logo

Nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến, có bài ca dao sau: “Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.

154401 điểm

trần tiến

Ngữ văn

Lớp 7

50đ

11:08:24 30-Aug-2021
Nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến, có bài ca dao sau: “Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.” a) Bài ca dao trên cho em hiểu thêm điều gì về thân phận người phụ nữ? b) Từ bài ca dao trên, em thấy được những nét nghệ thuật đặc trưng gì của các bài ca dao than thân? c) Trong chương trình Ngữ văn 7, có tác phẩm cũng viết về hình ảnh người phụ nữ. Em hãy cho biết tên tác phẩm đó, tác giả và thể loại của tác phẩm? Hình ảnh người phụ nữ trong tác phẩm ấy có gì khác so với các bài ca dao than thân dân gian? d) Viết đoạn văn ngắn (khoảng 20 dòng) trình bày một vài suy nghĩ của em về “thân phận” và vai trò của người phụ nữ ngày nay để thấy được sự khác biệt của xã hội xưa và nay.
Trả lời

Tổng hợp câu trả lời (1)

Trần Tiến

11:08:00 30-Aug-2021

a) Thân phận của người phụ nữ: + Cuộc sống hoàn toàn bị lệ thuộc của người phụ nữ trong tình yêu và hôn nhân, không có quyền tự lựa chọn hạnh phúc lứa đôi của mình. + Thân phận mỏng manh, chông chênh “như tấm lụa đào” và bản thân như một món hàng được đem ra bán “phất phơ giữa chợ”. Người phụ nữ lo lắng, băn khoăn về người chồng tương lai của mình “biết vào tay ai”. b) Nét đặc trưng trong các bài ca dao: + Sự lặp lại mô thức câu mở đầu quen thuộc trong các bài ca dao về chủ đề than thân của người phụ nữ: “Thân em như…”, “Em như…”. + Trong ca dao thường dùng lối nói so sánh, ví von. Các hình ảnh so sánh, ẩn dụ đều được lấy từ cuộc sống đời thường gần gũi của người bình dân: “tấm lụa đào, củ ấu gai, trái bần trôi,…” + Ca dao thường dùng thể thơ lục bát, diễn tả được sắc thái tình cảm của người bình dân, lại dễ thuộc, dễ nhớ nên được lưu truyền rộng rãi. c) Tác phẩm “Sau phút chia li” + Thể loại: Song thất lục bát. + Hình ảnh người phụ nữ: Nỗi sầu chia li của người chinh phụ sau lúc tiễn chồng ra trận. Nỗi sầu này vừa có ý nghĩa tố cáo chiến tranh phi nghĩa, vừa thể hiện niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ… 2. Tác phẩm “Bánh trôi nước” + Tác giả: Hồ Xuân Hương. + Thể loại: Thất ngôn tứ tuyệt. + Hình ảnh người phụ nữ: Ca ngợi, trân trọng vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ Việt Nam ngày xưa, vừa cảm thương sâu sắc cho thân phận chìm nổi của họ… 3. Tác phẩm “Tiếng gà trưa” + Tác giả: Xuân Quỳnh. + Thể loại: Thơ 5 tiếng. + Hình ảnh người phụ nữ: Những kỉ niệm đẹp đẽ về người bà, một người bà đã tần tảo, chắt chiu, dành dụm để lo toan mọi thứ cho cháu. Hình ảnh người bà là hình ảnh người phụ nữ Việt Nam chịu thương chịu khó, hi sinh bản thân mình cho hạnh phúc của con, của cháu… d) Viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của bản thân: * Yêu cầu: + Bài viết đúng dung lượng đề yêu cầu khoảng 01 trang giấy thi. + Văn viết súc tích, ngắn gọn, lưu loát, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc; không sai chính tả, lỗi ngữ pháp; nêu bật đúng chủ đề,… * Bài viết của học sinh có thể khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý sau: - Người phụ nữ ngày nay khác xưa như thế nào: Có vai trò quan trọng trong xã hội, tinh thần vươn lên làm chủ cuộc đời, cống hiến cho xã hội,… - Thân phận và vai trò của họ trong xã hội như thế nào: Được tôn vinh, trân trọng, xã hội luôn bảo vệ quyền lợi và đề cao vai trò của họ,…

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?

Thành viên cao điểm nhất

    Xem thêm

    Thành viên điểm cao nhất tháng 1

    Xem thêm