logo

Vì sao xăng dễ bốc cháy hơn dầu

Câu trả lơi chính xác nhất:

Xăng dễ bốc cháy hơn dầu là do:

- Thứ nhất, do xăng dễ bốc cháy hơn dầu hỏa vì điểm chớp cháy của xăng (-43oC) thấp hơn điểm chớp cháy của dầu hỏa (38oC - 72oC).

- Thứ hai, do xăng ít tạp chất hơn dầu hoả

- Thứ ba, xăng bốc hơi nhiều và nhanh hơn dầu hoả, xăng dạng hơi cũng dễ bén lửa

Để hiểu rõ hơn vì sao xăng dễ cháy hơn dầu, Top lời giải mời các bạn đọc bài viết dưới đây nhé.


1. Vì sao xăng dễ bốc cháy hơn dầu?

Xăng và dầu là "anh em với nhau", về phương diện hoá học chúng đều là hợp chất do hai loại nguyên tử cacbon và hyđro - các hyđrocacbon - tạo ra. Điểm khác nhau là ở chỗ xăng gồm có các phân tử có số nguyên tử cacbon trong phân tử từ 5 - 11, còn ở dầu hỏa số nguyên tử cacbon trong phân tử là 11 - 16. số nguyên tử cacbon trong phân tử hyđro cacbon khác nhau thì tính chất cháy cũng khác nhau. Với xăng ở nhiệt độ thường khi tiếp xúc với ngọn lửa hoặc tia lửa là bốc cháy dễ dàng, còn dầu hoả ở nhiệt độ thường khi tiếp xúc vói lửa ngọn không bắt cháy được. Thế nhưng khi tẩm dầu hoả vào bấc đèn dùng ngọn lửa để châm thì bấc đèn sẽ cháy ngay. Vì sao vậy?

Sự cháy của vật chất được chia thành bốn tình huống:

+ Loại thứ nhất gọi là cháy lan rộng. Khí than trong phòng kín, khí hoá lỏng là nhiên liệu khí. Khi dòng khí thoát ra, sẽ lan toả trong không khí một mặt vừa trộn lẫn, một mặt vừa cháy.

+ Loại thứ hai là chất cháy bay hơi: cồn, xăng, là nhiên liệu ở trạng thái lỏng. Thông thường bản thân nhiên liệu lỏng không cháy, nhưng sau khi bay hơi, hơii nhiên liệu sẽ trộn lẫn với không khí làm thành hỗn hợp dễ cháy.

+ Loại thứ ba là sự cháy phân huỷ: đó là các chất rắn hoặc chất lỏng khó bay hơi. Sau khi chịu tác dụng của nhiệt sẽ phân huỷ thành các chất khí dễ cháy.

+ Cuối cùng là loại chất cháy trên bề mặt. Than cốc thuộc loại này. Với loại chất cháy này sự cháy xảy ra trên bề mặt tiếp xúc giữa không khí và vật rắn. Đặc điểm của sự cháy này là xảy ra không rõ rệt.

Xăng và dầu hoả thuộc loại nhiên liệu lỏng bay hơi. Sự cháy của xăng và dầu hoả thuộc loại chất cháy do bay hơi. Sự cháy do các chất bay hơi có liên quan đến sự dẫn lửa và điểm bắt lửa của các nhiên liệu lỏng. Điểm bắt lửa liên quan đến nhiệt độ thấp để trên bề mặt nhiên liệu lỏng có thể biến thành hơi trộn lẫn với không khí thành hỗn hợp cháy.

