logo

Khối lượng riêng của thuỷ ngân là?

Câu trả lời chính xác nhất: Khối lượng riêng của thuỷ ngân là Dhg= 13600 kg/ m3

Để hiểu rõ hơn về Khối lượng riêng của thuỷ ngân mời các bạn đến với phần nội dung dưới đây nhé!


1. Thủy ngân là gì? Khối lượng riêng của thủy ngân là gì?

Thủy ngân là kim loại nặng, có ánh bạc, có ký hiệu Hg. Ở nhiệt độ thường, Hg tồn tại trạng thái lỏng và dễ bay hơi, lan rộng ra môi trường xung quanh. Được ứng dụng trong nhiệt kế, chế tạo bóng đèn, dung môi trong phòng thí nghiệm, hỗn hợp hàn răng,…

Nó có điểm đóng băng −38,83 °C và điểm sôi là 356,73 °C, thấp nhất so với bất kỳ kim loại ổn định nào, mặc dù các thí nghiệm sơ bộ về copernixi và flerovi đã chỉ ra rằng chúng có điểm sôi thấp hơn (copernici là nguyên tố dưới thủy ngân trong bảng tuần hoàn, đi theo xu hướng giảm điểm sôi xuống ở nhóm 12). Khi đóng băng, khối lượng thủy ngân giảm 3,59% và mật độ của nó thay đổi từ 13,69 g/cm³ khi ở trạng thái lỏng đến 14.184 g/cm³ khi ở trạng thái rắn.

+ Số hiệu nguyên tử 80

+ Khối lượng riêng là Dhg= 13600 kg/ m3

>>> Xem thêm: Nhiệt độ nóng chảy của thủy ngân là bao nhiêu?

Thủy ngân được sử dụng trong nhiệt kế, áp kế, áp suất kế, huyết áp kế, van phao, công tắc thủy ngân, rơle thủy ngân, đèn huỳnh quang và các thiết bị khác, mặc dù những lo ngại về độc tính của nguyên tố này đã dẫn đến nhiệt kế thủy ngân và máy đo huyết áp bị loại bỏ trong môi trường lâm sàng. lựa chọn thay thế bằng rượu hoặc galinstan trong các nhiệt kế thủy tinh và thermistor - hoặc công cụ điện tử hồng ngoại dựa trên. Tương tự như vậy, đồng hồ đo áp suất cơ học và cảm biến đo biến dạng điện tử đã thay thế máy đo huyết áp thủy ngân.

Khối lượng riêng của thuỷ ngân là

Hg là chất độc hại gây nguy hiểm tới sức khỏe con người. Theo WHO (tổ chức y tế thế giới) thì chất này là một trong mười nhóm hóa chất độc nhất. Ở dạng kim loại, các hợp chất và muối của Hg rất độc. Khi cơ thể tiếp xúc, hít thở hay nuốt phải các chất trên sẽ gây tổn thương não và gan.


2. Phương pháp phát tán thủy ngân

- Không khí trong nhà: Thủy ngân có thể được giải phóng vào không khí trong nhà dưới dạng khí dung (xịt) hoặc dạng hơi.

- Nước: Thủy ngân có thể có trong nước ô nhiễm.

- Thực phẩm: Thủy ngân có thể có trong thực phẩm ô nhiễm.

- Không khí ngoài trời: Thủy ngân có thể được giải phóng vào không khí ngoài trời dưới dạng khí dung (xịt) hoặc dạng hơi.

- Nông nghiệp: Nếu thủy ngân được thải vào không khí dưới dạng khí dung, nó có thể gây ô nhiễm nông sản. Nếu thủy ngân được giải phóng dưới dạng hơi, rất khó có khả năng gây ô nhiễm cho các sản phẩm nông nghiệp.


3. Nguy cơ đối với môi trường và sức khỏe

Thủy ngân là kim loại lỏng khó phân hủy trong môi trường và tích lũy sinh học trong chuỗi thức ăn. Thủy ngân ít độc, nhưng hơi, các hợp chất và muối của nó rất độc, có thể gây tổn thương hệ thần kinh, tiêu hóa, hô hấp, hệ thống miễn dịch và thận. Cho dù ít độc hơn so với các hợp chất của nó nhưng thủy ngân vẫn tạo ra sự ô nhiễm đáng kể đối với môi trường vì nó tạo ra các hợp chất hữu cơ trong cơ thể sinh vật.

Thủy ngân giải phóng từ chất thải có chứa thủy ngân tồn tại trong môi trường (đất, nước, không khí, trầm tích, thực vật..) hoặc tích tụ trong chuỗi thức ăn và vào cơ thể con người thông qua tiêu thụ cá và hải sản, hoặc hơi thủy ngân trực tiếp hoặc được hấp thụ trên tóc của con người. Để giám sát mức độ thủy ngân trong môi trường do chất thải thủy ngân cần phân tích các mẫu khác nhau, như các mẫu sinh học (cá và tôm, cua, sò, hến), mẫu môi trường (nước, trầm tích, đất và không khí), mẫu thực vật và con người (tóc, máu và nước tiểu).

Các ảnh hưởng độc hại của thủy ngân đã được biết khá rõ. Hơi thủy ngân ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương và ngoại biên, phổi, thận, da, và mắt. Nó cũng ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch và gây đột biến.

Khối lượng riêng của thuỷ ngân là

>>> Xem thêm: Cách dùng nhiệt kế thủy ngân


4. Dấu hiệu cơ thể bị nhiễm độc thủy ngân

Sau khi phơi nhiễm cấp tính với thủy ngân qua đường da, con người có biểu hiện ngộ độc cấp thủy ngân cấp trên da như dị cảm hoặc ngứa, rát, sưng, đau, hoặc cảm giác như côn trùng nhỏ bò trên hoặc dưới da, đổi màu da, và bong tróc da.

Nếu phơi nhiễm thủy ngân cấp tính qua đường khí (hít phải khí thủy ngân) hoặc đường ăn uống, người bị nhiễm độc có thể có các biểu hiện bị ra mồ hôi nhiều, nhịp tim nhanh, tăng tiết nước bọt và tăng huyết áp. Trẻ em bị ngộ độc có thể có má, mũi và môi đỏ hồng, rụng tóc, răng và móng, phát ban trên da trong thời gian ngắn, yếu cơ và tăng nhạy cảm với ánh sáng. Giải thích cho hiện tượng này là do thủy ngân gây ức chế không hồi phục các enzym (COMT – catechol O methyl transferase) cần thiết cho quá trình dị hóa catecholamine (là một chất dẫn truyền tín hiệu thần kinh).

Trẻ em ngộc độc thủy ngân có thể biểu hiện má, mũi và môi đỏ hồng; rụng tóc, răng và mòng, phát ban thoáng qua, yếu cơ và tăng nhạy cảm với ánh sáng, ngoài ra có thể gặp rối loạn chức năng thận hoặc các dấu hiệu tâm thần kinh như mất cảm xúc, giảm trí nhớ hoặc mất ngủ.

----------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn tìm hiểu về Khối lượng riêng của thuỷ ngân. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 04/08/2022 - Cập nhật : 04/08/2022