logo

Khi nào không nên nói giảm nói tránh?

Nói giảm, nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự. Không nên nói giảm nói tránh khi muốn làm cho người nghe bị thuyết phục.


Câu hỏi: Khi nào không nên nói giảm nói tránh

A. Khi cần phải nói năng lịch sự, có văn hóa

B. Khi muốn bày tỏ tình cảm của mình.

C. Khi cần phải nói thẳng, nói đúng sự thật.

D. Khi muốn làm cho người nghe bị thuyết phục.

Trả lời

Đáp án đúng: C. Khi cần phải nói thẳng, nói đúng sự thật.

Không nên nói giảm nói tránh khi cần phải nói thẳng, nói đúng sự thật.

>>> Tham khảo: Nói giảm nói tránh là gì? Ví dụ


Giải thích của giáo viên Toploigiai vì sao chọn đáp án C

Trong nhiều tình huống giao tiếp nói giảm nói tránh được ứng dụng một cách linh hoạt. Chúng thể hiện sự nhã nhặn, tôn trọng và lịch sự với người khác. Không những vậy còn thể hiện được bạn là người có văn hóa có giáo dục và biết cách ứng xử. Tuy vậy tùy từng trường hợp để sử dụng cho đúng.

- Khi cần phải nói năng lịch sự, có văn hóa

Ví dụ: Ồn ào quá, cậu câm miệng lại ngay. Thay thế bằng: Ồn ào quá, cậu vui lòng im lặng.

- Không nên nói giảm nói tránh khi cần phải nói thẳng, nói đúng sự thật, đúng bản chất vấn đề. Bởi nếu ta nói giảm nói tránh thì người nghe sẽ không biết được bản chất sự việc.

Ví dụ: Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam.

- Khi muốn bày tỏ tình cảm của mình. Ví dụ:

"Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!

Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời"

                                (Bác ơi! – Tố Hữu)

Để tránh cảm giác đau buồn, nặng nề, tác giả dùng từ “đi” cho ý thơ thêm tế nhị để nói về việc Bác Hồ kính yêu đã không còn nữa.

Nóí giảm nói tránh được trong giao tiếp thay vì sử dụng nhiều ngôn từ gây ấn tượng về tính chất sự vật, sự việc của người nói. Người ta thường dùng những từ ngữ đồng nghĩa để làm giảm đi được cảm giác ghê sợ hay đau buồn. Cũng có thể làm giảm đi sự thiếu văn hóa trong câu nói. Bên cạnh đó phủ định đi các từ ngữ mang tính tiêu cực.

Qua các ví dụ trên, chúng ta có thể kết luận rằng: Không nên nói giảm nói tránh khi cần phải nói thẳng, nói đúng sự thật. Cần nói giảm nói tránh khi sự việc được nói tới không được lịch sự, dễ chịu người ta sẽ nói tránh để tế nhị và lịch sự hơn.

>>> Tham khảo: Viết đoạn văn ngắn sử dụng phép nói giảm nói tránh hay nhất

Khi nào không nên nói giảm nói tránh

Câu hỏi trắc nghiệm bổ sung kiến thức về nói giảm nói tránh

Câu 1: Câu nào dưới đây sử dụng cách nói giảm, nói tránh?

A. Nó đang ngủ ngon lành thật

B. Dạo này nó lười học quá!

C. Cô ấy xinh quá nhỉ!

D. Dạo này trông anh không được hồng hào lắm!

Đáp án: D. Dạo này trông anh không được hồng hào lắm!

Câu 2: Nói giảm nói tránh là 2 biện pháp tu từ. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B. Sai

Câu 3: Biện pháp nói giảm nói tránh được in đậm trong khổ thơ sau nói về điều gì?

"Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành"

A. Sự xa xôi.

B. Cái chết.

C. Sự vất vả.

D. Sự nguy hiểm

Đáp án: B. Cái chết.

Câu 4: Tìm từ ngữ (nói giảm nói tránh) thích hợp để điền vào chỗ trống: Cha nó mất, mẹ nó /…/, nên chú rất thương nó.

A. Bỏ đi

B. Đi bước nữa

C. Lấy chồng khác

D. Không nhận nuôi con

Đáp án: B. Đi bước nữa

Câu 5: Nói giảm nói tránh là gì?

A. Là một biện pháp tu từ trong đó người ta thay tên gọi một đối tượng bằng sự mô tả những dấu hiệu của nó.

B. Là phương tiện tu từ làm tăng, làm mạnh lên một đặc trưng tích cực nào đó của một đối tượng được nói đến.

C. Là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển.

D. Là một biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng

Đáp án: C. Là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển.

--------------------------------------------

Hi vọng rằng với những kiến thức trên đây của Toploigiai về câu hỏi Khi nào không nên nói giảm nói tránh đã cung cấp thêm kiến thức về ngữ văn. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết, chúc bạn đạt kết quả cao!

icon-date
Xuất bản : 27/08/2022 - Cập nhật : 27/08/2022