Ví dụ điểm bắt lửa (hay điểm chớp lửa) của xăng khoảng trên dưới -46°c. Điểm bắt lửa của dầu hoả từ 28 - 45°c. Những chất lỏng có điểm bắt lửa lớn hơn 45°c là những chất cháy được. Dầu mazut, dầu thực vật thuộc loại này. Những chất có điểm bắt lửa từ 22 - 45°c thuộc loại chất dễ cháy, dầu hoả thuộc loại chất dễ cháy. Các chất có điểm bắt lửa nhỏ hơn 22°c thuộc loại chất cháy nguy hiểm, cồn có điểm bắt lửa là1°c thuộc loại chất cháy nguy hiểm. Xăng có nhiệt độ bắt lửa thấp hơn thuộc loại chất cháy rất nguy hiểm. Xăng có điểm bắt lửa thấp hơn nhiệt độ môi trường bên ngoài nhiều. Trên bề mặt của xăng ở nhiệt độ thường dễ bay hơi để tạo thành với không khí hỗn hợp cháy nên chỉ cần tiếp xúc với lửa ngọn hoặc tia lửa là sẽ bắt cháy đùng đùng. Sau khi lớp hơi xăng trên mặt xăng lỏng bị cháy, xăng lại tiếp tục bay hơi mạnh hơn và sự cháy tiếp tục được duy trì. Đối với dầu hoả thì tình hình có khác. Ví dụ khi nhiệt độ bên ngoài là 25°c, do chưa đạt đến điểm bắt lửa của dầu hoả nên trên bề mặt dầu hoả không có lượng hơi dầu đủ trộn với không khí thành hỗn hợp cháy nên sẽ không bắt được lửa để cháy. Vì vậy khi bạn đem que diêm đang cháy lại gần bề mặt dầu hoả, dầu hoả không thể nào cháy được. Nhưng nếu bạn lại tẩm dầu hoả vào bấc đèn thì tình hình lại khác. Khi tẩm dầu hoả vào bấc đèn (ví dụ làm bằng sợi vải, hay sợi bấc), dưới tác dụng của các mao quản trong sợi vải, dầu sẽ ngấm toàn bộ vào bấc đèn. Do bấc đèn là vật dễ cháy, nên khi đem châm lửa vào bấc đèn, nhiệt độ xung quanh sợi bấc sẽ lớn vượt quá điểm bắt lửa của dầu hoả nên làm cho dầu hoả trên bề mặt bấc đèn bốc cháy. Dầu hoả ở đầu sợi bấc đã cháy hết, dầu ở bên dưới lại được ngấm lên do lực mao quản, do đó sự cháy được duy tri lâu dài. Sự cháy của dầu hoả nói chung gắn chặt với tim đèn. Nhưng nếu trong một số điều kiện đặc biệt, nhiệt độ xung quanh dầu hoả cao hon điểm bắt lửa, bấy giờ không cần có tim đèn dầu hoả vẫn bốc cháy. Ví dụ khi có một xe chở dầu đã bị cháy, nhiệt độ có thể lên đến mấy trăm độ. Trong điều kiện đó các nhiệt độ xung quanh đã vượt quá điểm bắt lửa của chất dễ cháy, kể cả các chất có điểm bắt lửa cao như dầu mazut, dầu ăn, thậm chí nhựa đường cũng sẽ cháy rất mãnh liệt, bấy giờ dĩ nhiên không cần đến tim đèn.

Vì sao xăng dễ bốc cháy hơn dầu

2. Đặc tính của xăng

Xăng là một hợp chất của Hiđrocacbon được sản xuất bằng chưng cất dầu mỏ. Cabuahydro no mạch nhánh và cacbuahydro thơm nhân benzen. Vì vậy nó tự cháy kém.

Xăng là chất dễ bay hơi và tạo ra nhiệt lượng lớn.

Tỷ trọng ρ = 0,65-0,8 g/cm3

Hai tính chất quan trọng của xăng:

Tính kích nổ: Trị số octan của xăng biểu hiện tính chống kích nổ của xăng. Xăng có trị số octan càng cao thì tính chống kích nổ càng cao. Xăng có trị số octan cao sử dụng cho động cơ có tỉ số nén cao. Nếu sử dụng xăng có trị số octan thấp cho xe có tỉ số nén cao sẽ gây hiện tượng cháy kích nổ. Nếu sử dụng xăng có trị số octan cao cho xe có tỉ số nén thấp thì xăng sẽ cháy khó cháy, cháy không hết tạo muội than làm bẩn máy, hao xăng. Chỉ số octan thấp nhất là 92 và cao nhất đang sử dụng là 98.

Tính bay hơi cao: Xăng muốn cháy được trong máy thì cần phải bay hơi, trộn với một lượng oxi vừa đủ để đạt được hiệu suất đốt cao nhất, đối với động cơ đốt trong, chúng được trộn với nhau thông qua bộ chế hòa khí. Nếu xăng bay hơi không thích hợp thì máy sẽ không phát huy được hết công suất, hao xăng nhiều.

Chú ý:

Xăng dễ bay hơi, và sẽ bốc hơi thành một khí dễ cháy ngay khi tiếp xúc với không khí. Do nó dễ bắt cháy bằng một tia lửa nhỏ và vì vậy rất nguy hiểm, nó phải được sử dụng cẩn thận.


3. Đặc tính của dầu hỏa

Dầu hỏa hay Kêrôsin là hỗn hợp của các hiđrôcacbon lỏng không màu, dễ bắt cháy. Nó thu được từ chưng cất phân đoạn dầu mỏ ở nhiệt độ 150°C đến 275°C. Đã có thời.

Dầu hỏa lần đầu tiên được sản xuất vào những năm 1850 từ nhựa than đá và đá phiến dầu (là một loại đá trầm tích giàu chất hữu cơ), nhưng dầu khí đã trở thành nguồn nhiên liệu chính sau năm 1859, khi EL Drake khoan dầu đầu tiên ở Pennsylvania.

