logo

Giải Sinh 12: Bài 46. Thực hành. Quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên

BÀI 46: THỰC HÀNH  QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

1. Thu hoạch về kiến thức

Quan sát và điền vào bảng 46.1 các nội dung sau:

- Thế nào là dạng tài nguyên không tái sinh, tái sinh và tài nguyên năng lượng vĩnh cửu?

- Điền vào bảng tên của các tài nguyên đã quan sát.

Lời giải:

Dạng tài nguyênCác tài nguyênGhi câu trả lời
Tài nguyên không tái sinhĐịnh nghĩalà loại tài nguyên tồn tại hữu hạn, không tự khôi phục lại được, sẽ mất đi hoặc biến đổi sau quá trình sử dụng: than đá, dầu mỏ,..

- Nhiên liệu hóa thạch

 

- Kim loại

 

- Phi kim loại

- Than bể Đông Bắc và bể than sông Hồng: Thái Bình, Nam Định, Quảng Ninh, Thái Nguyên… Dầu mỏ và khí đốt Bà Rịa- Vũng Tàu, Tư Chính- Vũng Mây, Trường Sa,..

- Sắt ở Hà Tĩnh, Yên Bái, Thái Nguyên, Cao Bằng, Hà Giang… Vàng ở Bắc Kạn, Đồng ở Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh, Titan Thái Nguyên và Tuyên Quang

- Apatit Lào Cai, Bauxit ở Lạng Sơn, Hà Giang, Tây Nguyên,..

Tài nguyên tái sinhĐịnh nghĩalà tài nguyên có thể tự duy trì hoặc tự bổ sung hoặc tự khôi phục lại một cách liên tục khi được quản lý một cách hợp lý: tài nguyên sinh vật

- Không khí sạch

  

- Nước sạch

 

 

- Đất

 

 

 

 

 

 

 

- Đa dạng sinh học

- Không khí sạch là không khí có ít lượng tạp chất.

- Nước sạch là nước trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không chứa các vi sinh vật hoặc các chất hoà tan có hại cho sức khoẻ con người và sinh vật.

- Đất trong thuật ngữ chung là các vật chất nằm trên bề mặt Trái Đất , có khả năng hỗ trợ sự sinh trưởng của thực vật và phục vụ như là môi trường sinh sống của các dạng sự sống động vật từ các vi sinh vật  tới các loài động vật nhỏ. Hai vùng đất phù sa có độ phì nhiêu cao thuộc lưu vực sông Hồng và sông Cửu Long, ngoài ra còn có nhiều vùng đất trên núi cao, đồi dốc hoặc đất cát ven biển rất dễ bị rửa trôi như vùng đất trung du Bắc Bộ, ven biển miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ…

- Đa dạng sinh học là sự nhiều dạng của các loài và của các biến dị di truyền của mọi sinh vật, cũng như sự nhiều dạng của các cấp độ tổ chức sinh giới nhất là các dạng hệ sinh thái ở mọi môi trường trên Trái đất. Việt Nam được xem là một trong những nước thuộc Đông Nam Á giàu về đa dạng sinh học và được xếp thứ 16 trong số các quốc gia có đa dạng sinh học cao nhất trên thế giới. Do sự khác biệt lớn về khí hậu, từ vùng gần xích đạo tới giáp vùng cận nhiệt đới, cùng  với sự đa dạng về địa hình, đã tạo nên tính đa dạng sinh học cao ở Việt Nam

Tài nguyên năng lượng vĩnh cửuĐịnh nghĩatài nguyên năng lượng sạch và không bao giờ bị cạn kiệt như mặt trời, gió, sóng, nhiệt từ trong lòng đất.

- Năng lượng mặt trời

- Năng lượng gió

- Năng lượng sóng

- Năng lượng thủy triều

- Do vị trí địa lí nên nước ta đã nhận được một lượng nhiệt mặt trời lớn có tiềm năng về năng lượng mặt trời cao.

- Năng lượng gió dồi dào do nằm trong vùng gió mùa quanh năm

- Việt Nam có hơn 3200 km bờ biển nên tiềm năng sử dụng năng lượng sóng lớn.

2. Hình thức sử dụng gây ô nhiễm môi trường

Bảng 46.2. Bảng gợi ý nội dung về hình thức và nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường

Hình thứcNguyên nhân gây ô nhiễmĐề xuất giải pháp

Ô nhiễm chất thải rắn:

-   Đồ nhựa, cao su, giấy, thuỷ tinh... thải ra từ các nhà máy, công trường.

