logo

K2SO4 có kết tủa không

     - Kali sulfat (K2SO4) hay sulfat kali ở điều kiện thông thường là một muối ở dạng rắn kết tinh màu trắng không cháy và hòa tan trong nước. Nó được sử dụng khá phổ biến làm phân bón, cung cấp cả kali lẫn lưu huỳnh. 

     - Cho BaCl2 phản ứng với dung dịch K2SO4, xuất hiện kết tủa trắng bari sunfat trong dung dịch

     - Phương trình hóa học

BaCl2 + K2SO4 → 2KCl + BaSO4↓

Cùng Top lời giải đi tìm hiểu chi tiết về K2SO4 nhé.

[CHUẨN NHẤT] K2SO4 có kết tủa không

I. Cấu tạo:

     - Là muối của K với gốc axit sunfat SO4

     - Công thức cấu tạo: 

[CHUẨN NHẤT] K2SO4 có kết tủa không(ảnh 2)

II. Tính chất vật lí:

     - Là một tập hợp các tinh thể trực giao màu trắng, không có mùi thơm đặc trưng và có vị mặn hơi đắng

     - Trạng thái khan ở dạng hình thoi. Đến 587oC ở dạng lục phương.

     - Nhiệt độ nóng chảy: 1069oC; nhiệt độ sôi: 1689oC.

     - Độ tan trong nước tăng dần theo độ tăng của nhiệt độ.

     - Là chất rắn kết tinh, không cháy.

     - Trọng lượng phân tử của nó là 174.259 g / mol và mật độ của nó là 2.662 g / ml. Nó có điểm nóng chảy 1069 ° C và điểm sôi là 1689 ° C. Hợp chất này rất hòa tan trong nước, có thể hòa tan 120 gram hợp chất này cho mỗi lít nước. Nó cũng ít tan trong glycerol và không hòa tan trong rượu và ketone.


III. Tính chất hóa học:

     - Là 1 muối rất bền về mặt hóa học, không tác dụng với chất oxi hóa – chất khử ở điều kiện thường.

     - Nhiệt độ cao, K2SO4 có thể bị khử thành K2S bởi C:

[CHUẨN NHẤT] K2SO4 có kết tủa không(ảnh 3)

     - Là 1 muối trung hòa và là chất điện li mạnh nên khi tan trong nước tạo thành dung dịch có độ pH = 7.

     - Phương trình phân li: + K2SO4 → 2K+ + SO42-

     - Tác dụng với dung dịch muối

     - Muối chứa ion Ba2+ như BaCl2; Ba(OH)2… → Do tạo thành kết tủa trắng BaSO4.

     - PTHH minh họa:

 BaCl2 + K2SO4 → BaSO4↓ + 2KCl

=> Phương trình ion: 

Ba2+ + SO42- → BaSO4↓ (trắng)

     - Dung dịch muối Pb(NO3)2:

K2SO4 + Pb(NO3)2 → PbSO4↓ + 2KNO3 (trắng)

     - Tác dụng với axit H2SO4:

K2SO4 + H2SO4 → 2KHSO4.

     - Trong nước, MgSO4 phản ứng được với KCl:

MgSO4 + 2KCl ⇄ K2SO4 + MgCl2

     - Sau đó, K2SO4 và MgSO4 sẽ tạo muối kép khó tan:

K2SO4 + MgSO4 + 6H2O → K2SO4. MgSO4.6H2O

     - Nếu lọc và rửa chất rắn bằng dung dịch KCl ta lại thu được K2SO4:

K2SO4. MgSO4.6H2O + 2KCl → 2K2SO4 + MgCl2.6H2O


IV. Ứng dụng:

a. Đối với trồng trọt

     - Đây là công dụng hữu ích nhất của loại hóa chất này. Ứng dụng của Kali Sulfat trong thành phần phân trộn rất hữu ích. Các thành phần trong Kali Sulfat giúp cải thiện và tăng năng suất cho cây trồng. Trong K2SO4 chứa nhiều dĩnh dưỡng rất cần thiết mà thực vật cần để phát triển khỏe mạnh.

b. Trong thực phẩm

      - Có thể bạn chưa biết, Kali Sulfat ngoài có ứng dụng đối với cây trồng, nó còn rất hữu ích trong thực phẩm.

