logo

"Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân" là gì

Câu trả lời chính xác nhất:

"Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân" là một câu nói nổi tiếng của Khổng Tử. "Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân" có nghĩa là điều gì mình không muốn thì cũng đừng làm cho người khác. "Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân" trong thực tế có nghĩa là hãy biết coi trọng tình người, tự đặt mình vào hoàn cảnh của người khác, lúc nào cũng lây cái tâm đức trong sáng để nghĩ về những điều đã xảy ra, sự việc liên quan tới người khác để xử sự đầy tình người. Trong xã hội có những con người cứ thích yêu cầu người khác làm những việc mà bản thân họ không thích, chỉ nghĩ đến bản thân với lối sống nhỏ nhen ích kỉ, đố kị với người khác.

Các bạn hãy cùng Top lời giải tìm hiểu kĩ hơn về câu "Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân" cũng như Khổng Tử qua phần mở rộng dưới đây nhé.


1. Khổng Tử là ai?

Nhắc đến nền văn hóa truyền thống Trung Hoa chúng ta đều biết Khổng Tử. Khổng Tử tức Khổng Phu Tử là danh hiệu tôn kính của hậu thế dành cho Khổng Khâu tự Trọng Ni. Khổng Tử là một vĩ nhân có sức ảnh hưởng to lớn cho đến ngày nay, những triết học của đạo Khổng vẫn luôn tồn tại song hành với sự phát triển hiện đại của đất nước này. Triết lí của Khổng Tử không chỉ được Trung Hoa noi theo, mà thậm chí cả Phương Đông và cả những triết gia phương Tây noi theo. Ông được coi là một vị Thánh của Trung Hoa. Triết lý của Khổng Tử nhấn mạnh sự tu dưỡng đức hạnh cá nhân và cai trị bằng đạo đức: "tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ". Ông đưa ra các quy tắc trong các mối quan hệ xã hội, đề cao "Đạo Trung Dung" và các đức tính "Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín". Khổng Tử đề cao mối quan hệ gia đình, thờ cúng tổ tiên, trẻ kính trọng già, vợ tôn trọng chồng, và gia đình là căn bản cho một xã hội lý tưởng. Ông cũng luôn lấy những điều tốt đẹp trong quá khứ ra làm chuẩn mực, và khuyên người Trung Quốc, đặc biệt là tầng lớp cai trị, tự đổi mới mình dựa trên những hình mẫu những vị vua hiền trong quá khứ. Chính vì vậy mà các tư tưởng của Khổng Tử đã được phát triển thành một hệ thống triết học, và được gọi là Khổng giáo.

>>> Xem thêm: Theo Khổng Tử, quan niệm về Tam cương là?

Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân là gì

2. "Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân" là gì?

"Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân" là câu nói nổi tiếng của Khổng Tử có nghĩa là điều gì mình không muốn thì cũng đừng làm cho người khác. Làm gì cũng nên suy bụng ta ra bụng người. Ai mà tâm sự, bụng dạ chẳng như nhau. Cái ta muốn có thì thiên hạ cũng muốn, cái ta không muốn thì thiên hạ cũng tránh.

"Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân" trong thực tế có nghĩa là hãy biết coi trọng tình người, tự đặt mình vào hoàn cảnh của người khác, lúc nào cũng lây cái tâm đức trong sáng để nghĩ về những điều đã xảy ra, sự việc liên quan tới người khác để xử sự đầy tình người. Trong xã hội có những con người cứ thích yêu cầu người khác làm những việc mà bản thân họ không thích, chỉ nghĩ đến bản thân với lối sống nhỏ nhen ích kỉ, đố kị với người khác.

Tương truyền, một ngày đẹp trời, có đệ tử hỏi Khổng Tử:

- Nhân là gì vậy sư phụ?

Ông đáp:

- Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân.

Lần nữa, một đệ tử khác lại hỏi:

- Câu nào sư phụ tâm đắc nhất?

Ông cũng đáp:

- Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân.

>>> Xem thêm: Những câu nói hay của Khổng Tử về tình yêu và cuộc sống

Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân là gì

Cái gì mình không thích thì đừng làm cho người khác, hay nói khác hơn, mình muốn gì thì cho người khác cái đó. Nhân là yêu người, yêu người khác như yêu...bản thân mình.


