logo

Làng quan họ có con sông. Hỏi dòng sông ấy là sông tên gì?

Cùng Top lời giải trả lời chi tiết, chính xác câu hỏi: “Làng quan họ có con sông. Hỏi dòng sông ấy là sông tên gì?” và đọc thêm phần kiến thức tham khảo giúp các bạn học sinh ôn tập và tích lũy kiến thức bộ môn Tiếng Việt 4.


Trả lời câu hỏi: Làng quan họ có con sông. Hỏi dòng sông ấy là sông tên gì?

- Làng quan họ có con sông. Dòng sông ấy là sông Cầu.


Kiến thức mở rộng về làng quan họ và sông Cầu


1. Quan họ

Dân ca Quan họ (chữ Nôm: 民歌官賀) là một trong những làn điệu dân ca tiêu biểu của vùng châu thổ sông Hồng ở miền Bắc Việt Nam. Nó được hình thành và phát triển ở vùng văn hóa Kinh Bắc xưa, đặc biệt là khu vực ranh giới hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh ngày nay với dòng sông Cầu chảy qua được gọi là "dòng sông quan họ". Kinh Bắc là một tỉnh cũ bao gồm cả hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang (và một phần của Lạng Sơn, Hưng Yên, Hà Nội ngày nay). Quan họ cũng được hình thành ở vùng văn hóa Kinh Bắc này. Do có sự chia tách về địa lý sau đó mà quan họ còn được gắn tên cục bộ địa phương như quan họ Bắc Giang, Bắc Ninh.

Làng quan họ có con sông. Hỏi dòng sông ấy là sông tên gì?

2. Các làng quan họ

- Năm 2016, có 67 làng quan họ được đưa vào danh sách bảo tồn và phát triển di sản văn hóa. Tỉnh Bắc Giang có 23 làng quan họ, tỉnh Bắc Ninh có 44 làng quan họ. Điều đặc biệt là phần lớn các làng quan họ thờ thánh Tam Giang, vị thánh gắn với dòng sông Cầu. Các làng quan họ Kinh Bắc tồn tại ở các huyện, thành phố: Yên Phong, Từ Sơn, Tiên Du, thành phố Bắc Ninh (còn gọi là quan họ bờ nam sông Cầu thuộc tỉnh Bắc Ninh) và các huyện Việt Yên, Yên Dũng, Hiệp Hòa (còn gọi là quan họ bờ bắc sông Cầu thuộc tỉnh Bắc Giang).

- Do chậm trễ nên trong phạm vi UNESCO công nhận ban đầu chỉ gồm có 49 làng Quan họ sau: Hữu Nghi, Giá Sơn, Mai Vũ, Nội Ninh, Sen Hồ, Hữu Chấp, Viêm Xá, Ðẩu Hàn, Xuân Ái, Xuân Ðồng, Xuân Viên, Thụ Ninh, Ðặng Xá, Khúc Toại, Trà Xuyên, Ông Mơi, Ðông Yên, Châm Khê, Ðào Xá, Dương Ổ, Cổ Mễ, Phúc Sơn, Y Na, Thị Cầu, Thanh Sơn, Niềm Xá, Yên Mẫn, Yên Thị Trung, Vệ An, Ỗ Xá, Xuân Ổ, Hòa Đình, Khả Lễ, Bồ Sơn, Duệ Ðông, Lũng Giang, Lũng Sơn, Ngang Nội, Đình Cả, Lộ Bao, Hoài Trung, Vân Khám, Bái Uyên, Ném Ðoài, Đình Cả, Ném Tiền, Tiêu, Tam Sơn, Tam Tảo.


