logo

Soạn Kinh tế pháp luật 11 Chân trời sáng tạo Bài 20: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin (trang 147, 154)

Hướng dẫn Soạn Kinh tế pháp luật 11 Chân trời sáng tạo Bài 20: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin trang 147, 154 ngắn gọn, hay nhất theo chương trình Sách mới.

Bài 20: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin

Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo Bài 20: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin


1. Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào sau đây? Vì sao?

a. Theo quy định của pháp luật, quyền tự do ngôn luận không bị giới hạn.

b. Công dân có quyền sáng tạo sản phẩm báo chí và cung cấp thông tin cho báo chí. 

c. Công dân không bị giới hạn trong việc tiếp cận các loại thông tin.

d. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải cung cấp thông tin theo yêu cầu của công dân.

e. Pháp luật nghiêm cấm lợi dụng quyền tự do ngôn luận để xâm hại quyền, lợi ích của cá nhân, tổ chức khác.

Trả lời:

a. Không đồng tình vì khi thực hiện quyền tự do ngôn luận phải đưa những thông tin đúng sự thật, không được xuyên tạc, bịa đặt.

b. Đồng tình vì đây là quyền tự do báo chí của công dân.

c. Không đồng tình vì có một số thông tin không được tiếp cận (Điều 6 Luật tiếp cận thông tin năm 2016) như thông tin bí mật nhà nước, thôn tin ảnh hưởng xấu đến quốc phòng an ninh,…  và tiếp cận có điều kiện (điều 7 Luật tiếp cận thông tin năm 2016).

d. Không đồng tình vì có một số thông tin thuộc bí mật nhà nước thuộc lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh,…công dân không được phép tiếp cận.

e. Đồng tình vì việc nghiêm cấm lợi dụng quyền tự do ngôn luận để xâm hại quyền, lợi ích của cá nhân, tổ chức khác là để bảo vệ những quyền cơ bản của công dân.

Soạn Kinh tế pháp luật 11 Chân trời sáng tạo Bài 20: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin (trang 147, 154)

2. Theo em, những hành vi nào sau đây có phù hợp với quy định về quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin không? Vì sao?

a. Bạn A tham gia đóng góp ý kiến cho dự thảo Luật Trẻ em (sửa đổi).

b. Bạn B viết những tin ngắn tuyên truyền về Hiến pháp năm 2013 để đăng lên bản tin của phường nơi mình cư trú.

c. Ông Y yêu cầu được tiếp cận thông tin liên quan đến an ninh quốc gia.

d. Anh D liên hệ Toà soạn báo C để phản ánh tình hình ô nhiễm tiếng ồn ở địa bàn mình cư trú.

e. Mẹ của B không cho B tham gia các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin trên địa bàn sinh sống.

Trả lời:

Những hành vi phù hợp với quy định về quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin là: a, b, d vì:

a. Bạn A tham gia đóng góp ý kiến cho dự thảo Luật Trẻ em (sửa đổi) sẽ có thêm ý kiến, những quan điểm hay để dự thảo Luật Trẻ em (sửa đổi) càng hoàn thiện và phù hợp với thực tế hơn.

b. Bạn B viết những tin ngắn tuyên truyền về Hiến pháp năm 2013 để đăng lên bản tin của phường nơi mình cư trú vì hành vi này sẽ giúp mọi người dân hiểu biết pháp luật và tuân thủ pháp luật tốt hơn.

d. Anh D liên hệ Toà soạn báo C để phản ánh tình hình ô nhiễm tiếng ồn ở địa bàn mình cư trú vì đây là quyền tự do báo chí của công dân, miễn là thông tin anh D cung cấp là đúng sự thật.

Những hành vi vi phạm với quy định về quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin là: c, e vì:

c. Thông tin liên quan đến an ninh quốc gia là thông tin bí mật, công dân không được tiếp cận vì sẽ gây nguy hại đến đất nước.

e. Việc tham gia các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin trên địa bàn sinh sống sẽ giúp mọi người hiểu biết là tuân thủ pháp luật tốt hơn. Mẹ B không cho B tham gia là vi phạm về quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin.


