logo

Kết bài Vợ Nhặt hay nhất


Kết bài Vợ Nhặt ngắn gọn, hay nhất 

 


Kết bài Vợ nhặt Kim Lân hay nhất 


Mẫu kết bài 1:

Truyện ngắn Vợ nhặt không chỉ đặc sắc bởi tình huống truyện độc đáo mà còn ấn tượng bởi vốn liếng ngôn ngữ giàu có và đặc sắc của Kim Lân, lối viết văn đầy giản dị ánh lên chất hào hoa Kinh Bắc mà còn ghi dấu bởi tư tưởng nhân đạo sâu sắc của nhà văn. Đó là cách nhìn đời, nhìn người đầy xa xót và thương yêu, ông phát hiện, khằng định và ngợi ca vẻ đẹp phẩm chất của con người. Đặt con người vào khoảng sống mờ tối, lắt lay ông đã tìm ra cơ hội để biểu hiện sức sống bất diệt, nỗi khát thèm được  sống, được thương yêu và hy vọng. Niềm ước ao hạnh phúc không thể diệt trừ cái đói nhưng nó mang động lực cho con người dần bước qua ngưỡng cửa của cái đói. Đây chính là giá trị nhân đạo của tác phẩm và cũng là tình cảm từ trái tim đặt lên ngòi bút của nhà văn.


Mẫu kết bài 2:

Truyện ngắn Vợ nhặt là lời kết tội đanh thép đối với thực dân Pháp và phát-xít Nhật cùng bọn phong kiến tay sai mãi mãi người dân Việt Nam không thể quên tội ác tày trời của chúng đã đẩy con người vào thảm cảnh chết đói khủng khiếp, mạng người như cỏ rác. Không chỉ vậy, Vợ nhặt còn mang ý nghĩa nhân bản sâu xa rằng dù trong tình huống bi thảm đến đâu, dù kề bên cái chết, con người vẫn yêu thương, trân trọng, đùm bọc lẫn nhau, vẫn khát khao hạnh phúc, muốn sống như một con người, sống nên người.


Mẫu kết bài 3:

Truyện ngắn "Vợ nhặt" tựa như một ánh sao sáng nổi bật lên giữa hàng loạt những câu truyện viết về nhân dân trong nạn đói. Câu truyện là lời lên án, kết tội đanh thép đối với những tội ác tày trời mà thực dân Pháp, phát xít Nhật cùng với những bè phái tay sai phong kiến đã làm ra, đã đẩy nhân dân ta vào con đường cùng mất tất cả, khiến cả nước ta lâm vào hoàn cảnh khốn cùng, lầm than. Nhưng giữa bầu không khí ảm đạm đó, tình người vẫn len lỏi soi sáng, vẫn sưởi ấm cho những đời người khốn cùng nhất. Có lẽ chính cái đẹp của tình người đã đưa con người ta vượt qua khỏi cái đói, cái cực khổ của cuộc sống hiện tại để hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn ở tương lai. Những ý nghĩa tốt đẹp đó cũng chính là giá trị nhân đạo của tác phẩm và cũng là tình cảm từ trái tim đặt lên ngòi bút của nhà văn.

Kết bài Vợ Nhặt hay nhất

Kết bài Vợ nhặt Kim Lân ngắn gọn


Mẫu kết bài 1:

Qua truyện ngắn, nhà văn Kim Lân đã khẳng định rằng cuộc sống có bi thảm đến đâu thì niềm tin của nhân dân vẫn là bất diệt, con người luôn có một khát vọng, một bản lĩnh mãnh liệt để được sống như một con người, được nên người. Nếu ai ngờ vực niềm tin ấy, nếu có cho rằng cuộc đời độc ác, đắng cay không dành một chỗ nào cho niềm hy vọng thiện lương thì Kim Lân có thể mượn câu thơ của L.Aragông đáp lời:

"Các anh có thể tin hay không điều tôi nói

Tôi đã khổ đau, nên có đủ quyền…”


Mẫu kết bài 2:

Những dòng văn cuối cùng đã kết động tinh thần nhân đạo sâu sắc của nhà văn Kim Lân. Ông trân trọng, yêu thương từng cá nhân, từng số phận. Đồng thời ta cũng thấy được nghệ thuật miêu tả, và tạo dựng tình huống bậc thầy của nhà văn này.


