòng thơ vừa như tiếng reo vui kinh ngạc, vừa như lời kể hãnh diện, tự hào về vẻ đẹp của mùa xuân căng tràn sức sống.

+ Nhân hóa “ánh sáng chớp hàng mi”: Xuất phát từ quan niệm “người ta là hoa đất”, lấy con người làm trung tâm của vạn vật. Ánh bình minh tinh khôi không phải phát ra từ mặt trời mà từ đôi mắt của người thiếu nữ mang tên “ánh sáng”.

+ So sánh “tháng giêng ngon như một cặp môi gần”: Khẳng định gián tiếp con người là chuẩn mực cái đẹp của nhân gian. Hữu hình hóa hình ảnh “tháng giêng” trừu tượng. Nghệ thuật chuyển đổi cảm giác tạo cảm giác gần gũi, ngọt ngào và say đắm.

+ Câu thơ bị ngắt đứt: thể hiện sự bừng tỉnh của thi nhân. Ông phập phồng lo sợ ngay khi đang say đắm giao hòa cùng vạn vật. Đồng thời, nêu lên một thông điệp rất ý nghĩa: Phải hưởng thụ mùa xuân ngay khi xuân vừa tới để khi hạ đến không phải nuối tiếc, xót xa.

Phần 3 – Thời gian tuyến tính

Nội dung chính của bài thơ Vội vàng (ngắn gọn, hay nhất) (ảnh 2)

Trong 17 câu thơ tiếp theo, Xuân Diệu đã nhận ra thời gian là một dòng chảy tuyến tính, một đi không trở lại, nó không phải là một vòng tuần hoàn. Bên cạnh đó, tác giả thể hiện sự lo âu, tiếc nuối; và hối thúc mọi người hãy sống nhanh, sống trọn vẹn từng giây trong cuộc đời.

Tác giả nhận ra thời gian tuyến tính

– Quan niệm mùa xuân gắn với tuổi trẻ:

+ Mùa xuân chính là biểu tượng của thiên nhiên tươi thắm, tượng trưng cho tuổi thanh xuân đẹp đẽ nhất của đời người.

+ Cuộc đời sẽ tàn khi mùa xuân đi qua.

– Hình ảnh đối lập: đương tới – đương qua; còn non – sẽ già; lòng rộng – lượng trời chật; còn trời đất – chẳng còn tôi. Thể hiện những quan niệm sâu sắc về thời gian và tâm trạng tiếc nuối, vội vã khi nhận ra sự hữu hạn của đời người trước dòng chảy tuyến tính quặn xiết.

Tác giả nhận ra thời gian là một dòng chảy tuyến tính, một đi không trở lại, nó không phải là một vòng tuần hoàn.

– Nghệ thuật:

+ Cấu trúc lập luận: Nói làm chi… Nếu; Còn… nhưng chẳng còn… Nên: nối ý thơ, giải thích về sự khám phá mới mẻ.

+ Điệp ngữ: Nghĩa là tạo thành câu định nghĩa, giải thích về sự phát hiện của tác giả về mối liên hệ giữa cuộc đời vô hạn chảy trôi và thời gian sống hữu hạn của con người.

Nỗi lo sợ của tác giả

– Hình ảnh thiên nhiên mùa xuân với: mùi tháng, năm, sông núi, con gió xinh, chim muông…

– Kết hợp với những từ ngữ chỉ trạng thái lụi tàn, xa cách: rớm vị vhia phôi, tiễn biệt, bay đi, dứt tiếng và những động từ thể hiện cảm xúc trực tiếp: bâng khuâng, than thầm, hờn, sợ đã thể hiện nổi lo sợ khi tất cả những điều tươi đẹp đang tác, chia lìa.

– Nghệ thuật: liệt kê, nhân hóa và câu hỏi tu từ đã giúp tác giả thể hiện cảm xúc một cách ấn tượng, sâu sắc và hấp dẫn hơn.

