logo

Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh là quan điểm cứu nước của nhà cách mạng nào?

Câu trả lời đúng nhất: Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh là quan điểm cứu nước của nhà cách mạng Phan Châu Trinh. Con đường Duy Tân: "KHAI DÂN TRÍ - CHẤN DÂN KHÍ - HẬU DÂN SINH" đã được vạch ra theo một trình tự hợp lý . Nó là câu nói mang ý nghĩa là mở mang nhận thức, tri thức của dân; chấn hưng ý chí, chí khí, khí phách của dân; làm cho đời sống của dân được đầy đủ, hùng hậu. 

Bài viết sau đây sẽ giải đáp chi tiết khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh là quan điểm cứu nước của nhà cách mạng nào? Mời các bạn cùng Toploigiai tìm hiểu nhé!


1. Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh là quan điểm cứu nước của nhà cách mạng nào?

"Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh" là quan điểm cứu nước của Phan Châu Trinh.

Phan Châu Trinh là một trong những lãnh tụ của phong trào Duy tân trong thập niên đầu thế kỷ 20. Sau khi được tiếp cận Tân thư – tức Sách mới – chứa đựng những tư tưởng chính trị của phương Tây và thế giới thời bấy giờ, Phan Châu Trinh đã hình thành tư tưởng canh tân đất nước, làm cho nước mạnh dân giàu, nhằm tránh bị nước ngoài đô hộ.

“Phan Châu Trinh nói rằng, điều kỳ lạ là ta có một nước rất văn minh cai trị ta trong suốt cả gần một thế kỷ nhưng ta không học được cái gì của họ cả. Ông cho rằng phải đi học đối thủ của mình để trở nên ngang bằng họ, khi đó làm bạo lực cách mạng hay tìm cách giành lại hòa bình thì mới tính sau”. Đối với Phan Châu Trinh, điều kiện quan trọng nhất để giành được độc lập là ta phải có một đất nước phát triển, phải “khai dân trí – chấn dân khí – hậu dân sinh”.

Đây chính là điểm khác biệt về mặt tư tưởng của Phan Châu Trinh đối với các bậc sĩ phu cùng thời. Đối với Phan Châu Trinh, để tránh bị lệ thuộc vào nước ngoài, ta cần phải chấn hưng nghề nghiệp, nâng cao tiềm lực kinh tế, tài chính của đất nước. Ông cho rằng một người tiến bộ phải là một người có nghề bởi chỉ khi ta có thể tự lực, ta mới tự chủ, mới “chấn dân khí” được.

>>> Xem thêm: Phong trào Duy Tân Phan Châu Trinh


2. Xuất thân của Phan Châu Trinh

Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh là quan điểm cứu nước của nhà cách mạng nào

Phan Châu Trinh sinh năm 1872 tại làng Tây Lộc, huyện miền núi Tiên Phước (nay là xã Tam Lộc, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam), khi thực dân Pháp vừa nuốt gọn Nam kỳ (1867) đang ráo riết xúc tiến việc đánh chiếm toàn bộ Việt Nam. Hai hiệp ước Quý Mùi (25/8/1883) và Giáp Thân (6/6/1884) đánh dấu sự đầu hàng giai cấp phong kiến Việt Nam trước chủ nghĩa đế quốc Pháp. Nhưng những người yêu nước Việt Nam đâu chịu hạ vũ khí. Cao trào đấu tranh vũ trang Cần Vương đã bùng nổ mạnh mẽ ngay sau đó rồi kéo dài trong nhiều năm (1885 - 1896), với sự tham gia quên mình của đông đảo nhân dân cả nước. Quê hương Quảng Nam của Phan Châu Trinh là một địa phương sớm hưởng ứng phong trào và thân sinh của cụ là Phan Văn Bình, một võ quan triều đình cũng có tham gia, nhưng cũng hai năm sau thì Cụ mất không rõ vì sao.