Mẫu kết bài 3:

"Vợ Nhặt" là một trong những viên ngọc sáng nhất trong suốt sự nghiệp cầm bút của tác giả Kim Lân. Tác phẩm như một ánh sao sáng giữa đêm đen mù mịt, là ánh sáng của hy vọng cứu rỗi lấy con người chúng ta trong những giờ khắc tối tăm, khốn cùng nhất.


Kết bài Vợ nhặt học sinh giỏi


Mẫu kết bài 1:

“Cái đẹp cứu vớt con người” (Đôx-tôi-ep-ki). Vâng, “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân thể hiện rõ sức mạnh kì diệu ấy. Ánh sáng của tình người, lòng tin yêu vào cuộc sống là con nguồn mạch giúp Kim Lân hoàn thành tác phẩm. Ông đã đóng góp cho văn học Việt Nam nói chung, về đề tài nạn đói nói riêng một quan niệm mới về lòng người và tình người. Đọc xong thiên truyện, dấu nhấn mạnh mẽ nhất trong tâm hồn bạn đọc chính là ở điểm sáng tuyệt vời ấy.


Mẫu kết bài 2:

Truyện ngắn Vợ nhặt được chấp bút trong bối cảnh tăm tối, ám ảnh khủng khiếp của nạn đói, thế nhưng cái mà nhà văn Kim Lân hướng đến không phải phản ánh hiện thực thê thảm của con người mà trong bóng tối của nạn đói nhà văn phát hiện ra ánh sáng đẹp đẽ, cảm động của tình người. Trong nạn đói, khi cái chết vây hãm, trực chờ rút sạch đi sự sống thì những nạn nhân khốn khổ của nạn đói vẫn mạnh mẽ vươn lên bằng niềm tin, bằng sức mạnh tình thương. Bà cụ Tứ và Tràng là những người dân đói khổ sống ở xóm Ngụ cư, thế nhưng vào chính thời điểm mà nạn đói hoành hành dữ dội nhất, khi mà con người đứng trên ranh giới vô cùng mỏng manh giữa sự sống và cái chết vẫn sẵn sàng cưu mang, giúp đỡ người vợ nhặt, cũng chính tình thương ấy đã đánh thức phần thiện lương, dịu dàng và khát khao yêu thương bên trong người vợ nhặt.


Mẫu kết bài 3:

Ánh sáng đẹp đẽ của lòng người đã sưởi ấm lên những giờ khắc tăm tối nhất của cuộc sống. Dù rằng được chấp bút trong bối cảnh tăm tối, ám ảnh khủng khiếp của nạn đói, thế nhưng điều mà nhà văn Kim Lân hướng đến không phải phản ánh hiện thực thê thảm của con người mà là làm sáng lên ánh sáng đẹp đẽ, cảm động của tình người. Không phải là sự ai oán, thê lương thường thấy ở những tác phẩm về đề tài nạn đói mà là sự khao khát về hạnh phúc trọn vẹn, về sự ấm no của tự do mai đây sẽ tới.


Kết bài phân tích nhân vật Tràng trong Vợ Nhặt


Mẫu kết bài 1:

Kim Lân đã có những trang viết rất hay để miêu tả tâm lý nhân vật. Tràng giống như một đứa con tinh thần của Kim Lân. Tình huống nhặt vợ đầy bất ngờ và đặc biệt nhưng đã thể hiện được tư tưởng sâu sắc của tác phẩm đó chính là dù người nghèo đói, cùng cực nhưng họ luôn nghĩ đến sự sống chứ không phải là cái chết, luôn có niềm tin vào tương lai tươi đẹp. Qua Tràng ta cũng đã cảm nhận được một tâm hồn trong sáng đẹp đẽ của người dân lao động nghèo, đó chính là tình người và hi vọng.


