logo

Khoảng thuận lợi là khoảng của các nhân tố sinh thái

Câu hỏi: Khoảng thuận lợi là khoảng của các nhân tố sinh thái

A. Ở đó sinh vật sinh trưởng, phát triển tốt nhất

B. Ở mức phù hợp nhất đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất

C. Giúp sinh vật chống chịu tốt nhất với môi trường

D. Ở đó sinh vật sinh sản tốt nhất

Lời giải:

Đáp án đúng: B. Ở mức phù hợp nhất đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất

Giải thích:

Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển theo thời gian.

+ Khoảng thuận lợi: khoảng nhân tố sinh thái ở mức phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất - chính là khoảng giá trị của nhân tố sinh thái mà sinh vật phát triển thuận lợi nhất.

Khoảng thuận lợi là khoảng của các nhân tố sinh thái

Kiến thức mở rộng:


1. Giới hạn sinh thái là gì?

- Giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tổ sinh thái nhất định gọi là giới hạn sinh thái. Nằm ngoài giới hạn này sinh vật sẽ yếu dần và chết.

- Nhân tố sinh thái vô sinh như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm... tác động lên đời sống của sinh vật. Nhân tố sinh thái hữu sinh gồm các cơ thể sống như vi khuần, nấm, thực vật, động vật. Các cơ thê sống này có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới các cơ thể sống khác ở xung quanh.

- Những loài có giới hạn sinh thái rộng với nhiều nhân tố thì có vùng phân bố rộng, những loài có giới hạn sinh thái hẹp đối với nhiều nhân tố thì có vùng phân bố hẹp. Ở cơ thể còn non hoặc cơ thể trưởng thành nhưng trạng thái sinh lí thay đổi, giới hạn sinh thái đối với nhiều nhân tố bị thu hẹp.

- Giới hạn sinh thái của mỗi loài là khác nhau.


2. Khoảng thuận lợi và khoảng chống chịu

- Khoảng thuận lợi là khoảng của các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho loài sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất.

- Khoảng chống chịu: trong khoảng chống chịu sinh vật vẫn tồn tại được, tuy nhiên sức sống bị giảm sút, sinh trưởng và phát triển kém, vượt qua khoảng này sinh vật sẽ chết.

- Điểm giới hạn dưới: điểm thấp nhất mà sinh vật có thể tồn tại, vượt qua điểm này sinh vật sẽ chết.

- Điểm giới hạn trên: điểm cao nhất mà sinh vật có thể tồn tại, vượt qua điểm này sinh vật sẽ chết.


3. Ví dụ về giới hạn sinh thái

- Ví dụ 1: cá rô phi nuôi ở nước ta có giới hạn sinh thái từ 5,60C đến 420C. Nhiệt độ 5,60C gọi là giới hạn dưới, 420C gọi là giới hạn trên. Khoảng nhiệt độ thuận lợi cho các chức năng sống của cá là từ 200C đến 350C. Khoảng nhiệt độ chống chịu là từ 5,60C đến 200C và từ 350C đến 420C.
- Ví dụ 2:

+) Hầu hết cây trồng nhiệt đới quang hợp tốt nhất ở nhiệt độ 20oC đến 30oC.

+) Loài vi khuẩn suối nước nóng có giới hạn nhiệt độ từ 0oC đến +90oC.

+) Giới hạn sinh thái của loài xương rồng xa mạc: từ 0oC đến 56oC

+) Cây mắm biển sống và phát triển thuận lợi trong độ mặn từ 0,36 g đến 0,5 g (NaCl).

icon-date
Xuất bản : 05/07/2021 - Cập nhật : 04/12/2022