-   Xác sinh vật, phân thải ra từ sản xuất nông nghiệp

-   Rác thải từ các bệnh viện.

-   Giấy gói, túi nilông... thải ra từ sinh hoạt ở mỗi gia đình. ...

- Chưa chấp hành các quy định về xử lý chất thải.

- Công nghệ lạc hậu

- Ý thức kém không phân loại rác

- Phân loại rác thải ngay tại nguồn

- Lắp đặt nhà máy xử lý rác thải

Ô nhiễm nguồn nước:

Nguồn nước thải ra từ các nhà máy, khu dân cư mang nhiều chất hữu cơ, hoá chất, vi sinh vật gây bệnh... 

Không có nhà máy xử lý hoặc có nhưng vận hành kém

Phân loại rác, vệ sinh môi trường xung quanh

Xây dựng nhà máy tái chế, xử lý chất thải lỏng

Xây dựng các bể biogas

Ô nhiễm hoá chất độc:

-   Hoá chất độc thải ra từ các nhà máy

-    Thuốc trừ sâu dư thừa trong quá trình sản xuất nông nghiệp,... *

Xả thải tràn lan không theo quy định

Sử dụng quá liều lượng thuốc trừ sâu và thuốc bảo vệ thực vật

Xử lý phân loại các hóa chất độc hại

Sử dụng đúng liều lượng ghi trên HDSD

Ô nhiễm do sinh vât gây bệnh:

Sinh vật truyền bệnh cho người và sinh vật khác như muỗi, giun sán:

Không thường xuyên dọn dẹp vệ sinh môi trường

Ý thức kém

Dọn dẹp vệ sinh môi trường: phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh,..

Giáo dục nâng cao ý thức

Ô nhiễm không khí:

-  Ô nhiễm từ sản xuất công nghiệp tại các nhà máy, làng nghề...

-   Ô nhiễm do phương tiện giao thông.

-   Ô nhiễm từ đun nấu tại các gia đình, ...*

Xả khí thải không qua xử lý

Đi xe quá hạn

Sử dụng nguyên liệu hóa thạch

 

Xử lý khí thải bằng phương pháp như lọc,…

Đăng kiểm xe đúng hạn

Hạn chế sử dụng các nguyên liệu hóa thạch.

3. Khắc phục suy thoái môi trường và sử dụng bền vũng tài nguyên thiên nhiên

Bảng 46.3. Bảng gợi ý sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên

Hình thức sử dụng tài nguyên

 

Theo em, hình thức sử dụng là bền vững hay không

 

Đề xuất biện pháp khắc phục

 

Tài nguyên đất:

- Đất trồng trọt

- Đất xây dựng công trình

- Đất bỏ hoang; ...*

- Bền vững

- Bền vững

- Không bền vững

+ Dồn điền đổi thửa, chuyển đổi đất hoang hóa thành đất ruộng hay vườn để tròng trọt, tránh lãng phí tài nguyên

+ Trồng cây, trồng rừng trên vùng đồi núi

Tài nguyên nước:

- Hồ nước chứa phục vụ nông nghiệp

- Nước sinh hoạt

- Nước thải; 

- Bền vững

- Bền vững

- Không bền vững

+ Xây dựng nhiều hồ chứa nước kết hợp với hệ thống thuỷ lợi góp phần chống hạn cho đất

Tài nguyên rừng:

- Rừng bảo vệ

- Rừng trồng được phép khai thác

- Rừng bị khai thác bừa bãi; ... *

- Bền vững

- Bền vững

- Không bền vững

+ Đề xuất các chính sách cho người bảo vệ và trồng thêm rừng

+ Thành lập các khu vườn quốc gia

Tài nguyên biển và ven biển:

- Đánh bắt cá theo quy mô nhỏ ven bờ

- Đánh bắt cá theo qua mô lớn

- Xây dựng khu bảo vệ sinh vật quý hiếm;...

- Bền vững

- Không bền vững

- Bền vững

+ Ban hành quy định, điều luật nghiêm cấm khai thác thủy sản bằng mìn, thuốc nổ,…

+ Thành lập các khu bảo tồn tự nhiên

Tài nguyên đa dạng sinh học: - Bảo vệ các loài; ...Bền vững

Nghiêm cấm hành động săn bắt động vạt hoang dã

Thành lập khu bảo tổn

Tham khảo toàn bộ: Giải Sinh 12