logo

Kết bài Đây thôn Vĩ Dạ ngắn gọn

          Một món ăn ngon đầu tiên sẽ được thu hút bởi hình thức trình bày bắt mắt, vệ sinh, thức ăn tươi xanh và cuối cùng để lưu luyến, nhớ mãi không quên món ăn chính là cái dư vị, cảm xúc trong từng món ăn. Cũng giống như việc ta xây dựng, viết nên một bài văn của riêng mình, để có thể tạo ấn tượng, sức hút cho người đọc ngoài việc mở đầu thật cuốn hút, nội dung cốt lõi phải gãy gọn, súc tích, đầy đủ ý thì phần kết thúc cũng không kém phần quan trọng, bạn phải tạo được nơi người đọc một sự quyến luyến hay thỏa mãn về cái kết mở hoặc đóng của bạn. Do đó việc tạo nên một cái kết bài không quá khó, ngoài việc ta tổng kết lại nội dung phân tích một cách ngắn gọn, nghệ thuật của bài thì ta nên tạo cái kết đắc giá ở sự mới lạ của việc liên hệ, mở rộng các yếu tố liên quan gần đến chủ đề tác phẩm hay tác giả sẽ khiến cho người đọc mở mang và thích thú hơn. Không dài dòng mà cùng đến với một vài gợi ý kết bài bên dưới đây về bài “Đây thôn vĩ dạ”, mong rằng sẽ giúp ích cho các bạn.

Kết bài Đây thôn vĩ dạ (Top 4 bài mẫu) | Văn mẫu 11 hay nhất


Kết bài Đây thôn vĩ dạ - Bài mẫu 1

Hàn Mặc Tử chưa bao giờ làm cho người tiếp nhận phải hụt hẫng về những thi phẩm của mình, phong cách nổi loạn, say mê, điên cuồng, khát khao được trọn vẹn, đăms chìm hết mình trong tình yêu, yêu và được yêu chẳng bao giờ tác giả quên đi và thơ của ông vì thế cũng ngập tràn hương sắc của yêu thương. Thơ là con người ông, đời thật cùng cách đối nhân xử thế, xoay chuyển cuộc sống của mình luôn được người ta tìm thấy đâu đó trong những ần thơ của tác giả hay người ta thường nói là thơ ông như trào ra từ máu và nước mắt. Bởi thế mà sự vô cảm, khô khan không tồn tại trong thơ tác giả, đền đáp lại điều này chính là lòng thương mến, đồng cảm hơn bao giờ hết từ độc giả. Đây thôn vĩ dạ, một thi phẩm thơ mộng ngay từ tên gọi, một bức tranh xứ Huế tươi xanh, tình yêu cảm động được nét bút của thi sĩ tạo dựng nên có thể nói là ngoài sức tưởng tượng, rất thành công. Hình ảnh của quê hương được lọc qua nỗi nhớ nên thanh khiết, đẹp đẽ rực sáng, hiện ra trong mơ tưởng đẹp như giấc mơ tiên. Hơn nữa, một tình yêu da diết dành cho quê hương, niềm khao khát với tình đời, tình người dù biết rằng còn xa xôi mờ ảo. Chính vì thế, “Đây thôn vĩ dạ” cùng cái tên Hàn Mặc Tử sẽ mãi ghi dấu đậm đà trong lòng bao thế hệ người đọc bởi một chất văn rất “điên” mà lại rất “tình”.


Kết bài Đây thôn vĩ dạ - Bài mẫu 2

Có thể thấy, “Đây thôn vĩ dạ” là một thi phẩm tuỵệt tác của Hàn Mặc Tử. Bài thơ vẽ ra trước mắt người đọc một khung cảnh thơ mộng, trữ tình, đẹp nhẹ nhàng của quê hương xứ Huế nói riêng và vẻ đẹp đất nước nói chung, đó như là một lời ca ngợi, nói thay giúp người đọc càng thêm yêu quý quê hương, đất nước. Sâu bên trong dòng chảy ngầm của trang thơ là lời tâm sự u hoài, nỗi khát khao hạnh phúc và tình yêu cuộc sống thiết tha, mãnh liệt của hồn thơ Hàn Mặc Tử. Qua đó người đọc sẽ hiểu và biết trân trọng hơn vẻ đẹp và những giá trị trong cuộc sống. Bài thơ hay còn nằm ở tài năng sử dụng nghệ thuật của tác giả, ngôn ngữ thơ gợi tả, hàm súc, các hình ảnh liên tưởng đa chiều mở ra thế gới thực và mơ. Nhờ đó mà bức tranh tả cảnh nhưng thấm đượm tình người, cảm xúc đẹp mà buồn tái hiện một cách gần gũi, theo mãi cùng con người, phong cách thơ văn của Hàn Mặc Tử.


Kết bài Đây thôn vĩ dạ - Bài mẫu 3

Quả thật từ những câu thơ, ý nhạt của Hàn Mặc Tử ta mới cảm nhận sâu đậm, rõ nét là quá trình sáng tác thơ không mấy đơn giản mà là một quá trình phức tạp, tưởng chừng thơ như một ngọn lửa âm ỉ dưới lớp tro tàn kia, chính thi nhân phải tự thổi bùng đốt cháy chính tâm hồn mình thì thơ khi ấy mới có thể tỏa sáng giữa cuộc đời. Và Hàn Mặc Tử đã cho ta thấy điều này, ông không chỉ đặt hoàn cảnh, cách suy nghĩ, bản ngã của mình vào thơ mà còn thổi vào đó những khát vọng, xúc cảm của chính mình. Đó là một thi nhân luôn mãnh liệt, khao khát yêu và yêu nồng cháy, một người trải đời, chịu lắm khổ đau như ông nên trong từng lời thơ ta thấy đọng lại những gì tinh vi, mãnh liệt của chính cuộc sống đời thực đi vào thơ. Sự tài tình trong cách dẫn dắt, gợi tả mà Hàn Mặc Tử đã vẽ nên một bức tranh chứa cả tâm và cảnh khiến người đọc vương vấn mãi sau khi đọc.


Kết bài Đây thôn vĩ dạ - Bài mẫu 4

Ta đã thấy được nhà thơ Hàn Mặc Tử thông qua lăng kính của việc cảm nhận thi phẩm “đây thôn vĩ dạ” là một người rất tâm huyết, sống hết mình với thi phẩm của mình. Có thể nhận thấy thi nhân coi thơ và vũ trụ, con người luôn có sự nối kết, hòa nhập chặt chẽ không thể tách rời nên tự nhiên nhất mà bưc tranh đời thật của cuộc đời đi vào thơ thật hơn bao giờ hết và ngược lại thơ luôn có trong cuộc sống của thi sĩ. Bài thơ thoạt đầu người đọc sẽ nghĩ là một bài thơ tả cảnh đơn thuần nhưng khi cởi bỏ từng lớp nghĩa sâu rộng đó là cả một biển trời cảm xúc mênh mông, tấm lòng yêu thương, cảnh và người, thực và mơ là sự đan xen tinh tế, thú vị làm nên một thi phẩm của riêng Hàn Mặc Tử. Mãi mãi về sau khi nhắc đến tác phẩm người ta sẽ nghĩ ngay một khung cảnh xứ Huế mộng mơ đi cùng một trái tim trải đời đầy khao khát yêu thương mang tên Hàn Măc Tử.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021