Lời giục giã

– Không phải là thái độ sống gấp gáp, hưởng thụ mà là cái tôi tích cực cần khẳng định. Lưu luyến với đất trời nhưng không đắm chìm vào ảo tưởng mà thể hiện bằng hành động chạy đua với thời gian, níu kéo thời xuân sắc của đời người.

– Sống trọn từng khoảnh khắc, từng giây phút để không uổng phí hương của gió, màu của nắng…

– Đó là lòng yêu đời, lòng ham sống mãnh liệt của thi nhân.

Phân tích nội dung bài thơ Vội vàng phần 4 – Khao khát giao cảm, hòa nhập

Chúng ta cảm nhận thấy sự tinh tế và nhạy cảm của tâm hồn nhà thơ trong phần kết bài bài thơ vội vàng với những từ ngữ thể hiện bản lĩnh cá nhân; những hình ảnh sinh động, sắc nét cùng sự kết hợp tài tình các biện pháp nghệ thuật.

Từ ngữ sử dụng trong phần 4 bài thơ vội vàng

– Nếu như trong khổ thơ đầu, tác giả xưng “tôi” để thể hiện bản lĩnh cá nhân. Nhưng đến khổ cuối tác giả đã chuyển thành đại từ “ta” rất tự nhiên. Điều này chứng tỏ cảm xúc cái “tôi” cá nhân đã tìm được sự đồng điệu với cái “ta” cộng đồng để khát khao sự sống trọn vẹn, đủ đầy. Câu thơ “ta muốn ôm” thắt lại giữa bài thơ khiến ta liên tưởng đến vòng tay thi nhân đang dang ra quấn quýt, níu giữ cuộc đời.

– Các động từ mạnh phát triển theo cấp độ từ thấp đến cao nhằm thể hiện những cảm xúc mỗi lúc một nồng nhiệt. Những từ láy chỉ cảm giác căng tràn; hả hê; kết hợp uyển chuyển; lồng ghép; thể hiện: nhà thơ không chỉ giục giã mà còn hăm hở ôm ghì lấy sự sống để tận hưởng hương sắc và mật ngọt của đời.

Khao khát giao cảm, hòa nhập cùng thiên nhiên.

Hình ảnh với những màu sắc, đường nét sinh động

Bổ ngữ co những động từ mạnh là các hình ảnh “mây đưa”; “gió lượn”; “cánh bướm”; “tình yêu”; “non nước”; “cây”; “cỏ rạng”… kết hợp với biện pháp tu từ liệt kê khiến cho bức tranh mùa xuân hiện lên với những màu sắc, đường nét sinh động.

Sự kết hợp tài tình giữa các biện pháp nghệ thuật

– Điệp ngữ “ta muốn” lặp đi lặp lại với âm hưởng khẩn thiết trở thành cao trào của khát vọng sống. Điệp từ “và”, “cho” xuất hiện tạo nên âm hưởng dồn dập, gấp gáp như nhịp điệu của những bước chạy đua của thi sĩ với thời gian, với sự sống.

– Liệt kê: tạo nên bức tranh mùa xuân đa sắc màu, hấp dẫn và lôi cuốn.

– Câu thơ kết: Đỉnh coa của sự trọn vẹn, tận hưởng. Mùa xuân trong “vội vàng” hồng như trái ngọt ngào mà thi sĩ muốn cắn vào tận hưởng. Đây quả là sự giao cảm táo bạo của một trái tim căng tràn sự sống và tình yêu.

Trên đây là những phân tích chi tiết về nội dung bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu. Nội dung trên được trích từ cuốn tài liệu “Đột phá 8+ kì thi THPT Quốc Gia môn Ngữ văn”. Để nhận được tư vấn chi tiết về sách tham khảo, mời bạn đọc liên hệ với chúng tôi theo thông tin cuối bài viết.

---/---

Như vậy Top lời giải đã trình bày xong bài văn mẫu Nội dung chính của bài thơ Vội vàng. Hy vọng sẽ giúp ích các em trong quá trình làm bài và ôn luyện cùng tác phẩm. Chúc các em học tốt môn Văn!

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021