logo

Kết bài Nghị luận Phú sông Bạch Đằng (Top 3 bài mẫu)

           TOPLOIGIAI gửi đến các bạn Top 3 bản Kết bài Nghị luận Phú sông Bạch Đằng hay nhất, qua bài viết này các bạn có thể hiểu hiểu rõ hơn cách làm một kết bài và còn có thể tham khảo thêm được nhiều kiểu kết cho bài văn của mình thêm độc đáo. Mời các bạn cùng xem các cách kết bài dưới đây nhé!

Kết bài Nghị luận Phú sông Bạch Đằng (Top 3 bài mẫu) | Văn mẫu 10 hay nhất


Kết bài Nghị luận Phú sông Bạch Đằng - Bài mẫu 1

Khép trang sách lại, có lẽ điều để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong lòng người đọc đó là ngòi bút tài hoa của Trương Hán Siêu đã khiến bài phú không hề khô khan, thuần về giá trị lịch sử. Việc kết hợp khéo léo trong việc xây dựng bố cục chặt chẽ, nhịp điệu giọng văn thay đổi linh hoạt và lời văn cô đọng, cùng nguồn cảm hứng dạt dào về dân tộc, về niềm tự hào dân tộc đã giúp nhà thơ truyền tải trọn vẹn cả hình tượng nhân vật khách cùng hào khí thiêng liêng, hào hùng của dân tộc ta trên con sông Bạch Đằng lịch sử. Qua bài phú, người đọc vừa cảm nhận được vẻ đẹp tiêu dao tự tại, phong thái của người lữ khách ham thích thú ngao du, lại vừa đọng lại một chút cảm giác buồn man mác khi những kì tích, chiến tích oai hùng xưa nay chỉ còn là vẻ đẹp vang bóng một thời.


Kết bài Nghị luận Phú sông Bạch Đằng - Bài mẫu 2

Từ việc xây dựng hình tượng nhân vật khách, là người có chí hải hồ, thích ngao du sơn thủy, tác giả Trương Hán Siêu đã khéo léo lồng ghép vào đó các địa danh lịch sử nổi tiếng ghi dấu chiến tích của dân tộc. Từ đó, gián tiếp thể hiện niềm tự hào thiêng liêng của nhà thơ về một thời kỳ hào hùng đã qua một đất nước Đại Việt nghìn năm văn hiến. Đó là điểm tựa lịch sử để thế hệ con cháu đời sau tiếp bước, noi gương xứng đáng với nỗ lực mà cha ông ta đã hy sinh vì non nước nghìn thu. Có lẽ chính vì những giá trị nhân văn và tư tưởng lớn ấy, mà bài phú đến nay vẫn còn nguyên giá trị của nó.


Kết bài Nghị luận Phú sông Bạch Đằng - Bài mẫu 3

Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu là một trong những tác phẩm mẫu mực của thể loại phú du nhập từ Trung Hoa. Bằng vốn hiểu biết am tường về lịch sử, về địa lý, cùng tâm hồn yêu thiên nhiên và niềm tự hào dân tộc, nhà thơ đã khéo léo lồng ghép giữa quá khứ và hiện tại, giữa lịch sử và văn hóa, giữa chiến tích oanh liệt và bi thương của lịch sử. Từ đó, làm nên một bài phú giàu giá trị nghệ thuật cũng như giá trị lịch sử, văn hóa.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021