>>> Xem thêm: So sánh con đường cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh


3. Sự nghiệp và cuộc đời của Phan Châu Trinh

Năm 1902, ông vào học Trường Hậu bổ, sau ra làm Thừa biện Bộ Lễ. Ít lâu sau ông từ quan, hoạt động cứu nước. Ông kết giao vơi nhiều sĩ phu yêu nước như Huỳnh Thúc Kháng và Phan Bội Châu. Ông và Phan Bội Châu tâm đắc về nhiệt huyết cứu nước, nhưng ông không tán thành đường lối của Phan Bội Châu dựa vào Nhật để đấu tranh vũ trang chống Pháp. Ông cùng các bạn đi khắp Việt Nam cổ vũ đấu tranh và liên kết trí thức, văn sĩ yêu nước.

Trong thời gian từ 1902 đế 1905, Phan Chu Trinh có dịp học những tác phẩm có tư tưởng cách mạng của Jean-Jacques Rousseau, Montesquieu, Voltaire... Càng tiếp xúc nhiều với các quan trường, Phan Chu Trinh càng thấy rõ cảnh thối nát , hủ bại trên đường cử nghiệp.

Năm 1905, ông xuất dương sang Nhật Bản rồi sang Pháp chủ trương dựa vào Pháp để tiến hành cải cách, thực hiện tự do dân chủ, lật đổ chế độ phong kiến, làm cho dân giàu, nước mạnh, tiến lên giải phóng dân tộc.

Năm 1906, ông bí mật sang Nhật Bản gặp Phan Bội Châu, khởi xướng Duy tân, cải cách nước nhà. Sau khi về nước, ông ra sức tuyên truyền chủ trương cải cách của mình và đã trở thành một trong những người lãnh đạo xu hướng cải lương hồi đầu thế kỷ 20. Ông gửi cho Toàn quyền Paul Beau một bức thư dài đề ngày 15-8-1906. Trong thư, Phan Châu Trinh chỉ trích Chính phủ Pháp không lo mở mang khai thác hóa cho dân mà chỉ lo thu thuế cho nhiều, do đó dân đã khổ càng khổ hơn. Ông đề nghị chính phủ Đông Dương nên thay đổi thái độ đối với sĩ dân nước Nam, cải tổ mọi chính sách cai trị.

Bức thư được công bố đã gây tiếng vang lớn trong nhân dân, công khai nói lên tâm trạng bất mãn của dân chúng và khẳng định quyết tâm cải biến hiện trạng của đất nước. Bức thư của Phan Chu Trinh đã có ảnh hưởng rộng lớn trong nhân dân. Ông bắt đầu hoạt động mạnh, hô hào tổ chức nhiều buổi diễn thuyết tại trường Ðông Kinh Nghĩa Thục. Thực dân Pháp để ý căm thù và triều đình Huế cũng rất bực tức, quyết tìm cách hãm hại ông. Nhưng Phan Chu Trinh vẫn không màng đến, ông đứng ra lãnh đạo phong trào Duy tân,

Tháng 7-1907, Phan Châu Trinh ra Hà Nội tham gia giảng dạy ở Đông Kinh nghĩa thục, những buổi diễn thuyết của ông có rất đông người đến nghe. Ông mở rộng giao du với cả một số người Pháp.

Năm 1908, phong trào đòi giảm sưu thuế nổ ra khắp Trung Kỳ, Phan Châu Trinh bị thực dân Pháp bẳt giam và đày ra Côn Đảo. Được sự can thiệp của Hội Nhân Quyền Pháp, năm 1911, ông được trả tự do và sang Pháp hoạt động.

          Tại Pháp, Phan Châu Trinh viết “Trung Kỳ dân biến thỉ mạt kí”, nói về cuộc dân biến ở Trung Kỳ năm 1908; “Đông Dương chính trị luận”, phê phán chính sách cai trị của Pháp ở Đông Dương. Năm 1912, cùng với Phan Văn Trường thành lập “Hội đồng bào thân ái”. Năm 1920, Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn An Ninh và Nguyễn Thế Truyền hình thành nhóm “Ngũ Long”.

-----------------------------------------

Như vậy, qua bài viết trên chúng tôi đã cùng bạn trả lời câu hỏi khai dân trí chấn dân khí hậu dân sinh là quan điểm cứu nước của nhà cách mạng nào? Và cung cấp cho bạn một số kiến thức cơ bản về nhà cách mạng Phan Châu Trinh. Mong rằng thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn, chúc bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 09/08/2022 - Cập nhật : 09/08/2022