logo

Làm thế nào để tái hiện được một sự kiện lịch sử?

Câu trả lời đúng nhất: Để tái hiện lịch sử

- Đầu tiên chúng ta phải tìm hiểu thật rõ sự kiện lịch sử đó

- Ta phải nhập tâm hoàn toàn vào vai diễn trong quá trình tái hiện lịch sử

- Cần phải có sự tự tin khi thực hiện việc tái hiện lịch sử trước đám đông

- Việc tái hiện lịch sử khá là tốn kém thời gian và tiền bạc, đôi khi còn có thể có nguy hiểm. Vì vậy cần phải chuẩn bị sẵn sàng trước mọi tình huống

- Những người trong nhóm tái hiện lịch sử cần phải hiểu rõ về nhau và hiểu rõ về sự kiện lịch sử mà mình cần tái hiện lại.

Kiến thức tham khảo về lịch sử


1. Khái niệm lịch sử

Khi nói đến lịch sử, theo giải thích đơn giản, lịch sử là những gì thuộc về quá khứ và gắn liền với xã hội loài người. Với ý này, lịch sử bao trùm tất cả mọi lĩnh vực trong xã hội, đa diện do đó khó định nghĩa chính xác và đầy đủ. Vì thế, định nghĩa về lịch sử được rất nhiều nhà nghiên cứu đưa ra.

Các định nghĩa dưới thường cũng chỉ đúng một phần, lịch sử được hiểu theo ba ý chính được các nhà nghiên cứu đồng ý:

Việc diễn ra trong quá khứ: Những sự kiện diễn ra trong quá khứ cho đến thời điểm hiện tại, không thể thay đổi được, cố định trong không gian và thời gian, mang tính chất tuyệt đối và khách quan.

Ghi lại những việc diễn ra trong quá khứ: con người muốn nắm bắt quá khứ, diễn đạt theo sự kiện theo từ ngữ và giải thích ý nghĩa của sự kiện, mang tính chất tương đối và chủ quan của người ghi lại bằng những câu chuyện kể.

Làm thành tài liệu của việc diễn ra trong quá khứ: cách làm hoặc quá trình tập hợp những sự việc diễn ra trong quá khứ thành tài liệu cũng chính là câu chuyện kể đối với hiện tại.

Lịch sử ít nhất có hai nghĩa. Thứ nhất là sự biến đổi của vật tồn tại trong hiện thực được diễn đạt khác đi và định nghĩa là Lịch sử. Tuy nhiên việc bảo tồn quá trình đó là không có và cuối cùng biến mất. Một ý nghĩa khác của lịch sử là chỉ kết quả ghi chép lại với đối tượng là sự biến chuyển đang dần biến mất đó tức là ghi chép lịch sử. Như vậy cái trước được gọi là nghĩa rộng: toàn thể các sự kiện, cái thứ hai được gọi là sách lịch sử. Các nhà nghiên cứu đều có mong muốn nghiên cứu sâu lịch sử và dự đoán tương lai.

Tuy nhiên cả ghi chép lịch sử cũng không có khả năng ghi chép toàn bộ khuôn mặt nó chịu sự chi phối của tri thức, giá trị quan, bối cảnh thời đại, lực lượng của người chấp bút và nó trở thành hiện tượng được ghi chép qua bộ lọc và bóp méo sự thật. Edward Hallett Carr trong tác phẩm Lịch sử là gì đã chỉ ra điều đó. Các ghi chép trong chính sử bao gồm sự phản tỉnh hay bất lợi cho kẻ thắng thường có độ tin cậy cao hơn.


2. Sự khác nhau giữa lịch sử và truyền thuyết

Tiêu chí Lịch sử Truyền thuyết
Khái niệm Lịch sử nghiên cứu về các sự kiện có thật trong quá khứ với thời gian không gian nhất định, không thể thay đổi. Truyền thuyết là các câu chuyện phổ biến thường được coi là đúng, nhưng không được xác thực bằng chứng. Tuy nhiên, chúng có xu hương hợp lý vì sự kiện hoặc địa điểm lịch sử của họ.
Tính chất Lịch sử là các sự kiện có thật xảy ra trong quá khứ, mang tính chính xác, khách quan. Truyền thuyết là những câu chuyện hư cấu, không hoàn toàn đúng.
Căn cứ Lịch sử được xây dựng dựa trên các chất liệu thực tế, có thật. Truyền thuyết được truyền miệng thông qua những câu chuyện dân gian qua nhiều thế hệ.

Lịch sử và truyền thuyết đều là những câu chuyện được kể lại nhằm mục đích răn dạy, nhắc nhở thế hệ sau nhớ về cội nguồn, nhớ ơn công ơn của thế hệ trước. Bên cạnh đó, chúng còn có ý nghĩa răn đe, giáo dục các bài học kinh nghiệm quý báu về rèn luyện phẩm chất, đạo đức. Tuy nhiên, dưới góc độ khoa học và thực tiễn, chúng ta cần nhìn nhận đúng bản chất của chúng.

>>> Xem thêm: Câu nói Lịch sử là quá trình tương tác không ngừng giữa nhà sử học và sự thật lịch sử


3. Lịch sử và tiền sử

Lịch sử thế giới là ký ức về trải nghiệm trong quá khứ của Homo sapiens sapiens trên toàn thế giới, vì kinh nghiệm đó đã được bảo tồn, chủ yếu là trong các ghi chép bằng văn bản. Khi nhắc đến "tiền sử", các nhà sử học có hàm ý nói về sự phục hồi kiến thức về quá khứ trong một khu vực không có lưu trữ bằng văn bản tồn tại, hoặc tại một khu vực mà văn bản của một nền văn hóa không đọc hiểu được. Bằng cách nghiên cứu hội họa, bản vẽ, chạm khắc và các đồ tạo tác khác, một số thông tin có thể được phục hồi ngay cả khi không có văn bản lưu lại. Từ thế kỷ 20, nghiên cứu về tiền sử được coi là cần thiết để tránh sự loại trừ ngầm của lịch sử đối với một số nền văn minh, chẳng hạn như châu Phi Hạ Sahara và châu Mỹ thời tiền Columbus. Các nhà sử học ở phương Tây đã bị chỉ trích vì tập trung quá nhiều vào thế giới phương Tây. Năm 1961, nhà sử học người Anh E. H. Carr đã viết:

Ranh giới phân định giữa thời tiền sử và lịch sử bị vượt qua khi con người không còn sống ở hiện tại và trở nên quan tâm một cách có ý thức cả về quá khứ và tương lai của họ. Lịch sử bắt đầu với việc truyền lại truyền thống; và truyền thống có nghĩa là mang theo những thói quen và bài học của quá khứ vào tương lai. Những ghi chép của quá khứ bắt đầu được lưu giữ vì lợi ích của các thế hệ tương lai.

Định nghĩa này bao gồm trong phạm vi lịch sử, có lợi ích mạnh mẽ của các dân tộc, như người Úc bản địa và người New Zealand Māori trong quá khứ, và các ghi chép bằng miệng được duy trì và truyền lại cho các thế hệ kế tiếp, ngay cả trước khi họ tiếp xúc với nền văn minh châu Âu. 

icon-date
Xuất bản : 01/06/2022 - Cập nhật : 01/06/2022