logo

Vì sao các quan lại sĩ phu đưa ra những đề nghị cải cách?

Tình trạng đất nước ngày một nguy khốn: kinh tế, chính trị, xã hội ngày càng rối ren. Xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân, muốn cho đất nước giàu mạnh, có thể đương đầu với cuộc tấn công ngày càng dồn dập của kẻ thù. Các sĩ phu là những người thông thái, đi nhiều, biết nhiều, đã từng được chứng kiến những thành tựu của nền văn hoá phương Tây và nhận thấy canh tân đất nước là việc làm cấp bách lúc bấy giờ. Để hiểu rõ hơn về lí do vì sao các quan lại sĩ phu đưa ra những đề nghị cải cách, mời các bạn đến với phần nội dung dưới đây nhé:


1. Vì sao các quan lại sĩ phu đưa ra những đề nghị cải cách

- Đất nước đang trong tình trạng nguy khốn (Pháp mở rộng xâm lược; triều đình bảo thủ, lạc hậu: kinh tế kiệt quệ; mâu thuẫn xã hội gay gắt...).

- Xuất phát từ lòng yêu nước.

- Các sĩ phu là những người thông thái, đi nhiều, biết nhiều, đã từng được chứng kiến sự phồn thịnh của tư bản Âu - Mĩ và thành tựu của nền văn hoá phương Tây.

- Những nhà cải cách tiêu biểu:

+ Trần Đình Túc, Nguyễn Huy Tế: xin mở cửa biển Trà Lí (Nam Định).

+ Đinh Văn Điền: xin đẩy mạnh khai khẩn ruộng hoang, khai mỏ, phát triển buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng.

+ Nguyễn Trường Tộ: gửi lên triều đình 30 bản điều trần, yêu cầu chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công, thương nghiệp, tài chính, chỉnh đốn võ bị, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục.

+ Nguyễn Lộ Trạch: dân hai bản "Thời vụ sách", đề nghị chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước.

Vì sao các quan lại sĩ phu đưa ra những đề nghị cải cách

2. Kết cục của các đề nghị cải cách

- Triều đình Huế không chấp nhận và từ chối mọi cải cách.

Đến năm 1908, nhân dân Trung Kỳ đang điêu đứng vì nạn sưu thuế, đã đứng lên làm cuộc đấu tranh "chống đi phu, đòi giảm sưu thuế" (sử Việt thường gọi là Phong trào chống sưu thuế Trung Kỳ). Khởi đầu là ở các huyện Đại Lộc, Thăng Bình, Tam Kỳ, Hòa Vang, Duy Xuyên thuộc tỉnh Quảng Nam; rồi lan ra các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Thừa Thiên, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh...

Khi nổ ra phong trào chống sưu thuế Trung Kỳ, do các lãnh đạo chủ chốt của phong trào kháng thuế cũng đồng thời tham gia phong trào Duy Tân và do lo sợ phong trào Duy Tân ảnh hưởng xấu đến nền cai trị nên chính quyền thực dân Pháp và triều đình nhà Nguyễn thẳng tay đàn áp. Họ ra lệnh phải đóng cửa các trường học, giải tán các hội buôn. Đồng thời cho lính đi lùng sục bắt bớ hàng trăm người có liên quan, trong đó các thành viên lãnh đạo phong trào Duy Tân. Một số người có liên quan đến phong trào chống sưu thuế Trung Kỳ bị chính quyền nhà Nguyễn tại các tỉnh kết án tử hình, như Trần Quý Cáp, Lê Khiết, Nguyễn Bá Loan... Những người khác chỉ tham gia phong trào Duy Tân bị đày đi Côn Đảo (trong số đó có Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Cao Vân, Ngô Đức Kế...) hay Lao Bảo. Đến cuối tháng 5 năm 1908, cuộc đấu tranh chống sưu thuế và phong trào Duy Tân đều kết thúc.

Vì sao các quan lại sĩ phu đưa ra những đề nghị cải cách

Mặc dù thất bại, nhưng nhìn chung, cuộc vận động Duy Tân ở Trung Kỳ đã khẳng định sức thu hút mạnh mẽ của tư tưởng duy tân, có ảnh hưởng lớn đến trình độ giác ngộ và tinh thần đấu tranh của nhân dân đòi cải cách đời sống về mọi mặt. Bên cạnh đó, qua phong trào còn cho thấy vai trò lãnh đạo của những sĩ phu tiến bộ...

icon-date
Xuất bản : 24/08/2022 - Cập nhật : 05/12/2022