Câu hỏi: Kể về một buổi tập luyện của em (ví dụ: tập hát, tập thể dục, tập vẽ,…). Nội dung tập luyện là gì? Em đã thực hiện như thế nào?(Bài Nhật kí tập bơi)
Lời giải:
Bài tham khảo 1:
Như thường lệ, giờ ra chơi sau tiết học thứ hai buổi sáng, chúng em sẽ cùng nhau ra sân tập thể dục giữa giờ. Sau khi chúng em đã ổn định vị trí, thì thầy tổng phụ trách sẽ bắt đầu mở nhạc cho chúng em tập thể dục. Theo tiếng hô trong bài nhạc, chúng em lần lượt thực hiện từng động tác một. Từ tay, chân, lưng đều dần được giãn ra vô cùng thoải mái. Sau khi tập xong, chúng em cùng đồng thanh hô to khẩu hiệu “Thể dục! Khỏe! Khỏe! Khỏe!” rồi mới giải tán. Em rất thích các buổi tập thể dục giữa giờ vì nó giúp em thêm khỏe mạnh và thư giãn.
Bài tham khảo 2:
Em rất thích chơi bóng rổ. Chính vì vậy, hằng ngày, sau khi tan học, em lại đem bóng rổ ra sân tập của chung cư. Có rất nhiều bài tập bóng rổ. Đầu tiên là tập nhồi bóng, phải làm sao đập bóng cho có lực, bóng phải nẩy lên vừa tầm tay, cứ nhồi liên tục mà bóng không bị lăn đi chỗ khác. Bài tập đó cốt là để giúp cho người tập điều khiển được quả bóng rổ trên tay mình. Em đã mất một buổi chiều để tập được cách nhồi bóng. Sau này, em học thêm các cách đưa bóng quanh người, đưa bóng luồn qua chân, ba bước lên rổ,... Giờ đây, em đã luyện tập bóng rổ thành thạo. Em hi vọng mình có thể tham gia vào đội bóng rổ của trường.
>>> Xem trọn bộ: Giải Tiếng Việt lớp 3 Bài 5: Nhật kí tập bơi
Đoạn tham khảo kể về các buổi tập luyện của em
Bài làm 1
Trường em có một câu lạc bộ vẽ tranh. Hôm qua, em tham gia buổi đầu tiên. Em đã có một buổi tập vẽ rất vui vẻ. Cô Phương là chủ nhiệm câu lạc bộ. Cô hướng dẫn chúng em vẽ tranh phong cảnh. Em còn được học cách phối màu. Cuối buổi, các thành viên sẽ lần lượt thuyết trình về bức tranh của mình. Em cảm thấy câu lạc bộ này rất bổ ích.
Bài làm 2
Em rất thích chơi bóng rổ. Chính vì vậy, hằng ngày, sau khi tan học, em lại đem bóng rổ ra sân tập của chung cư. Có rất nhiều bài tập bóng rổ. Đầu tiên là tập nhồi bóng, phải làm sao đập bóng cho có lực, bóng phải nẩy lên vừa tầm tay, cứ nhồi liên tục mà bóng không bị lăn đi chỗ khác. Bài tập đó cốt là để giúp cho người tập điều khiển được quả bóng rổ trên tay mình. Em đã mất một buổi chiều để tập được cách nhồi bóng. Do sơ ý, em đã để bóng đập mạnh vào móng tay, khiến móng tay em bị bật ra và chảy máu. Sau đó, bố đã giúp em bằng vết thương lại và dặn về sau khi tập bóng thì phải cắt móng tay. Điều đó khiến em ghi nhớ về việc bảo hộ trước khi tập bất cứ một môn thể thao nào. Sau này, em học thêm các cách đưa bóng quanh người, đưa bóng luồn qua chân, ba bước lên rổ, v.v... Giờ đây, em đã luyện tập bóng rổ thành thạo. Em hi vọng mình có thể tham gia vào đội bóng rổ của trường.