logo

Ai đã đề xuất ý tưởng triết học "Tôi tư duy nên tôi tồn tại"?

“Tôi tư duy, vậy thì tôi tồn tại” hoặc “Tôi tư duy, nên tôi tồn tại” hay “Tôi nghi ngờ, nên tôi tư duy, nên tôi tồn tại” là một phát biểu triết học được René Descartes sử dụng đã trở thành yếu tố nền tảng cho triết học Tây phương. Để hiểu rõ hơn về ai đã đề xuất ý tưởng triết học “Tôi tư duy nên tôi tồn tại”, mời các bạn cùng Toploigiai đến với phần nội dung dưới đây nhé!


1. Ai đã đề xuất ý tưởng triết học “Tôi tư duy nên tôi tồn tại”?

Nói đến Descartes, lập tức người ta nghĩ đến 4 sản phẩm tư tưởng độc đáo của ông, có ảnh hưởng vô cùng sâu rộng đối với tư duy của nhân loại trong thời cận đại và hiện đại, thậm chí đến nay vẫn là nền tảng tư tưởng của tư duy khoa học và tư duy duy lý:

“Tôi tư duy, vậy tôi tồn tại” (Cogito ergo sum), câu châm ngôn nổi tiếng nhất thế giới“Luận văn về Phương pháp” (Discours de la Méthode), tác phẩm triết học nền tảng của tư duy duy lý.“Hình học Giải tích” (Géometrie Analytique), một cuộc cách mạng trong nhận thức toán học, một đóng góp vĩ đại cho cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật từ thế kỷ 17 tới nay“Luận thuyết về ý thức” (Thèse sur la conscience), chỉ ra sự bất lực của khoa học vật chất trong sự hiểu biết về ý thức, đưa ra luận cứ logic đối với sự hiện hữu của thế giới phi vật chất

Câu châm ngôn la-tinh “Cogito ergo sum” là một mệnh đề triết học của René Descartes, được dịch ra tiếng Anh là “I think, therefore I am”, và tiếng Việt là “Tôi tư duy, vậy tôi tồn tại”. Nhưng nó được người đời biết đến nhiều nhất bằng tiếng Pháp, “Je pense, donc je suis”, trong tác phẩm “Luận văn về phương pháp” của ông. Câu nói đậm dấu ấn triết học nhận thức này đã được các học giả bình luận theo rất nhiều cách khác nhau, từ nghĩa hẹp đến nghĩa rộng, nhưng chính Descartes đã giải thích nó trong cuốn “Những nguyên lý triết học” (Les Principes de la Philosophie) của ông rằng “ Chúng ta không thể ngờ vực sự tồn tại của chúng ta trong khi chúng ta đang ngờ vực… ”

Đối với Augustine và Decartes, chính những hiểu biết về cái bản thể (self) là thứ sẽ cung cấp cho ta những tiêu chuẩn của sự thật và loại bỏ được sự nghi ngờ.

Chính từ việc tìm tòi khám phá xem chúng ta có thể biết được điều gì từ việc tự phản biện và tự ngẫm nghĩ sẽ tự nhiên dẫn chúng ta đến câu hỏi tư duy là gì và bản chất của đối tượng tư duy, hay tâm trí là gì. Về vấn đề này, triết gia Decartes đã có một hướng tiếp cận cực nổi tiếng: Chúng ta có thể trực tiếp tư duy và cảm nhận được sự tồn tại của mình mà không cần đến một thể xác, hay nói cách khác, ông cho rằng tâm trí là thứ tồn tại độc lập với thể xác.

Chủ nghĩa nhị nguyên Decates (Tâm trí và thể xác tồn tại độc lập) gợi ý rằng chúng ta không thể tìm tòi, khám phá học hỏi được điều gì từ các nghiên cứu khoa học về tâm trí (ví dụ khoa học thần kinh nhận thức hay khoa học hành vi).