     - Kali Sulfat sử dụng được cho người có chế độ ăn không chứa protein. Hợp chất này giúp phát triển các cơ, tim, các chất điện giải trong cơ thể.

     - Lượng Kali Sulfat mà chúng ta có thể hấp thụ dễ kiếm trong một số loại thực phẩm như: rau bina, cà rốt, khoai tây, cam, nho và quả mâm sôi,…

 c. Trong đồ uống

     -  Hiện nay có nhiều loại thực phẩm sử dụng Kali Sulfat rất là phổ biến. Các nhà khoa học và các tổ chức y tế cộng đồng đã chứng minh và dán nhãn hợp chất Kali sulfat là hợp chất an toàn và không độc hại.

     - Trong sản xuất đồ uống, Kali sulfat dễ dàng hòa tan trong nước giúp lấy đi vi khuẩn và các chất ô nhiễm ảnh hưởng đến hương vị và chất lượng của nước. Kali sulfat còn được thêm vào như một thành phần của soda.

     - Kali là một trong những khoáng chất quan trọng giúp lưu thông máu và duy trì sự phát triển của cơ thể con người. Chúng giúp cân bằng một số thứ trong cơ thể.

d. Trong sản xuất xà phòng và thủy tinh

     - Ứng dụng của Kali sulfat rất đa dạng. Một trong số đó chính là được sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất xà phòng và thủy tinh. Kali có khả năng chịu nhiệt rất tốt và giúp thủy tinh cứng.

     - Ngoài ra muối chứa kali có trong xà phòng có thể chữa lành các vết thương ngoài da. Tuy nhiên giá thành cao là lựa chọn không khả quan cho nhà sản xuất cho dù Kali Sulfat có nhiều ưu điểm.

 e. Trong y tế

     - Ứng dụng của Kali Sulfat chủ yếu được sử dụng để chuẩn bị trước khi nột soi. Để làm sạch ruột, người ta trộn Kali Sunfat cùng với Magie và Natri. Hợp chất này trong y tế có chức năng nhuận tràng, tăng lượng nước bên trong ruột

     - Kali sunfat khi được sử dụng ở dạng thuốc thường sẽ được khuyến cáo nên bổ sung thêm nhiều nước. Nếu không sẽ gây ra hiện tượng buồn nôn, mất các chất điện giải trong máu. Thế nên bổ sung nhiều nước thì càng tốt.


V. Điều chế:

     - (1) Một lượng lớn thu được là sản phẩm phụ của quá trình điều chế HCl từ KCl và H2SO4 trong quá trình Mannhei:

2KCl + K2SO4 → 2HCl + K2SO4

     -  (2) Điều chế từ SO2 trong quá trình Hargreaves:

4KCl + 2SO2 + O2 + 2H2O → 4HCl + 2K2SO4

     - (3) Điều chế từ phản ứng trung hòa của axit H2SO4 và bazo KOH

→ Phương pháp này được sử dụng trong phòng thí nghiệm và sản xuất tơ nhân tạo:

2KOH + H2SO4 → K2SO4 + 2H2O

     - (4) Ngoài ra, trong PTN còn được điều chế từ KHCO3 và MgSO4

2KHCO3 + MgSO4 → K2SO4 + Mg(OH)2↓+ 2CO2


VII. Nhận biết:

     - Thuốc thử: dung dịch chứa ion Ba2+ như BaCl2; Ba(OH)2

     - Thấy xuất hiện kết tủa trắng BaSO4.

     - PTHH minh họa: 

BaCl2 + K2SO4 → BaSO4↓ + 2KCl

     - Phương trình ion: 

Ba2+ + SO42- → BaSO4↓ (trắng).

icon-date
Xuất bản : 05/08/2021 - Cập nhật : 06/08/2021