Mẫu kết bài 2:

Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên từng nói: “Thời gian có thể phủ bụi một số thứ, Nhưng có những thứ càng rời xa thời gian, càng sáng, càng đẹp”. Tôi cho rằng “Vợ nhặt” của Kim Lân là một tác phẩm như thế. Ra đời cách đây gần nửa thế kỉ nhưng sức sống của nó vẫn sẽ tồn tại đến muôn đời.


Mẫu kết bài 3:

Tràng chính là hình ảnh đại diện cho những người dân lao động nghèo trước Cách mạng tháng 8. Họ phải chịu những sự tra tấn về cả thể xác cũng như tinh thần mà chẳng thể tìm thấy được lối thoát cho bản thân mình. Thế nhưng giữa những khó khăn, khốn khổ đó họ vẫn giữ cho mình được sự lương thiện, tình người cao cả. Những điều đó đã khiến họ chiến thắng cái đói, cái khổ đang bủa vây trong cuộc sống xung quanh. Qua Tràng ta cũng đã cảm nhận được một tâm hồn trong sáng đẹp đẽ của người dân lao động nghèo, đó chính là tình người và hi vọng. 


Kết bài phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong Vợ nhặt


Mẫu kết bài 1:

Qua việc khắc họa hình ảnh nhân vật bà cụ Tứ, nhà văn thật tinh tế nhận ra được nét tâm lý thân thuộc của người cao tuổi. Trong bế tắc, trong tuyến đường cùng họ thường kể đến tương lai, tới các điều rẻ đẹp, do đó khi ánh đèn trong nhà bà được thắp lên thì bà cụ Tứ đã lau nước mắt, bà tin vào một cuộc sống rẻ đẹp hơn lâu dài sẽ đến với con trai bà, gia đình bà và cả xóm cư ngụ. Nhân vật bà cụ Tứ đã đem đến 1 luồng gió mới cho tác phẩm, khi nhắc tới bà người đọc sẽ không thể quên 1 người mẹ ân cần, chu đáo, luôn hình dung các điều rẻ đẹp cho con mình, một người luôn hướng tới 1 cuộc sống hạnh phúc, rẻ đẹp hơn sẽ đến ở 1 mai sau ko xa.


Mẫu kết bài 2:

Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân, là tác phẩm giàu giá trị hiện thực, nhân đạo; là bài ca về tình người ở những người nghèo khổ, ca ngợi niềm tin bất diệt vào tương lai tươi sáng của con người. Truyện xây dựng thành công hình tượng nhân vật bà cụ Tứ, một người mẹ nghèo khổ mà ấm áp tình thương, niềm hi vọng, lạc quan qua cách dựng tình huống truyện và dẫn truyện độc đáo, nhất là ngòi bút miêu tả tâm lí tinh tế, khiến tác phẩm mang chất thơ cảm động và hấp dẫn.


Mẫu kết bài 3:

Bà cụ Tứ chính là hình ảnh đại diện cho những người phụ nữ Việt Nam từ xa xưa tới nay. Một người phụ nữ cả đời tần tảo, lúc nào cũng luôn lo lắng, chăm sóc cho chồng, cho con. Thông qua nhân vật bà cụ Tứ, tác giả Kim Lân đã lột tả được hết những giá trị hiện thực, cũng như giá trị nhân đạo của lòng người khi đứng trước những lựa chọn của cuộc sống. Một người mẹ tuy nghèo khổ nhưng lại vô cùng ấm áp tình thương, niềm hi vọng, lạc quan vào tương lai, vào cuộc sống. 


