logo

Lập dàn ý bài Viếng lăng Bác ngắn gọn

Mời các em tham khảo Lập dàn ý bài Viếng lăng Bác ngắn gọn của Top lời giải dưới đây để nắm được các ý chính cần triển khai cho bài văn mẫu, qua đó củng cố thêm kiến thức về tác phẩm, và tự viết cho mình một bài văn mẫu hay nhất. Cùng tham khảo nhé!


Lập dàn ý bài Viếng lăng Bác ngắn gọn - Mẫu số 1

1. Mở bài

Giới thiệu về bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương

2. Thân bài

- Khổ 1: Hoàn cảnh nhà thơ ra thăm lăng Bác và cảm xúc của ông khi mới bước đến lăng Bác.

- Khổ 2: Hình ảnh mặt trời ẩn dụ cho sự vĩ đại của Bác Hồ và tình cảm mà mọi người dân dành cho Bác

- Khổ 3: Cảm xúc của nhà thơ khi nhìn thấy di hài Bác ở trong lăng

- Khổ 4: Ước nguyện được hóa thân thành con chim, đóa hoa, cây tre để có thể ở bên cạnh Bác.

3. Kết bài

Cảm nghĩ về bài thơ


Lập dàn ý bài Viếng lăng Bác ngắn gọn - Mẫu số 2

1. Mở bài

Giới thiệu về bài thơ Viếng lăng Bác: Bài thơ Viếng lăng Bác được viết nên bởi những vần thơ thiết tha bày tỏ niềm thành kính và nỗi xúc động khi được ra thăm lăng Bác của Viễn Phương.

2. Thân bài

*4 câu đầu: 

- Lời xưng hô thân mật, gần gũi, như tình cảm của một đứa con thân yêu dành cho người cha đáng kính.

- Hàng tre xanh xanh ấy là sức sống bền bỉ, sự trường tồn của đất nước, dân tộc. 

* 8 câu tiếp

- Hình ảnh mặt trời ẩn dụ cho hình ảnh Bác

- Niềm yêu thương, xúc động kết thành những tràng hoa đẹp nhất, rực rỡ nhất dâng lên người.

- Ánh trăng sáng trong ấy như nhân cách vĩ đại của người, cao đẹp, gần gũi mà thân thương.

- Niềm tiếc thương vô hạn trước sự ra đi của Bác

* 4 câu cuối:

- Ước nguyện giản dị nhưng chất chứa tình cảm lớn lao của người con gửi đến Người:

+ muốn làm con chim hót

+ muốn làm đóa hoa thơm

+ muốn làm cây tre canh giữ giấc ngủ cho Người

- Ước nguyện của mọi con dân đất Việt gửi đến Bác.

3. Kết bài

“Viếng lăng Bác” kết tinh những tình cảm lớn trong một trái tim bình dị đã chạm đến cảm xúc người đọc một cách tự nhiên, gây thổn thức lòng người.


Lập dàn ý bài Viếng lăng Bác ngắn gọn - Mẫu số 3

1. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

2. Thân bài

a. Khổ thơ 1:

- Cách xưng hô “con –Bác” mang lại cảm giác thân thuộc, gần gũi.

- Hình ảnh hàng tre xanh:

+ Cảnh tả thực “Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát”- hình ảnh hàng tre bên cạnh lăng Bác.

+ Tre xanh là loài cây truyền thống của dân tộc Việt Nam, tạo không khí thân thuộc gần gũi, bộc lộ sự giản dị, chất phác từ ngàn đời, mang đến sự ấm áp, yên bình của thôn quê ngay giữa thủ đô.

+ “Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng” còn là ẩn dụ về tinh thần, ý chí kiên cường của con người Việt Nam khi trải qua biết bao biến động, đau thương vẫn kiên cường bất khuất.

+ Tre chính là hình ảnh đại diện cho những người con Việt Nam đang ngày ngày đứng thẳng, canh giữ cho Bác một giấc ngủ bình yên.

b. Khổ thơ thứ 2:

- Lấy hình ảnh “mặt trời” của thiên nhiên để bộc lộ tầm vóc vĩ đại của Hồ Chủ tịch.

→ Bác chính là ánh dương soi sáng con đường giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước cho dân tộc Việt Nam.

- Hình ảnh “dòng người đi trong thương nhớ” thể hiện tấm lòng tôn kính, tiếc thương vô hạn đối với sự ra đi mãi mãi của Bác.

- Câu thơ “Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” không chỉ bộc lộ tình cảm của những người ở lại trước vong linh Hồ Chủ tịch mà nó còn nhằm khẳng định nhấn mạnh những hy sinh to lớn của Bác cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ đất nước.

c. Khổ thơ thứ 3:

- Dùng cách nói giảm nói tránh, đầy trân trọng và tôn kính “Bác nằm trong giấc ngủ bình yên”.