3. Em hãy thực hiện các bài tập sau:

a. Ông B yêu cầu Uỷ ban nhân dân huyện D cung cấp thông tin về quy hoạch đất đai và bảng giá đất trên địa bàn. Sau khi được cung cấp thông tin, ông B đã chỉnh sửa, làm sai lệch thông tin và chia sẻ cho nhiều người. Biết được sự việc, bà C khuyên ông nên dừng ngay những hành vi vi phạm nghĩa vụ công dân về tiếp cận thông tin. Nhưng ông B cho rằng những thông tin này đã cung cấp cho ông thì ông có quyền chỉnh sửa, thay đổi.

b. Nhằm phổ biến quy định về quyền tự do ngôn luận đến người dân, huyện Y triển khai tuyên truyền bằng các hình thức treo băng rôn, khẩu hiệu, phát tờ rơi. Sau các hoạt động này, người dân trên địa bàn đã hiểu rõ hơn về quyền tự do ngôn luận, qua đó, thực hiện tốt quy định pháp luật về quyền này.

Câu hỏi:

- Em hãy nhận xét, đánh giá về hành vi của các chủ thể trong hai trường hợp trên.

- Em hãy nêu một số hậu quả của hành vi vi phạm quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin mà em biết.

Trả lời:

* Nhận xét, đánh giá về hành vi của các chủ thể trong hai trường hợp:

a. Hành vi ông B chỉnh sửa, làm sai lệch thông tin về quy hoạch đất đai và bảng giá đất trên địa bàn và chia sẻ cho nhiều người là hành vi xâm phạm quyền tiếp cận thông tin. Hành vi này sẽ làm sai lệch thông tin, gây khó khăn cho cơ quan quản lí nhà nước khi giải quyết các vấn đề về đất đai trên địa bàn. Bà C cần giải thích cho ông B về quyền và nghĩa vụ khi tiếp cận thông tin, và hành vi này sẽ bị xử lí theo quy định của pháp luật.

b. Hành vi huyện Y triển khai tuyên truyền bằng các hình thức treo băng rôn, khẩu hiệu, phát tờ rơi để phổ biến quy định về quyền tự do ngôn luận đến người dân là hoàn toàn đúng pháp luật. Điều này sẽ giúp người dân hiểu rõ các quy định của pháp luật, nắm được quyền và nghĩa vụ của mình để thực hiện tố hơn.

* Một số hậu quả của hành vi vi phạm quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin:

- Thông tin thiếu minh bạch, không tin cậy sẽ làm cho việc đưa ra các quyết định bị nhầm lẫn.

- Gây hoang mang dư luận, giảm lòng tin đối với đất nước.

- Làm ảnh hưởng đến việc quản lí hành chính, an ninh trật tự, chính trị - xã hội.


4. Em hãy đọc trường hợp sau và thực hiện yêu cầu:

    Qua tìm hiểu thông tin, bạn D (học sinh lớp 11) được biết báo M đang tuyển cộng tác viên cho mảng tin tức học đường. D đã mạnh dạn liên hệ với Toà soạn báo M và nhận được thư mời cộng tác. Từ đó, D đã có nhiều bài viết lan toả những thông tin tích cực về ngôi trường D đang theo học.

Câu hỏi:

- Em đánh giá về việc làm của bạn D.

- Em hãy kể ra ba hành vi tuân thủ quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin mà em biết.

Trả lời:

- Việc làm của bạn D đã lan toả những thông tin tích cực về ngôi trường D đang theo học. Điều này thật đáng khen ngợi.

- Những hành vi tuân thủ quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin:

+ Đưa ra những thông tin về thành phần, thời hạn sử dụng, hướng dẫn sử dụng về các sản phẩm trước khi đem ra thị trường tiêu thụ.

+ Phản ảnh những hành vi vi phạm về môi trường, trật tự an ninh cho cơ quan chức năng, báo chí.

+ Chia sẻ những thông tin lên mạng từ nguồn tin chính thống của nhà nước.


5. Em hãy sưu tầm một số hoạt động thể hiện việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin ở địa phương nơi em sinh sống

>>> Xem trả lời


6. Em hãy thực hiện những việc làm phù hợp với quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin và chia sẻ cùng các bạn

>>> Xem trả lời

>>> Xem toàn bộ: Soạn kinh tế pháp luật 11 Chân trời sáng tạo

-------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn Kinh tế pháp luật 11 Chân trời sáng tạo Bài 20: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin trang 147, 154 trong bộ SGK Chân trời sáng tạo theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Click vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 27/04/2023 - Cập nhật : 21/07/2023