logo

Kể tên các nhà máy nhiệt điện ở nước ta

Câu trả lời đúng nhất: Các nhà máy nhiệt điện của nước ta phân bố chủ yếu ở Quảng Ninh và vùng Đông Nam Bộ, đó là những khu vực có gần khu nhiên liệu, than, dầu mỏ, khí đốt…

Một số nhà máy nhiệt điện như: Phả Lại, Mông Dương, Quảng Ninh, Vũng Áng 1, Vĩnh Tân 2, Phú Mỹ, Duyên Hải 1, Cà Mau.

Để hiểu rõ hơn về nhà máy nhiệt điện hãy cùng Top lời giải tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!

kể tên các nhà máy nhiệt điện ở nước ta

1. Nhà máy nhiệt Điện là gì?

Nhà máy điện nhiệt là một nhà máy điện, trong đó hóa năng của nhiên liệu biến thành nhiệt năng cấp nhiệt cho nước để biến thành hơi. Nước được đun nóng, chuyển thành hơi nước và quay một tua bin hơi nước và tuabin này làm chạy một máy phát điện. Sau khi đi qua tuabin, hơi nước được ngưng tụ trong bình ngưng và tuần hoàn lại đến nơi mà nó đã được làm nóng, quá trình này được gọi là chu trình Rankine. Khác biệt lớn nhất trong thiết kế của nhà máy nhiệt điện là do các nguồn nhiên liệu khác nhau. Một số thiết kế thích sử dụng thuật ngữ trung tâm năng lượng hạn bởi vì các cơ sở đó chuyển đổi hình thức của năng lượng từ nhiệt năng thành điện năng. Một số nhà máy nhiệt điện cũng cung cấp năng lượng nhiệt cho mục đích công nghiệp, để sưởi ấm, hoặc để khử muối trong nước cũng như cung cấp năng lượng điện. Một tỷ lệ lớn khí CO2 được tạo ra từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch ở các nhà máy nhiệt điện gây ảnh huởng rất lớn đến bầu không khí sống của con người.Vì vậy nhà máy nhiệt điện luôn được hạn chế sử dụng một cách tối ưu để giảm tác hại của khí thải công nghiệp.

>>> Xem thêm: Trong nhà máy nhiệt điện có sự biến đổi năng lượng nào?


2. Phát triển nhiệt điện than ở Việt Nam qua từng thời kì

Thời kỳ trước năm 1975

Nhà máy nhiệt điện (NMNĐ) than đầu tiên của Việt Nam là Nhà đèn Vườn hoa, được người Pháp xây dựng tháng 2/1894 tại Hải Phòng. Tiếp đó, tại khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ, các nhà máy nhỏ, quy mô không quá 10 MW, thông số hơi thấp lần lượt được xây dựng.

Tới tháng 10/1954, tổng công suất nguồn điện miền Bắc chỉ khoảng 31,5 MW với sản lượng điện khoảng 53 triệu kWh/năm. Để đáp ứng nhu cầu điện năng, cùng với việc sửa chữa, cải tạo, nâng cấp các nhà máy điện do Pháp để lại, trong các năm 1955 - 1960, Việt Nam đã khởi công xây dựng và đưa vào vận hành một số NMNĐ than mới có công suất nhỏ và vừa, thông số hơi trung áp (áp suất/nhiệt độ đến 3,43 MPa (35 bar)/435 độ C), công nghệ lò ghi xích và lò than phun.

Năm 1961, với sự giúp đỡ của Liên Xô, Việt Nam khởi công xây dựng NMNĐ Uông Bí - nguồn điện chủ lực của miền Bắc. Bên cạnh đó, Nhà máy Nhiệt điện Ninh Bình công suất 100 MW do Trung Quốc giúp đỡ cũng được đưa vào vận hành từ 1974. Đây là những nhà máy điện than có công suất lên tới hàng trăm MW đầu tiên do Việt Nam đầu tư xây dựng.

Tuy nhiên, trong suốt cuộc chiến tranh chống Mỹ, các nhà máy điện luôn là trọng điểm bắn phá của máy bay Mỹ. Mặc dù CBCNV ngành Điện đã không ngại hy sinh, bám lò, bám máy, duy trì sản xuất, nhưng do hầu hết các cơ sở phát điện ở miền Bắc đều bị bắn phá ác liệt, nhiều nhà máy bị hư hỏng nặng, có những nhà máy bị phá hoại hoàn toàn, nên sản lượng nhiệt điện than liên tục giảm. Ở miền Nam, đến cuối năm 1974, có một số NMNĐ than được vận hành với tổng công suất hơn 250 MW, trong đó, quy mô lớn nhất là Nhiệt điện Thủ Đức (165 MW).

Thời kỳ 1976 - 1990

Sau khi đất nước thống nhất, Việt Nam bắt đầu thực hiện Tổng sơ đồ phát triển điện giai đoạn I từ năm 1981 - 1985. Để khắc phục tình trạng mất cân đối trầm trọng về cung cầu điện, miền Bắc tập trung đẩy nhanh tiến độ xây dựng NMNĐ than Phả Lại 1 gồm 4 tổ máy (4x110 MW) và thực hiện sửa chữa, nâng cấp các nhà máy khác. Nhờ được bổ sung, củng cố nguồn phát điện, trong giai đoạn 1980 - 1990, sản lượng điện sản xuất của các nhà máy nhiệt điện than luôn chiếm khoảng 40% tổng sản lượng toàn hệ thống điện.