Tuy nhiên, như chúng ta sẽ thấy ở những bài sau, điều này không đúng. Yêu nó hay ghét nó, chủ nghĩa nhị nguyên Decartes vẫn tiếp tục có ảnh hưởng lớn đến những cuộc tranh luận về tâm trí, bản chất và chức năng của nó, và những tranh luận về trí thông minh của động vật và máy móc.

Phiên bản tiếng Latin của câu nói này là “Cogito ergo sum”, phiên bản tiếng Anh là “I think therefore I am”. Có một số người khi nhắc đến câu này họ còn thêm một vế nữa ở phía trước “Dubito ergo cogito ergo sum”  — “I doubt therefore I think therefore I am” — “Tôi nghi ngờ nên tôi tư duy nên tôi tồn tại”. Nhưng ở Việt Nam, câu nói này dược biết đến nhiều hơn với cách nói “Tôi tư duy nên tôi tồn tại”. Có lẽ bởi “Tư duy” là từ Hán Việt nên mang tính trang trọng nhiều hơn. Nhưng chúng ta cần hiểu rằng, hề có sự khác nhau về mặt ý nghĩa nào giữa hai cách nói “Tôi tư duy nên tôi tồn tại” và “Tôi suy nghĩ nên tôi tồn tại”. Trong khuôn khổ series này tôi sẽ dùng từ “Suy nghĩ” (Think) thay cho từ “Tư duy” bởi như vậy đúng với bản gốc tiếng Anh hơn. Và để cho bài viết đỡ rườm rà, tôi sẽ gọi lập luận này là lập luận cogito.

>>> Xem thêm: Theo triết học Mac- Leenin vật chất là?

Ai đã đề xuất ý tưởng triết học tôi tư duy nên tôi tồn tại

2. Bài văn nghị luận về câu nói “Tôi tư duy nên tôi tồn tại”

Sự tiến bộ không ngừng của khoa học và công nghệ đã giúp loài người chế tạo được các robot rất hiện đại, rất giống với con người. Chúng có thể học hỏi nhanh hơn con người rất nhiều lần, làm việc hiệu quả hơn con người rất nhiều lần, chúng không cần ăn uống, nghỉ ngơi, hay đòi hỏi nhiều như con người mà chỉ cần một ít điện năng để hoạt động.

Sự ra đời của các robot như thế đã khiến nhiều người lo lắng và đặt ra câu hỏi, rằng vậy chúng ta là gì, chúng ta khác gì so với các robot, và chúng ta ưu việt hơn những robot đó ở điểm nào… Những câu hỏi sẽ giúp chúng ta nhìn nhận được thế mạnh thực sự của mình để không bị thay thế bởi các robot trong tương lai.

Bây giờ, chúng ta hãy thử nhìn nhận lại câu trả lời của mình nhé. Chúng ta là ai? Bạn là ai? Và tôi là ai?

Ai đó sẽ trả lời rằng tôi là một học sinh, một sinh viên, một kỹ sư, một bác sĩ, một doanh nhân, một nhà giáo hay một con người – công việc nào đó. Ai đó sẽ trả lời rằng tôi là chủ của một căn nhà, một chiếc ô tô, một doanh nghiệp, hay một khối tài sản nào đó… Ai đó sẽ nói rằng tôi là một người thông minh, nhân hậu, xinh đẹp, tài giỏi… hay một con người – tính cách nào đó… Nhưng hỡi ôi, tất cả những đặc điểm đó các robot đều có thể được lập trình để thay thế chúng ta được. Vậy chúng ta còn là gì? Con người còn là gì?

>>> Xem thêm: Các trường phái triết học

Ai đã đề xuất ý tưởng triết học tôi tư duy nên tôi tồn tại

Đi tìm câu trả lời này hẳn sẽ là một công việc khó khăn, một hành trình dài. Và mỗi hành trình ấy sẽ dẫn đến những câu trả lời khác nhau, và từ đó tạo ra những con người khác nhau. Không ai có thể trả lời giúp chúng ta được. Nhưng có một giải pháp chung dành cho chúng ta, đó là tìm hiểu về quá trình nhận thức bản thân của loài người nói chung, và nhìn nhận lại quá trình nhận thức của chính mình nói riêng.

