logo

Lý thuyết KTPL 11 Bài 21 Chân trời sáng tạo: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo

Tóm tắt Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo Bài 21: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Tổng hợp lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 trọn bộ chi tiết, đầy đủ.

Bài 21: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo


1. Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo

- Một số quy định cơ bản của pháp luật về nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo:

+ Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; theo hoặc không theo một tôn giáo nào.

+ Mọi người phải tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác.

+ Khi tham gia hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo, mọi người có nghĩa vụ tuân thủ Hiến pháp, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Hành vi vi phạm pháp luật về quyền, nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lí kỉ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo Bài 21: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo

2. Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo

- Hành vi vi phạm pháp luật về quyền, nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lí kỉ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

* Khoản 1 Điều 64 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 quy định:

 + Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lí vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

* Điều 164 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định:

+ Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác ngăn cản hoặc ép buộc người khác thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, đã bị xử lí kỉ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

+ Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

- Có tổ chức

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

- Phạm tội 02 lần trở lên;

- Dẫn đến biểu tình;

- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

+ Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm”

* Khoản 1 và 3 Điều 24 Luật Xử lí vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) quy định:

+ Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lí nhà nước đối với cá nhân được quy định như sau: Phạt tiền đến 30 000 000 đồng: hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; bạo lực gia đình; lưu trữ; tín ngưỡng, tôn giáo; thi đua, khen thưởng; hành chính tư pháp; dân số; vệ sinh môi trường; thống kê; đối ngoại.

+ Mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.


3. Trách nhiệm của công dân về quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo

- Công dân có trách nhiệm:

+ Tuân thủ Hiến pháp, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và quy định khác của pháp luật có liên quan;

+ Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác;

+ Tôn trọng những lễ hội tín ngưỡng, hoạt động sinh hoạt tín ngưỡng của mọi tôn giáo;

+ Tôn trọng những cơ sở thờ tự như đình, đền, miếu, nhà thờ dòng họ và những cơ sở tương tự khác;

+ Không được bài xích, gây mất đoàn kết, chia rẽ giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo và những người không có tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau;

+ Tuyên truyền và lên án các hành vi mê tín dị đoan;

+ Lên án, đấu tranh với các hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường, đạo đức xã hội, thân thể, sức khoẻ, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác.


4. Câu hỏi trắc nghiệm Bài 21: Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo

Câu 1: Hành vi nào sau đây không vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân?

A. Bà D lợi dụng nghi lễ cúng sao giải hạn để lừa gạt, chiếm đoạt tài sản của bà M.

B. Giám đốc K phân biệt đối xử giữa nhân viên X và T vì nhân viên X theo tôn giáo P.

C. Anh H chủ động tìm hiểu thông tin trước khi tham dự lễ hội tín ngưỡng ở địa phương.

D. Bà C kiên quyết ngăn cản con gái kết hôn với anh P vì anh P là người theo tôn giáo khác.

Giải thích

Việc anh H chủ động tìm hiểu thông tin trước khi tham dự lễ hội tín ngưỡng ở địa phương không vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân.

Câu 2: Thờ đức chúa, không thắp hương mà đi nghe giảng kinh đạo thuộc đạo nào?

A. Đạo Tin lành.

B. Đạo Thiên Chúa.

C. Đạo Phật.

D. Đạo Hòa Hảo

Câu 3: Ở Việt Nam, tôn giáo nào chiếm tỷ lệ lớn nhất?

A. Phật giáo.

B. Thiên Chúa giáo.

C. Đạo Cao Đài.

D. Đạo Hòa Hảo.

Giải thích

Ở Việt Nam, Phật giáo chiếm tỷ lệ lớn nhất. Đến năm 2019, Phật giáo tổng số có 13,2 triệu người và chiếm 13,7% tổng dân số cả nước, đây là con số lớn trong số 16 tôn giáo được phép hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.

Câu 4: Vào ngày lễ, Tết hằng năm, X thường cùng mẹ đi lễ tại ngôi chùa cổ (là di tích lịch sử – văn hoá) ở gần nhà để bày tỏ sự thành kinh của mình và cầu mong những điều tốt đẹp cho bản thân, gia đình, bạn bè. Bạn X đã thực hiện quyền nào của công dân?

A. Tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

B. Bình đẳng trước pháp luật.

C. Được bảo hộ danh dự.

D. Tự do ngôn luận.

Giải thích

Vào ngày lễ, Tết hằng năm, X thường cùng mẹ đi lễ tại ngôi chùa cổ (là di tích lịch sử – văn hoá) ở gần nhà để bày tỏ sự thành kinh của mình và cầu mong những điều tốt đẹp cho bản thân, gia đình, bạn bè, có thể thấy X đã thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

Câu 5: Trong tình huống sau, chủ thể nào đã vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân?

Tình huống. Anh A và chị B là vợ chồng, hai người chung sống cùng nhà với bố mẹ anh A là ông T và bà C. Chị B là người theo tôn giáo và thường đi cầu nguyện nhằm mong muốn có một cuộc sống bình an, tốt đẹp. Nhưng theo anh A, việc thực hành tôn giáo của chị B rất mất thời gian, không mang lại lợi ích kinh tế cho gia đình. Chị B không đồng ý vì đây là quyền tự do của công dân về tôn giáo, tín ngưỡng. Tuy nhiên, anh A vẫn phản đối và thường xuyên lên án, cấm đoán không cho chị thực hành tôn giáo của mình. Thấy vợ chồng hai con thường xuyên bất hòa, ông T và bà C tuyên bố: nếu chị B không từ bỏ việc thực hành tôn giáo thì sẽ đuổi chị B ra khỏi nhà.

A. Anh A và chị B.

B. Chị B và bà C.

C. Ông T, chị B và anh A.

D. Bà C, ông T và anh A.

>>> Xem toàn bộ: Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo

-------------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo Bài 21: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới Lớp 11 nhé. Chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 27/06/2023 - Cập nhật : 12/08/2023