Thời kỳ 1991 - 2010

Thời kỳ này, Việt Nam tập trung khai thác mạnh mẽ nguồn thủy điện. Trong suốt 20 năm, Việt Nam chỉ có thêm 5 NMNĐ quy mô vừa và lớn được đưa vào vận hành thương mại. Do vậy, sản lượng từ nguồn nhiệt điện than trong giai đoạn này chỉ chiếm 10-16% tổng sản lượng điện toàn quốc.

Thời kỳ từ 2011 đến nay

Theo điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011- 2020 có xét đến năm 2030 (Quy hoạch điện VII điều chỉnh), đến năm 2020, tổng công suất các nhà máy nhiệt điện than khoảng 26.000 MW (chiếm 42,7% công suất nguồn toàn hệ thống), sản xuất khoảng 131 tỷ kWh (chiếm 49,3% sản lượng điện). Theo đó, từ 2011, hàng loạt NMNĐ than công suất lớn (600 - 1.200 MW) trên cả nước liên tục được đưa vào vận hành. Nhiệt điện than ngày càng khẳng định vai trò là nguồn điện chủ lực, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Cùng với sự phát triển cả về số lượng nhà máy và quy mô công suất, công nghệ nhiệt điện than cũng ngày càng hiện đại, cho phép vận hành các tổ máy với hiệu suất, độ an toàn và tính kinh tế cao. Nhiều NMNĐ than được đầu tư công nghệ đốt than phun với thông số hơi cận tới hạn, siêu tới hạn... Việt Nam cũng đã ứng dụng thành công hệ thống điều khiển và tự động hóa các NMNĐ than.

Đặc biệt, các NMNĐ than được đầu tư công nghệ xử lý môi trường hiện đại, đạt hiệu quả cao như: Hệ thống ESP lọc bụi tĩnh điện, khử SOx, NOx…, đáp ứng các quy định theo tiêu chuẩn môi trường của Việt Nam. Vấn đề đảm bảo môi trường trong quá trình vận hành NMNĐ than ở Việt Nam ngày càng được quan tâm và thực hiện rất hiệu quả.

>>> Xem thêm: Sơ đồ tóm tắt quá trình sản xuất điện năng ở nhà máy nhiệt điện


3. Hướng giải quyết Khó khăn của nhà đầu tư và vai trò của Nhà nước

- Để phát triển nguồn nhiệt điện - loại hình hoạt động cạnh tranh lớn duy nhất và hiệu quả cao trong ngành điện - cần có một cách tiếp cận đặc biệt.

- Các nguồn vốn độc lập đầu tư vào phát triển các nhà máy nhiệt điện đòi hỏi giải quyết nhiều vấn đề thuộc về qui chế, được xác định bởi các đặc điểm của các hệ thống điện, các cân bằng nhiên liệu-năng lượng được hình thành, sự cần thiết của các dự báo chính xác về phụ tải cho nhà máy, sự có mặt của các công ty nguồn thuộc quyền kiểm soát của Nhà nước và các cơ quan, cơ sở hạ tầng khác.

- Để thu hút các nhà đầu tư phải có hình thức đối tác tư nhân - Nhà nước, giảm thiểu rủi ro đầu tư thông qua cam kết trực tiếp hoặc gián tiếp để các nguồn điện này được phát công suất khi xây dựng tại một địa điểm cụ thể.

- Các sơ đồ phát công suất của các nhà máy điện mới hoặc cải tạo cần được các công ty lưới điện thực hiện bằng vốn đầu tư của Nhà nước.

- Cần phải ban hành trở lại những văn bản kế hoạch phát triển hệ thống điện bắt buộc phải thực hiện. Cụ thể như Tổng sơ đồ bố trí các công trình ngành điện mới được soạn thảo hoặc bổ sung, chỉnh lý và được Chính phủ phê duyệt.

- Cơ chế bảo lãnh cho đầu tư phải trở thành mẫu mực thu hút các khoản đầu tư độc lập vào việc xây dựng tất cả các nhà máy nhiệt điện.


4. Các nhà máy nhiệt điện ở nước ta

Các nhà máy nhiệt điện của nước ta phân bố chủ yếu ở Quảng Ninh và vùng Đông Nam Bộ, đó là những khu vực có gần khu nhiên liệu, than, dầu mỏ, khí đốt…

Nhà máy nhiệt điện: Phả Lại, Mông Dương, Quảng Ninh, Vũng Áng 1, Vĩnh Tân 2, Phú Mỹ, Duyên Hải 1, Cà Mau.

-----------------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn kể tên các nhà máy nhiệt điện ở nước ta. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có thông tin hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt. 

icon-date
Xuất bản : 09/08/2022 - Cập nhật : 09/08/2022