Dầu hỏa ít bị bay hơi hơn so với xăng, nhiệt độ tự bốc cháy: 2540C, độ chớp cháy (nhiệt độ mà tại đó sẽ tạo ra một hơi dễ cháy gần bề mặt của nó) là 38 ° C (100 ° F) hoặc cao hơn, trong khi đó xăng dầu là thấp -40 ° C (-40 ° F). Đặc tính này làm cho nhiên liệu dầu hỏa tương đối an toàn hơn để lưu trữ và xử lý.

Dầu hỏa thường không màu, hay có dầu hỏa màu tím. Dầu hỏa có màu càng nhạt (càng không màu) thì chất lượng càng cao (ngọn lửa sáng, nóng, ít khói, ít hao dầu).

Dầu hỏa có nhiều keo nhựa thường có ngọn lửa thấp và vàng đục (ví dụ: như dầu hỏa đỏ) khi sử dụng sẽ gây bẩn (do nhiều khói), gây hao tốn dầu (do dầu cháy không hết mà bị phân hủy).

Ngày nay, dầu hỏa được sử dụng như nhiên liệu cho các đèn dầu hỏa, làm nhiên liệu cho Máy bay phản lực. Một dạng của dầu hỏa là RP-1 cháy trong oxy lỏng, được sử dụng làm nhiên liệu cho tên lửa


3. Cách chữa cháy xăng dầu nhanh hiệu quả

3.1. Chữa cháy xăng dầu bằng Cát

Đây là phương án ai cũng có thể dập tắt đám cháy được. Cát là nguyên liệu dễ tìm kiếm, nhờ đơn vị thường có bố trí sắn các thùng cát chữa cháy sắn chủ động trong việc phòng cháy chữa cháy. Cát có tác dụng hấp thụ nhiệt và có thể ngăn vật liệu cháy tiếp xúc với oxy. Nhờ đó, quá trình cháy không thể duy trì và nhanh bị dập tắt.

Khi xảy ra cháy, mọi người nên tìm cát xúc vào đám lửa để ngăn chất lỏng cháy và lan ra. Đây là nguyên liệu rẻ tiền, dễ kiếm, và sử dụng đơn giản được nhiều cây xăng lưu trữ để phục vụ hiệu quả quá trình chữa cháy.

3.2. Chữa cháy xăng dầu bằng chăn chiên

Theo thông tin được báo Chất lượng Việt Nam đăng tải, loại chăn chữa cháy này được làm từ sợi cotton, dễ thấm nước. Khi cháy xảy ra, cần nhúng chăn cho thấm đều nước rồi chụp lên đám cháy để ngăn cách đám cháy với môi trường bên ngoài. Nhờ ướt nước, các sợi cotton sẽ nở ra, làm kín bề mặt chăn, tăng hiệu quả của việc cách ly đám cháy. Ngoài ra, nó giúp nhiệt độ đám cháy giảm đi, nhanh bị dập tắt.

3.3. Chữa cháy bằng bọt foam 

Hệ thống chữa cháy bằng bọt Foam được dành cho các kho xăng dầu được bố và lắp đặt hệ thống trong việc chủ động phòng cháy chữa cháy. Bọt Foam chữa cháy được hiểu là một mãng bọt có khối lượng lớn, có tính bền, chứa đầy không khí, có tỷ trọng nhỏ hơn dầu, xăng, hoặc nước. Dung dịch Foam chữa cháy được tạo ra bởi 3 thành phần: nước, bọt cô đặc, và không khí. Nước được trộn với bọt cô đặc, tạo thành một dung dịch foam. Dung dịch Foam này lại được trộn với không khí (hút không khí) để tạo ra một loại bọt chữa cháy có đủ tính năng, sẵn sàng phun lên bề mặt vật gây cháy và dập tắt cháy.

Hệ thống chữa cháy bằng bọt Foam hoạt động theo nguyên tắc cách ly là chủ yếu. Khi có lửa cháy thì hệ thống sẽ được kích hoạt và phun ra một loại bọt bao phủ lên trên bề mặt xăng dầu, nhanh chóng tách chất lỏng dễ cháy ra khỏi không khí và lửa, nhờ vào đó có thể ngọn lửa bị dập tắt. Ngoài ra lượng nước có chứa trong bọt còn đóng vai trò làm lạnh nhiên liệu và trùm phủ không cho chất lỏng bốc hơi hòa trộn vào không khí tạo thành hỗn hợp cháy nổ.

---------------------

Như vậy, Top lời giải đã giải đáp Vì sao xăng dễ bốc cháy hơn dầu, hi vọng các bạn đã có được những kiến thức bổ ích qua bài viết này. Chúc các bạn học tập tốt.

icon-date
Xuất bản : 07/07/2022 - Cập nhật : 04/10/2022