logo

Vai trò của sông Mê Kông

Câu trả lời chính xác nhất:

Sông Mê Kông là một trong những con sông lớn trên thế giới. Vai trò của sông Mê Kông là:

– Cung cấp tài nguyên để phát triển nông nghiệp

- Cung cấp nguồn nước ngọt dồi dào cho sinh hoạt

– Sông Mê Công đem lại nguồn lợi lớn về phù sa và thuỷ sản, hệ thống kênh rạch chằng chịt thuận lợi giao thông thuỷ bộ và nuôi thuỷ sản nước ngọt, sinh vật phong phú, đa dạng.

Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về sông Mê Kông, Toploigiai đã mang tới một số kiến thức mở rộng sau, mời các bạn tham khảo.


1. Tổng quan về sông Mê Kông

Sông Mê Kông là một trong những con sông lớn nhất trên thế giới, bắt nguồn từ Tây Tạng, chảy qua Trung Quốc, Lào, Myanma, Thái Lan, Campuchia và đổ ra Biển Đông ở Việt Nam.

Tính theo độ dài đứng thứ 12 (thứ 7 tại châu Á), còn tính theo lưu lượng nước đứng thứ 10 trên thế giới (lưu lượng hàng năm đạt khoảng 475 triệu m³). Sông này xuất phát từ vùng núi cao tỉnh Thanh Hải, băng qua Tây Tạng theo suốt chiều dài tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), qua các nước Myanma, Thái Lan, Lào, Campuchia trước khi vào Việt Nam. Các quốc gia kể trên (trừ Trung Quốc) nằm trong Ủy hội sông Mê Kông.

Vai trò của sông mê kông

Độ cao so với mực nước biển: 5.224 m (tương đương 17.139 ft)

Tọa độ tại 33°42′41″B 94°41′44″Đ

Điểm cuối của Sông mê kong: Cửa sông đổ ra biển tại Sông Cửu Long thuộc nước Việt Nam

Chiều dài dòng sông mê công: 4.350 km (2.700 dặm)

Lưu vực sông: 795.000 km2 (307.000 dặm vuông Anh)

Lưu lượng trung bình: 16.000 m3/s (570.000 cu ft/s)

Lưu lượng tối đa: 39.000 m3/s (1.400.000 cu ft/s)

>>> Xem thêm: Vì sao chế độ nước sông Mê Kông thay đổi theo mùa?


2. Các nhánh sông chính của sông Mê Kông

Sông Hậu chảy qua Châu Đốc, Long Xuyên (An Giang), Vĩnh Long, Thành phố Cần Thơ, Châu Thành (Hậu Giang), Sóc Trăng và đổ ra biển trước kia bằng ba cửa: cửa Định An, cửa Ba Thắc (Bassac), cửa Trần Đề.

Sông Tiền có lòng sông rộng với nhiều cù lao ở giữa dòng, chảy qua Tân Châu (An Giang), Hồng Ngự và Cao Lãnh (Đồng Tháp), Vĩnh Long đến Cai Lậy (Tiền Giang) thì chia làm bốn sông đổ ra biển bằng sáu cửa:

Sông Mỹ Tho, chảy qua tỉnh lỵ tỉnh Tiền Giang là thành phố Mỹ Tho và phía nam Gò Công, ra biển bằng cửa Đại và cửa Tiểu qua đường sông Cửa Tiểu

Sông Hàm Luông, chảy qua phía nam tỉnh Bến Tre, ra cửa Hàm Luông

Sông Cổ Chiên, làm thành ranh giới tỉnh Bến Tre - Trà Vinh (tên cũ Vĩnh Bình), đổ ra biển bằng cửa Cổ Chiên và cửa Cung Hầu.

Sông Ba Lai chảy qua phía bắc tỉnh Bến Tre (tên cũ Kiến Hòa), ra cửa Ba Lai.Hiện nay,cửa Ba Lai đã bị hệ thống cống đập Ba Lai ngăn lại.Hệ thống này nằm trong dự án ngọt hóa vùng ven biển của tỉnh Bến Tre.