Kết bài phân tích nhân vật người Vợ nhặt


Mẫu kết bài 1:

Tóm lại, người vợ nhặt là một sáng tạo của Kim Lân. Thông qua nhân vật này, nhà văn đã thể hiện một ý nghĩa nhân văn cao đẹp. Con người ta dù sống trong hoàn cảnh khốn cùng nào cũng sẽ luôn hướng về tương lai và không bao giờ mất đi niềm tin vào sự sống. Thông qua hình ảnh nhân vật Thị nhà văn như phanh phui, lột trần bộ mặt thối nát của bọn thực dân và bọn cường quyền lộng hành, chính vì tội ác của chúng mà làm thân phận con người chỉ đáng vài bát bánh đúc, chính chúng là thủ phạm hủy hoại tương lai của biết bao con người. Chính Thị là một hình tượng mà nhà văn Kim Lân đã dựng lên để nói với nhân dân và bè lũ độc ác kia rằng người phụ nữ Việt Nam nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung không bao giờ từ bỏ sự sống ở bất cứ hoàn cảnh nào.


Mẫu kết bài 2:

Nam Cao từng nói “Một người đàn bà thật xấu khi yêu cũng lườm”, nó quả đúng với nhân vật Thị trong Vợ nhặt. Tôi nghĩ, đó là cái lườm yêu của cô Thị không chỉ thật xấu mà còn thật rách và còn thật đói. Nhưng có lẽ khi đong đưa con mắt, Tràng và Thị, họ đã quên đi cuộc sống ở cõi trần đang mấp mé bờ vực cõi âm, cõi âm như hòa với cõi trần, để chỉ còn nhớ đến sự thương yêu. Thật trân trọng và cảm phục biết bao trước những giản dị của hạnh phúc của đời thường!


Mẫu kết bài 3:

Nhân vật người vợ trong câu truyện "Vợ Nhặt" dường như đã phanh phui cho chúng ta thấy được tội ác của bọn thực dân Pháp, phát xít Nhất cũng như lũ tay sai cường quyền phong kiến đã khiến cho con người rơi vào đường cùng. Người vợ nhặt vốn không phải là một người vô duyên, xấu tính thế nhưng hoàn cảnh sống đã bắt buộc cô phải trở thành một người tính toán, ích kỉ và vô vàn tật xấu. Thị chính là hình tượng mà nhà văn Kim Lân đã dựng lên để nói với nhân dân và bè lũ độc ác kia rằng người phụ nữ Việt Nam nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung không bao giờ từ bỏ quyền được sống, quyền được hi vọng dù cho có ở bất cứ hoàn cảnh nào.


Kết bài phân tích tình huống truyện Vợ nhặt của Kim Lân


Mẫu kết bài 1:

Đặt nhân vật vào tình huống éo le như vậy, nhà văn đã làm nổi bật ý nghĩa nhân văn sâu xa của tác phẩm. Cho dù không trực tiếp nói tới thực dân Pháp, phát xít Nhật và chính quyền phong Kiến tay sai nhưng từ câu chuyện về người vợ nhặt vẫn toát lên lời tố cáo đanh thép tội ác tày trời của chúng đã gây ra nạn đói thảm khốc có một không hai trong lịch sử nước ta. Quan trọng hơn cả là truyện đã thể hiện thành công vẻ đẹp tinh thần ẩn giấu trong cái vẻ ngoài xác xơ vì đói khát của những người nghèo khổ. Trong cái cuộc sống không đáng gọi là sống ấy, họ vẫn nhen nhóm niềm tin và hi vọng vào một sự đổi đời, vào tương lai tươi sáng. Đó chính là giá trị nhân văn làm nên sức sống lâu dài của tác phẩm.


Mẫu kết bài 2:

Thành công của nhà văn Kim Lân là đã thấu hiểu và phân tích được những trạng thái tâm lý tinh tế của con người. Họ nghèo ấy, họ khổ như thế ấy nhưng họ lại biết vươn lên trong mọi hoàn cảnh để biết yêu thương nhau, để biết khao khát hạnh phúc và để có thể tin tưởng vào tương lai. Chính nhà văn Kim Lân đã làm nên cái hồn của câu chuyện, để có thể tạo nên giá trị sâu sắc và cảm động cho tác phẩm Vợ nhặt này.

Các bài viết liên quan:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 16/04/2024