3. Nơi khởi nguồn của dân ca quan họ

Thành phố Bắc Ninh chính là nơi khởi nguồn của Dân ca Quan họ Bắc Ninh - Di sản văn hóa được UNESCO tôn vinh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Dân ca Quan họ với hơn 300 bài (làn điệu) được sưu tầm chủ yếu ở nghệ nhân các làng Quan họ Viêm Xá (tức làng Diềm), Thị Cầu, Đào Xá, Bò Sơn, Y Na, Thị Chung... thuộc thành phố Bắc Ninh ngày nay, đã khẳng định lớp lớp các thế hệ nghệ nhân của thành phố, góp phần chủ yếu trong việc sáng tạo, bảo tồn và truyền dạy cho các thế hệ nối tiếp không chỉ hàng trăm làn điệu Quan họ cổ, mà còn truyền dạy nghệ thuật ca hát, hướng dẫn lối chơi Quan họ ở mỗi làng, mỗi bọn Quan họ với những phong cách riêng, vừa đặc sắc và độc đáo. Ngày nay các nhà nghiên cứu Quan họ đã xác định nghệ thuật ca hát cùng lối chơi Quan họ mang phong cách riêng của từng làng Viêm Xá, Thị Cầu, Bò Sơn, Y Na, Thị Chung, Châm Khê... không chỉ thể hiện sự phong phú, đa dạng của sinh hoạt văn hóa Quan họ, mà còn là lối chơi Quan họ điển hình và đặc sắc của Dân ca Quan họ Bắc Ninh. Sự kết bạn giữa “các bọn” Quan họ, giữa các làng Quan họ gốc của thành phố Bắc Ninh như Bò Sơn với Y Na, Bò Sơn với Khả Lễ, Diềm với Bựu Sim. Khả Lễ với Hòa Đình, Hữu Chấp với Khúc Toại... là những mẫu mực của tình bạn Quan họ: vừa thủy chung vừa bền chặt, vừa rộng mở hòa đồng “tứ hải giao tình, bốn biển một nhà”, “tình chung một khắc, nghĩa dài trăm năm”. Qua trường kỳ lịch sử với biết bao thăng trầm, đến nay, mối gắn kết Quan họ của nhiều làng Quan họ, nhiều bọn Quan họ vẫn được duy trì, điển hình như Bò Sơn - Y Na, Đọ Xá - Phúc Sơn, Diềm - Bựu Sim, Đào Xá - Thị Cầu...


4. Sông Cầu

- Sông Cầu (còn gọi là sông Như Nguyệt, sông Thị Cầu, sông Nguyệt Đức hay mỹ danh dòng sông quan họ), là con sông quan trọng nhất trong hệ thống sông Thái Bình, sông nằm lọt trong vùng Đông Bắc Việt Nam 

- Lưu vực sông Cầu là một trong năm con sông dài nhất ở miền Bắc Việt Nam (Hồng, Đà, Lô, Cầu, Đáy) và cũng là một trong những lưu vực sông lớn ở Việt Nam, có vị trí địa lý đặc biệt, đa dạng và phong phú về tài nguyên cũng như về lịch sử phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh nằm trong lưu vực của nó.


5. Sông Cầu và làng quan họ

Hàng loạt làng quan họ thuộc Bắc sông Cầu có tục kết chạ với các làng quan họ thuộc tỉnh Bắc Ninh (Nam sông Cầu): Làng Thổ Hà kết chạ với làng Diềm; làng Trung Đồng kết chạ với Thượng Đồng và Hạ Đồng; làng Nội Ninh kết chạ với làng Hàn, Diềm; làng Mai Vũ kết chạ với Chấp Bút; làng Hữu Nghi kết chạ với Cao Lôi; làng Tiên Lát kết chạ với Bịu Sim... Chính nhờ mối kết chạ này, các nghệ nhân quan họ từ hai phía có sự gắn bó, giao lưu và sáng tạo trong sinh hoạt văn hóa. Dân ca ấy đã từ làng bước ra thế giới để trở thành di sản của nhân loại. Bao đời nay, nó đã và đang được các liền anh, liền chị đôi bờ nuôi dưỡng, chắt chiu gìn giữ và tạo sức lan tỏa mạnh mẽ cho đến hôm nay.

icon-date
Xuất bản : 09/04/2022 - Cập nhật : 11/06/2022