Một đứa trẻ mới ra đời, chúng không có khái niệm “tôi” trong đầu, không biết gì về mình, chúng chỉ tìm hiểu về những gì diễn ra xung quanh chúng. Lớn lên một chút, chúng biết về chúng qua những gì trực quan chúng sở hữu hay thuộc về, đó là cái tên, là độ tuổi, là một giọng nói, là đôi bàn tay, hay một gia đình, một nhà trường, một miền quê nào đó… Ở độ tuổi vị thành niên, con người để ý hơn đến nội tâm của mình. Chúng phác họa về mình thông qua một số đặc điểm tư duy, cảm xúc, tính cách hay hình tượng của chúng. Và đến khi trưởng thành, con người hiểu về mình như là một thứ yếu tố quyết định, lựa chọn, sắp đặt, đại diện hay mưu cầu tất cả những yếu tố kia – đó chính là tư duy của họ.

Thế nhưng, để mỗi chúng ta hiểu được mình như vậy cũng không phải là một điều dễ dàng, mà cần phải trải qua một quá trình tiến hóa rất dài về nhận thức của nhân loại. Có thể hàng vạn năm trước đây con người còn chưa có khái niệm “tôi” hay “mình”, có thể hàng ngàn năm trước đây con người vẫn chỉ hiểu về mình như là cơ thể của chính họ. Và phải đợi mãi cho đến thế kỷ XVII, một nhà triết học lớn người Pháp – Descartes - mới phát hiện ra một cái “tôi” khác làm nên mỗi chúng ta – cái “tôi” của tư duy. Ông đã phát biểu một câu nói rất nổi tiếng được chúng ta truyền tụng đến mãi tận bây giờ “Tôi tư duy tức là tôi tồn tại”. Câu nói ấy được hiểu như là tư duy của chúng ta tự phát hiện ra chính nó, tự cảm nhận sự tồn tại của chính nó, và tự coi chính nó là “tôi”, là thứ mà chúng ta vẫn nghĩ mình là, là thứ làm nên sự khác biệt của chúng ta với những người khác, giữa loài người với các sinh vật khác, hay giữa những thực thể sống với những vật vô tri.

Phát hiện này tưởng đơn giản và nhỏ bé là thế, nhưng nó đã gợi mở rất nhiều cho những nhà triết học, nhà tư tưởng sau này. Nó là một minh chứng cụ thể và hùng hồn cho sự tiến hóa về nhận thức của con người, một sự tiến hóa từ siêu hình đến biện chứng, từ trực quan đến trừu tượng, từ hình thức đến bản chất… Và từ đó, con người biết rằng mình có quyền lựa chọn được chính mình, có quyền trở thành thứ mình muốn là thay vì chỉ là thứ mình đang thuộc về hay đang sở hữu.

Cho các bạn trẻ đang đọc những nội dung này. Các bạn có thể và có trách nhiệm đi xa hơn Descartes rất nhiều trong việc nhận thức được bản chất của mình, của cái “tôi” mà chúng ta vẫn thường sử dụng. Nhưng dù có đi xa đến đâu, các bạn cũng cần phải đi qua những gì mà nhân loại đã đi qua, đi qua Descartes, đi qua một thời kỳ coi mình là những gì mình đang suy nghĩ, coi mình là tư duy của mình. Vậy thì, hãy tạm quyên đi những gì bạn đang sở hữu hay đang thuộc về, hãy dành thời gian chăm sóc cho tư duy của mình nhé, để có một tư duy mạnh mẽ, sắc sảo và vẹn toàn. Với một tư duy như thế, cái tôi – tư duy của bạn sẽ tự cảm thấy rằng nó – và chính bạn – là một con người mạnh mẽ, sắc sảo và vẹn toàn. Có ai lại không muốn như thế chứ, đúng không?

Hãy thể hiện về bạn – cái tôi tư duy của bạn nhé!

-------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn tìm hiểu về ai đã đề xuất ý tưởng triết học “Tôi tư duy nên tôi tồn tại”. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 29/07/2022 - Cập nhật : 14/08/2023