logo

Khoanh vào chữ cái trước phương án nói đến truyền thống tốt đẹp của các vùng miền, địa phương

icon_facebook

Nhà nước luôn vận động, khuyến khích người dân tham gia tích cực phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, lưu giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống bản địa góp phần giới thiệu, quảng bá di sản văn hóa địa phương. Khoanh vào chữ cái trước phương án nói đến truyền thống tốt đẹp của các vùng miền, địa phương. Hãy cùng Toploigiai tìm hiểu thông tin trong bài viết này.


Câu hỏi: Khoanh vào chữ cái trước phương án nói đến truyền thống tốt đẹp của các vùng miền, địa phương.

A. Yêu nước, chống giặc ngoại xâm

B. Cần cù lao động

C. Trân trọng trang phục truyền thống của đồng bào các dân tộc

D. Thách cưới cao, tổ chức ma chay linh đình, kéo dài nhiều ngày

E. Yêu thích ẩm thực truyền thống của địa phương

Trả lời: 

Đáp án đúng là: C. Trân trọng trang phục truyền thống của đồng bào các dân tộc

Truyền thống tốt đẹp của các vùng miền, địa phương là: Trân trọng trang phục truyền thống của đồng bào các dân tộc


Giải thích của giáo viên Toploigiai lí do chọn đáp án C

Khi nhắc đến đất nước chúng ta thường nói đến lịch sử 4000 năm truyền thống dựng nước và giữ nước của Việt Nam. Truyền thống thể hiện ở nhiều lĩnh vực như tư tưởng, văn hóa, chính trị – xã hội. Truyền thống có tác động đến hành vi của con người, theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực. Tính kế thừa của lịch sử là biểu hiện đặc trưng của truyền thống. Thế hệ sau có trách nhiệm giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống do ông cha để lại. Truyền thống là các chuỗi thành tựu mà con người ghi nhận được cùng với thời gian, cùng với cuộc sống của mình. Truyền thống tự nhiên xuất hiện.

Truyền thống được tồn tại và phát triển nhờ vào hoạt động sáng tạo của con người, của tập thể, của cộng đồng dân tộc. Bản chất của truyền thống là sự lặp đi, lặp lại có tuyển chọn, là sự tích lũy truyền bá, sự kế thừa và sáng tạo những kinh nghiệm lịch sử xã hội của các thế hệ nối tiếp nhau. 

Truyền thống tốt đẹp của các vùng miền, địa phương là: Trân trọng trang phục truyền thống của đồng bào các dân tộc

Khi điều kiện lịch sử thay đổi, truyền thống cũng có những chuyển biến nhất định chứ không phải là bất biến, vĩnh cửu trong mọi thời đại.
Hơn nữa, truyền thống thường có tính hai mặt đối với những cộng đồng khác nhau tùy theo hoàn cảnh khác nhau: “Một là, truyền thống góp phần suy tôn, gìn giữ những gì là quý giá, là cốt cách, là nền tảng cho sự phát triển, cho sự vận động đi lên của cộng đồng của dân tộc… Từ mặt này, thì truyền thống mang ý nghĩa giá trị tích cực, là cái góp phần tạo nên chỗ dựa không thể thiếu của dân tộc trên con đường tới tương lai. Hai là, truyền thống đồng thời cũng còn là mảnh đất hết sức thuận lợi cho sự dung dưỡng, duy trì và làm sống lại mặt bảo thủ, lạc hậu, lỗi thời khi mà điều kiện và hoàn cảnh lịch sử đã thay đổi. Mặt thứ hai này có tác dụng không nhỏ trong việc kìm hãm, níu kéo, làm chậm sự phát triển của một quốc gia, một dân tộc nào đó”. Như vậy, có những truyền thống mang giá trị tích cực, thúc đẩy xã hội phát triển nhưng có những truyền thống trở thành nhân tố cản trở sự phát triển của xã hội cần hạn chế, xoá bỏ
“Giá trị truyền thống chính là kết tinh tất cả những gì tốt đẹp nhất qua các thời đại lịch sử khác nhau của dân tộc để làm nên bản sắc riêng. Nó được truyền lại cho các thế hệ sau và cùng với thời gian, cùng với sự tiến triển của lịch sử sẽ được bổ sung bằng các giá trị mới”.

Đất nước ta có rất nhiều truyền thống, một trong số đó là truyền thống duy trì về văn hoá, tập tục địa phương. Không thể không nhắc đến truyền thống tốt đẹp của các vùng miền, địa phương là: Trân trọng trang phục truyền thống của đồng bào các dân tộc.

Việc giữ gìn và bảo tồn trang phục truyền thống  của các dân tộc là vô cùng cần thiết. Không chỉ ở Việt Nam, mà các dân tộc trên thế giới cũng rất quan tâm đến việc gìn giữ, bảo tồn trang phục của họ, bởi đây chính là bản sắc dân tộc, là linh hồn, cốt cách của các dân tộc thể hiện qua bộ trang phục truyền thống. Trang phục truyền thống cũng thể hiện trình độ canh tác sản xuất của nền nông nghiệp, thể hiện sự hòa hợp của con người với môi trường cảnh quan, với thiên nhiên và xã hội của các dân tộc…Trang phục dân tộc sẽ còn đồng hành với con người lâu dài và trở thành một tổng thể không thể thiếu được trong đời sống xã hội. Nếu trang phục truyền thống không còn tồn tại, bị mai một đi sẽ làm mất đi một giá trị văn hóa, tín ngưỡng, giá trị tâm linh và bản sắc của các dân tộc. Chính vì vậy việc bảo tồn và phát huy các giá trị của trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số đang trở thành vấn đề cấp bách trong xu thế hội nhập và phát triển hiện nay, trước hết đối với những người làm công tác văn hóa và được chính chủ thể là đồng bào các dân tộc quan tâm. 

Truyền thống có sức mạnh to lớn trong đời sống xã hội, bởi lẽ truyền thống có các đặc điểm cơ bản: tính chất quần chúng, tính ổn định bền vững, tính kế thừa và sáng tạo, tính tiến bộ và dễ gây cảm xúc.

Cùng với đặc điểm cơ bản thì truyền thống thể hiện vai trò duy trì trật tự các quan hệ xã hội, đảm bảo sự ổn định mọi hoạt động và sinh hoạt của các thành viên trong nhóm. Truyền thống góp phần xây dựng những chuẩn mực khuôn mẫu hành vi ứng xử trong  các  quan hệ xã hội ổn định cho các thành  viên  trong  nhóm, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ. Truyền thống tạo ra sự khác biệt độc đáo cần thiết giữa các nhóm xã hội, giữa các cộng đồng trong cuộc sống sinh hoạt.

>>> Tham khảo: Trong những hành vi dưới đây, hành vi nào góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương?

icon-date
Xuất bản : 08/10/2022 - Cập nhật : 29/11/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads