logo

Lý thuyết KTPL 11 Bài 20 Chân trời sáng tạo: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin

Tóm tắt Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo Bài 20: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Tổng hợp lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 trọn bộ chi tiết, đầy đủ.

Bài 20: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin


1. Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin

- Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin:

+ Công dân có quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin theo quy định của Hiến pháp năm 2013. Khi thực hiện các quyền này, công dân có nghĩa vụ tuân thủ và chấp hành pháp luật về các quyền này và các nghĩa vụ khác có liên quan.

+ Biểu hiện của quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin:

* Mọi người được tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt thông tin, ý kiến của mình đối với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội dưới hình thức bằng lời nói, văn bản hoặc dưới bản điện tử hay dưới hình thức khác.

* Công dân được sáng tạo tác phẩm báo chí, tiếp cận, cung cấp thông tin cho báo chí, phản hồi thông tin trên báo chí, liên kết với cơ quan báo chí thực hiện sản phẩm báo chí, in và phát hành báo in theo quy định pháp luật.

* Công dân được chủ động tiếp cận các thông tin do cơ quan nhà nước nắm giữ việc thực hiện quyền này theo quy định của Luật Tiếp cận thông tin.

* Công dân có nghĩa vụ tôn trọng quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin của người khác. Pháp luật nghiêm cấm lợi dụng quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin để xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo Bài 20: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin

2. Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin

- Hành vi xâm phạm quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin của người khác tuỳ theo tính chất, mức độ có thể bị xử lí kỉ luật, xử lí hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.

* Điều 167 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định:

- Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân, đã bị xử lí kỉ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

+ Có tổ chức;

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

- Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ từ 01 năm đến 05 năm.

- Công dân có trách nhiệm biết những quy định của pháp luật về quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin, xây dựng ý thức tự giác thực hiện và vận động những người xung quanh chấp hành nghiêm chỉnh quy định pháp luật về quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin.

3. Câu hỏi trắc nghiệm Bài 20: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin

Câu 1: Một trong những hình thức để công dân thực hiện đúng quyền tự do ngôn luận là

A. Lan truyền bí mật nhà nước.

B. Phát biểu ý kiến trong hội nghị.

C. Bịa đặt những thông tin sai sự thật.

D. Chia sẻ thông in chưa kiểm chứng..

Câu 2: Chủ thể nào trong tình huống sau đã thực hiện tốt quyền tiếp cận thông tin của công dân?

Tình huống. Chị V và anh K muốn tìm hiểu thông tin về bồi thường, hỗ trợ tái định cư đối với hộ gia đình khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện mình để xây dựng các công trình công cộng. Hai người đến Uỷ ban nhân dân huyện đề nghị được cung cấp thông tin về những nội dung này. Sau khi nghe chị V và anh K trình bày về mong muốn của mình, ông T (cán bộ lãnh đạo huyện X) đã từ chối cung cấp thông tin với lý do: đây là những tài liệu mật, không được phép công khai.

A. Chị V và anh K.

B. Ông T và anh K.

C. Ông T và chị V.

D. Ông T, chị V, anh K.

Giải thích

Trong tình huống trên, chị V và anh K đã thực hiện tốt quyền tiếp cận thông tin của công dân vì đã biết tìm hiểu thông tin về bồi thường, hỗ trợ tái định cư đối với hộ gia đình khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện mình để xây dựng các công trình công cộng.

Câu 3: Bạn M là sinh viên đại học viết bài đăng báo nhằm chia sẻ kinh nghiệm của lực lượng sinh viên tình nguyện đã có nhiều hoạt động sáng tạo trong chiến dịch "Tiếp sức mùa thi". Bạn M đã thực hiện quyền nào sau đây của công dân?          

A. Tự do ngôn luận.          

B. Thông cáo báo chí.

C. Đối thoại trực tuyến.

D. Kiểm soát truyền thông.

Giải thích

Bạn M đã thực hiện quyền tự do ngôn luận vì đã viết bài đăng báo nhằm chia sẻ kinh nghiệm của lực lượng sinh viên tình nguyện đã có nhiều hoạt động sáng tạo trong chiến dịch "Tiếp sức mùa thi".

Câu 4: Đọc tình huống sau và cho biết: người dân xã X đã thực hiện quyền nào của công dân?

Tình huống. Trong phong trào xây dựng nông thôn mới, chính quyền xã X đã có nhiều việc làm tích cực; tuy nhiên, vẫn còn một số cán bộ có việc làm gây dư luận không tốt trong nhân dân. Trước tình hình đó, bà con xã X đã phản ánh với báo chí về tình trạng: cán bộ phụ trách công trình đã không minh bạch trong việc thu chi tiền làm đường của các hộ dân trong xã.

A. Tiếp cận thông tin.

B. Bảo hộ danh dự.

C. Tự do ngôn luận.

D. Tự do báo chí.

Giải thích

Trong tình huống trên, người dân xã X đã thực hiện quyền tự do báo chí của công dân vì đã phản ánh với báo chí về tình trạng: cán bộ phụ trách công trình đã không minh bạch trong việc thu chi tiền làm đường của các hộ dân trong xã.

Câu 5: Ông C viết bài đăng báo ca ngợi lực lượng chức năng đã cùng đồng bào khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra. Ông C đã thực hiện quyền nào sau đây của công dân?

A. Quản trị truyền thông.

B. Đối thoại trực tuyến.

C. Thông cáo báo chí.

D. Tự do ngôn luận.

>>> Xem toàn bộ: Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo

-------------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo Bài 20: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới Lớp 11 nhé. Chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 27/06/2023 - Cập nhật : 12/08/2023