logo

Đặt câu với từ mơ mộng

Đáp án và lời giải chính xác cho câu hỏi: “Đặt câu với từ mơ mộng” cùng với kiến thức mở rộng do Top lời giải tổng hợp, biên soạn về Tiếng Việt 4 là tài liệu học tập bổ ích dành cho thầy cô và các bạn học sinh tham khảo.


Trả lời câu hỏi: Đặt câu với từ mơ mộng

- Ai cũng từng mơ mộng về những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

- Một cô gái như cô, mộng mơ viển vông.

- Nhưng nét bao trùm chủ nghĩa lãng mạn là mộng mơ.

- Mấy kẻ mộng mơ này nghĩ là chúng đang góp gạo.


Kiến thức tham khảo về từ và mở rộng vốn từ


1. Từ là gì?

- Từ  là đơn vị nhỏ nhất tạo nên một câu. Từ dùng để chỉ sự vật, hiện tượng, hoạt động, trạng thái, tính chất,… Từ ngữ có nhiều công dụng như để gọi tên của một sự vật hoặc hiện tượng. Nó có thể là một danh từ, hoạt động là một động từ, tính chất là một tính từ.

[ĐÚNG NHẤT] Đặt câu với từ mơ mộng

2. Phân loại từ


a) Từ đơn

- Là từ chỉ có một tiếng.

Ví dụ: Cây (Danh từ), đọc (động từ), cao (tính từ),…

- Phân loại

+ Từ đơn đơn âm tiết: Từ đơn chỉ có một tiếng

+ Từ đơn đa âm tiết: Từ đơn được tạo nên từ nhiều âm tiết 

+ Tên một số loài vật: Ba ba, chuồn chuồn, châu chấu,…

+ Từ mượn tiếng nước ngoài: Ti vi, cà phê, in-ter-net,…

b) Từ phức

- Là từ có hai tiếng trở lên.

Ví dụ: Sạch sẽ, sạch sành sanh, lúng ta lúng túng,..

- Phân loại

+ Từ ghép: Loại từ phức được tạo nên bằng cách ghép các tiếng có mối quan hệ về nghĩa.

Ví dụ: Cao lớn (Có mối quan hệ ngang hàng bình đẳng về nghĩa), cao vút (Có mối quan hệ với nhau về nghĩa, từ “cao” là tiếng chính, “vút” là tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính)

+ Từ láy: Loại từ phức được tạo nên bằng cách phối hợp các tiếng giống nhau về âm đầu, vần hoặc cả âm đầu và vần. 

Ví dụ: Đo đỏ (Hai tiếng giống nhau về cả âm đầu và vần), lao xao (hai tiếng giống nhau về vần) , xôn xao (Hai tiếng giống nhau về âm đầu)


3. Bài tập mở rộng vốn từ: Ước mơ

Bài tập 1: Ghi lại những từ trong bài tập đọc Trung thu độc lập cùng nghĩa với từ ước mơ.

Lời giải chi tiết:

Những từ trong bài tập đọc Trung thu độc lập cùng nghĩa với từ ước mơ là: mơ tưởng, mong ước.

Bài tập 2: Tìm thêm những từ cùng nghĩa với từ ước mơ:

a) Bắt đầu bằng tiếng ước. M: ước muốn

b) Bắt đầu bằng tiếng mơ. M : mơ ước

Lời giải chi tiết:

a) Bắt đầu bằng tiếng ước: ước mong, ước ao, ước vọng

b) Bắt đầu bằng tiếng mơ: mơ mộng, mơ tưởng

Bài tập 3: Ghép thêm vào sau từ ước mơ những từ ngữ thể hiện sự đánh giá .

- Đánh giá cao. M : ước mơ cao đẹp

- Đánh giá không cao. M : ước mơ bình thường

- Đánh giá thấp. M : ước mơ tầm thường

(Từ ngữ để chọn: đẹp đẽ, viển vông, cao cả, lớn, nho nhỏ, kì quặc, dại dột, chính đáng.)

Lời giải chi tiết:

- Ghép thêm vào sau từ ước mơ những từ ngữ thể hiện sự đánh giá:

- Đánh giá cao: ước mơ đẹp đẽ, ước mơ cao cả, ước mơ lớn, ước mơ chính đáng.

- Đánh giá không cao: ước mơ nho nhỏ.

- Đánh giá thấp: ước mơ viển vông, ước mơ kì quặc, ước mơ dại dột.

Bài tập 4: Nêu ví dụ minh họa về một loại ước mơ nói trên.

Lời giải chi tiết:

Nêu ví dụ minh họa về một loại ước mơ nói trên:

- Ước mơ được đánh giá cao: Ước mơ ăn học thành tài đủ năng lực phục vụ bản thân, gia đình và xã hội. Ước mơ có cuộc sống no ấm, hòa bình.

- Ước mơ được đánh giá không cao: Ước mơ có một quyển sách, một món đồ chơi, một đôi giày mới...

- Ước mơ bị đánh giá thấp: Ước mơ thể hiện lòng tham không đáy của bà vợ ông lão đánh cá. Ước mơ đi học không bị kiểm tra bài, không cần học mà điểm vẫn cao...

Bài tập 5: Em hiểu các thành ngữ dưới đây như thế nào ?

a) Cầu được ước thấy.

b) Ước sao được vậy.

c) Ước của trái mùa.

d) Đứng núi này trông núi nọ.

Lời giải chi tiết:

Hiểu nghĩa các thành ngữ

a) Cầu được ước thấy: đạt được điều mình ước mơ, mong muốn.

b) Ước sao được vậy: đạt được điều mình hằng mơ ước.

c) Ước của trái mùa: muốn những điều trái với lẽ thường.

d) Đứng núi này trông núi nọ: không bằng lòng với cái mình đang có, lại mơ tưởng tới những cái không phải là của mình. 

icon-date
Xuất bản : 09/04/2022 - Cập nhật : 13/06/2022