Do chín cửa sông nguyên thủy này (nay chỉ còn tám cửa sông. cửa Ba Thắc khoảng thập niên 1960 đã bị bồi lấp nên sông Hậu chỉ còn hai cửa biển ngày nay) mà sông Mê Kông đoạn qua Việt Nam còn được gọi là sông Cửu Long, tức "sông chín rồng". Hiện có khoảng 17 triệu người dân Việt Nam đang sinh sống tại lưu vực của hệ thống sông Cửu Long, còn được gọi là đồng bằng sông Cửu Long

>>> Xem thêm: Sông Mê Kông chảy qua bao nhiêu quốc gia?


3. Vai trò của sông Mê kông

Vai trò của sông mê kông

Vai trò của sông Mê Kông là: Sông Mê Kông là một trong những con sông lớn nhất trên thế giới

– Cung cấp tài nguyên để phát triển nông nghiệp

- Cung cấp nguồn nước ngọt dồi dào cho sinh hoạt

– Sông Mê Công đem lại nguồn lợi lớn về phù sa và thuỷ sản, hệ thống kênh rạch chằng chịt thuận lợi giao thông thuỷ bộ và nuôi thuỷ sản nước ngọt, sinh vật phong phú, đa dạng.


4. Vai trò của sông Mê Kông đối với Việt Nam

Đối với Việt Nam, sông Mekong có một vai trò đặc biệt, nuôi dưỡng hai vùng kinh tế trọng điểm là ĐBSCl và Tây Nguyên, với gần 60% tổng lượng dòng chảy hằng năm của Việt Nam và khoảng 23% tổng dân số nước ta (ĐBSCL có diện tích trên 40.000 km2, chiếm 12% tổng diện tích tự nhiên cả nước, bao gồm 13 tỉnh và thành phố với dân số trên 17 triệu người, hằng năm đóng góp đến 27% GDP với 90% số lượng gạo xuất khẩu và gần 60% kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam).

Dòng chảy sông Mê Công nuôi dưỡng nhiều vùng đất ngập nước đa dạng, đa chức năng trong lưu vực, duy trì các giá trị kinh tế, văn hóa, xã hội và sinh thái đặc trưng. Đất ngập nước có vai trò quan trọng là nguồn sống của người dân địa phương, tạo môi trường thuận lợi cho nông nghiệp, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, sản xuất hàng hóa và phát triển du lịch. Ngoài ra, các vùng đất ngập nước tự nhiên còn mang lại các lợi ích khác như giảm thiểu lũ, trữ nước và làm sạch môi trường. 

Những cánh rừng rộng lớn trong lưu vực sông Mê Công là môi trường sinh sống cho hàng ngàn loài động, thực vật. Các hệ sinh thái rừng ở lưu vực này rất phong phú với các khu rừng xanh, rừng trên núi, rừng cây rụng lá, cây bụi, cây lấy gỗ và rừng đước. Rừng cung cấp vật liệu xây dựng và các sản phẩm ngoài gỗ là nguồn thu nhập quan trọng của người dân nông thôn và nguồn thị trường các sản phẩm động, thực vật như thức ăn, dược liệu và các loại khác.

Hạ lưu vực sông Mê Công là “ngôi nhà” của hơn 60 triệu người với trên 100 dân tộc khác nhau tạo thành một trong những vùng đa dạng văn hoá nhất trên thế giới. Nông dân trong lưu vực Mê Công đã canh tác ruộng nước từ lâu đời. Ngày nay, nhiều nông dân đã có cơ hội canh tác 2 đến 3 vụ một năm trên những vùng đất với khoảng 12.500 hệ thống tưới tiêu. Do yếu tố giá cả nông phẩm biến động, người dân chuyển dần từ canh tác lúa sang các cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn.

Tuy nhiên, lưu vực sông Mekong hiện đang phải đối mặt với những thách thức rất lớn liên quan đến vấn đề nguồn nước như tình trạng ngập mặn và những tác động của biến đổi khí hậu, hiện là một trong 5 lưu vực sông lớn trên thế giới có dòng chảy bị suy giảm nhiều nhất do hạn hán; tác động của các công trình thủy điện trên dòng chính.

---------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn tìm hiểu về Sông Mê Kông qua câu hỏi Vai trò của sông Mê Kông và một số kiến thức mở rộng. Chúc các bạn học tốt. 

icon-date
Xuất bản : 29/07/2022 - Cập nhật : 29/07/2022