logo

Khi nghiên cứu về tính trạng khối lượng hạt của 4 giống lúa (đơn vị: g/1000 hạt), người ta thu được như sau

Khi nghiên cứu về tính trạng khối lượng hạt của 4 giống lúa (đơn vị: g/1000 hạt), người ta thu được như sau:

Giống lúa

Số 1

Số 2

Số 3

Số 4

Khối lượng tối đa

300

310

335

325

Khối lượng tối thiểu

200

220

240

270


1. Tại sao cùng 1 giống lúa lại có kiểu hình khác nhau

A. Do giống có các kiểu gen khác nhau

B. Do giống bị đột biến

C. Hạt là đời con F1 nên đa dạng về kiểu gen, kiểu hình

D. Sự biểu hiện của 1 tính trạng ra ngoài thành kiểu hình phụ thuộc kiểu gen và chịu ảnh hưởng của môi trường.

Trả lời: Chọn đáp án D

Sự biểu hiện của 1 tính trạng ra ngoài thành kiểu hình phụ thuộc kiểu gen và chịu ảnh hưởng của môi trường do đó, 1 kiểu gen có thể cho ra kiểu hình khác nhau ở các môi trường khác nhau.


2. Tính trạng khối lượng hạt của giống nào có mức phản ứng rộng nhất?

A. Giống 1

B. Giống 2

C. Giống 3

D. Giống 4

Trả lời: Chọn đáp án A.

Mức phản ứng là tập hợp các kiểu hình của một kiểu gen trong các môi trường khác nhau: 

Kiểu gen 1 + môi trường 1 → Kiểu hình 1

Kiểu gen 1 + môi trường 2 → Kiểu hình 2 

Kiểu gen 1 + môi trường 3→ Kiểu hình 3

….

Kiểu gen 1 + môi trường n → Kiểu hình n

Sự chênh lệch giữa khối lượng tối thiểu và khối lượng tối đa càng lớn thì mức phản ứng càng rộng. Giống 1 có mức phản ứng rộng nhất (100g)


3. Muốn có khối lượng hạt lúa trên 350g/1000 hạt thì ta phải

A. Cung cấp nước đầy đủ trong thời kì sinh trưởng.

B. Cải tạo đất trồng, đánh luống cao.

C. Thay giống cũ bằng giống mới.

D. Cung cấp phân bón đầy đủ trong thời kì sinh trưởng.

Trả lời: Chọn đáp án C

Ta thấy cả 4 giống đều có khối lượng tối đa < 350g/1000 hạt. Vậy nên để đạt được khối lượng hạt lúa trên 350g/1000 hạt thì ta phải thay thế bằng giống có năng suất cao hơn.

icon-date
Xuất bản : 11/02/2023 - Cập nhật : 11/02/2023