- Hình ảnh “vầng trăng sáng dịu hiền”, tạo cảm giác trong trẻo, thanh tịnh đến vô ngần, đồng thời sự thật về việc Bác ra đi cũng trở nên dễ chấp nhận hơn với nhiều độc giả.

- “Vẫn biết trời xanh là mãi mãi/Mà sao nghe nhói ở trong tim”, dù ý thức được rằng tuy Bác đã đi xa nhưng vẫn không thể kìm nén nỗi đau xót ở trong lòng.

d. Khổ thơ cuối:

- Sau chuyến thăm viếng ngắn ngủi, tác giả phải quay trở về miền Nam công tác, điều đó cũng đồng nghĩa rằng phải xa Bác, khiến Viễn Phương tiếc nuối không thôi.

- Ước nguyện chân thành muốn được trở thành con chim hót, đóa hoa, cây tre “trung hiếu” để ngày ngày ở bên Bác.

=> Viễn Phương đã dành cho Bác những tình cảm hết sức chân thành và tôn kính, lòng mến thương ấy đã được tác giả bộc lộ thông qua những mong ước thật bình thường và giản dị.

3. Kết bài:

Nêu cảm nhận về tác phẩm. 


Lập dàn ý bài Viếng lăng Bác ngắn gọn - Mẫu số 4

A. Mở bài: - Giới thiệu tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ.

-    Viếng lăng Bác là một trong những bài thơ hay viết về Bác Hồ.

B. Thân bài:

1.1  Giới thiệu khái quát bài thơ.

1.2  Phân tích tâm trạng của nhà thơ khi đến Viếng lăng Bác.

a) Niềm xúc động của thiêng liêng, thành kính, lòng biết ơn và tự hào xen lẫn nỗi xót đau khi tác giả vào lăng viếng Bác được thể hiện qua giọng điệu trang nghiêm của nhà thơ.

b) Hàng tre là hình ảnh đầu tiên được tác giả miêu tả trong bài thơ. Đây là hình ảnh thực nhưng đồng thời cũng có ý nghĩa biểu trưng sâu sắc. Đó là hình ảnh thân thuộc của làng quê, của đất nước Việt Nam, một biểu tượng của dân tộc Việt Nam kiên cường, bất khuất. Cuối bài thơ hình ảnh hàng tre với ý nghĩa cây tre chữ hiếu. Đó cũng là một phẩm chất tiêu biểu của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Kết cấu đầu cuối tương ứng, làm đậm nét hình ảnh, gây ấn tượng sâu sắc.

c) Tình cảm của nhà thơ, của mọi người đối với Bác được thể hiện qua sự kết hợp qua những hình ảnh tả thực với những hình ảnh ẩn dụ đặc sắc. (ví Bác như mặt trời) và tấm lòng của nhân dân ta đối với Bác (dòng người kết thành tràng hoa đẹp nhất dâng lên Bác.

d) Tất cả dường như chỉ để nói lên nỗi đau mất Bác. Vẫn biết Bác như vầng trăng sáng dịu hiền, như trời xanh mãi mãi tỏa mát tâm hồn dân tộc nhưng sự thực Bác qua đời đã đau nhói lên trái tim thương yêu của nhà thơ.

đ) Niềm thương nhớ, đau xót khiến nhà thơ không muốn rời xa Bác, muốn kính dâng lên Bác với tất cả tấm lòng chung thủy, niềm kính yêu tha thiết của mình Điệp ngữ muốn làm được láy lại ba lần ở đầu câu thơ cùng với những hình ảnh con chim hót quanh lăng Bác, đóa hoa tỏa hương đâu đây, cây tre trung hiếu đã diễn tả sâu sắc ước muốn chân thành, tha thiết đó.

1.3  Đánh giá bài thơ:

-  Lòng tiếc thương vô hạn và niềm chung thủy sắt son của nhà thơ đối với Bác đã được nói lên chân thành, tha thiết trong một bài thơ cảm động, lắng đọng mà âm vang. Nỗi lòng nhà thơ cũng là nỗi lòng của tất cả người con đất Việt đối với Bác Hồ vô vàn kính yêu.

-  Giọng điệu bài thơ thể hiện rất nhiều tâm trạng: đó là giọng điệu vừa trang nghiêm, sâu lắng vừa xót xa, tha thiết lại chan chứa niềm tin và lòng tự hào, th( hiện những tâm trạng bộn bề của bao người khi vào lăng viếng Bác.

C. Kết luận:

-  Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương là một sự đóng góp quý báu vào kho tàng thi ca viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại, kính yêu của dân tộc.

-  Bài thơ đã làm cho ta càng thêm hiểu Bác, kính yêu và biết ơn Bác.

---/---

Dựa vào Lập dàn ý bài Viếng lăng Bác ngắn gọn được Top lời giải sưu tầm được, hy vọng các em sẽ có thêm nhiều kiến thức và những gợi ý hay để có thể làm tốt bài văn của mình. Chúc các em học tốt!

icon-date
Xuất bản : 03/06/2021 - Cập nhật : 03/06/2021