3. Suy nghĩ về câu "Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân" của Khổng Tử

Để sống có Nhân thì tuân theo nguyên tắc vàng của Khổng tử: ông đã tranh luận rằng người ta phải luôn đối xử với người khác đúng như những gì họ muốn người khác đối xử với họ. Đức hạnh theo Khổng tử là dựa trên việc sống hài hòa với mọi người.Hệ thống đạo đức của Khổng Tử dựa trên lòng vị tha và hiểu những người khác, điều này được thể hiện rõ qua câu nói của ông: “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân” tức là cái gì mà ta không muốn thì đừng làm cho người khác.

Câu nói có thể coi là một quan điểm về “Nhân” tức là về lòng yêu thương của con người.Đây là một quan điểm hoàn toàn đúng đắn và tiến bộ. Một quan điểm thể hiện cách sống nhân văn. Mỗi chúng ta sống cùng nhau, đều mong muốn những điều tốt đẹp nhất đến với mình chứ không ai mong muốn rủi ro vậy nên những gì mà mình không muốn cũng đừng đem đến cho người khác. Thực tế, trong cuộc sống khó tránh khỏi những suy nghĩ ích kỉ của bản thân, vì lợi ích của mình, ví dụ như xếp hàng nơi công cộng,tình trạng chen lến xô đẩy cũng là muốn mình được đáp ứng nhu cầu trước, tuy nhiên để xây dựng một xã hội ngày càng tốt đẹp thì gì mà mình không muốn cũng đừng đem đến cho người khác.

“Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân” trong thực tế có nghĩa là hãy biết coi trọng tình người, tự đặt mình vào hoàn cảnh của người khác, lúc nào cũng lây cái tâm đức trong sáng để nghĩ về những điều đã xảy ra, sự việc liên quan tới người khác để xử sự đầy tình người.Trong xã hội có những con người cứ thích yêu cầu người khác làm những việc mà bản thân họ không thích, chỉ nghĩ đến bản thân với lối sống nhỏ nhen ích kỉ, đố kị với người khác. Ví như khi đứng chờ thanh toán hàng giữa một siêu thị, bạn sẽ không thể không thấy cảnh người ta chen lấn, xô đẩy nhau để được thanh toán nhanh hơn, chẳng ai nghĩ đến ai, người ta cứ chăm chăm vào cái lợi cho bản thân mà không nghĩ đến lợi ích chung to lớn hơn. Trong một công ty, anh này thấy anh kia chăm chỉ hơn được xếp ưu tiên hơn thì nặng lời bóng gió, ám chỉ. Những điều gì khó khăn thì đùn đẩy hết cho người khác, còn mình thì nhận về những cái phần dễ dàng. Có bao giờ ta thử hỏi, ai cũng chọn phần dễ dàng thì gian khổ sẽ dành phần ai? Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, vậy việc nặng học ai gánh? Ai cũng chỉ chăm chăm lo cho chính cái tôi của mình, thế thì xã hội sẽ đi về đâu?

Cái thói sống vị kỉ ấy sẽ làm tha hóa đi nhân cách con người, kéo lui theo cả sự phát triển của xã hội. Một cá nhân sống ích kỉ khiến tập thể không phát triển được, kìm kẹp, soi mói lẫn nhau, tranh giành không ai nhường ai, thử hỏi một tập thể như vậy sao có thể vững mạnh. Rồi xã hội cũng vì thế mà chậm phát triển bởi xã hội cũng là được tạo bởi các nhân. Các cá nhân không tốt thì xã hội không phát triển là điều đương nhiên.

Từ đây mỗi người cần rèn luyện để có lối sống vị tha. Mình nên thay đổi chính mình trước khi mong muốn sự thay đổi từ người khác, hãy yêu thương tin tưởng họ trước khi mong họ yêu thương và tin tưởng mình. Cần học cách ứng xử nhân văn, nhìn nhận sự việc dưới nhiều góc độ để có cái nhìn cảm thông sâu sắc hơn.

-------------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn tìm hiểu về câu nói "Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân" là gì của Khổng Tử. Hy vọng những thông tin này ẽ giúp bạn biết cách đối nhân xử thế để cuộc sống tốt đẹp hơn. Chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 22/07/2022 - Cập nhật : 22/07/2022