logo

Đọc hiểu Tiếng gà trưa

20 điểm

HuongLy

Ngữ văn 23424234

Lớp 7

50đ

03:12:05 21-Dec-2021
Đọc hiểu Tiếng gà trưa
Trả lời

Tổng hợp câu trả lời (2)

NgọcDiep

03:12:27 21-Dec-2021

ĐỀ SỐ 1: I. PHẦN ĐỌC HIỂU “Trên đường hành quân xa Dừng chân bên xóm nhỏ Tiếng gà ai nhảy ổ: “Cục...cục tác cục ta” Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ ... Tiếng gà trưa Mang bao nhiêu hạnh phúc Đêm cháu về nằm mơ Giấc ngủ hồng sắc trứng Cháu chiến đấu hôm nay Vì lòng yêu Tổ quốc Bà ơi, cũng vì bà Vì tiếng gà cục tác Ổ trứng hồng tuổi thơ”. Trích bài thơ Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh Em hãy đọc kỹ văn bản trên rồi trả lời các câu hỏi sau: 1) Bài thơ Tiếng gà trưa được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Theo thể thơ nào? 2) Cảm hứng của tác giả trong bài thơ được khơi gợi từ sự việc gì? 3) Xác định điệp ngữ trong khổ thơ thứ nhất “Trên đường hành quân xa...Nghe gọi về tuổi thơ”? 4) Nêu ý nghĩa của bài thơ? 5) Kể tên các bài thơ và tác giả thuộc chủ đề Thơ hiện đại Việt Nam đã học trong sách Ngữ văn 7, tập một - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Câu Nội dung 1 - Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Tiếng gà trưa: Bài thơ được viết trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. - Bài thơ được sáng tác theo thể thơ 5 tiếng, có chỗ biến đổi linh hoạt 2 Cảm hứng của tác giả trong bài thơ được khơi gợi từ sự việc: Trên đường hành quân, người chiến sĩ chợt nghe tiếng gà nhảy ổ, gợi về những kỉ niệm tuổi thơ với hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng, gợi về hình ảnh người bà thân yêu... 3 Xác định điệp ngữ trong khổ thơ thứ nhất “Trên đường hành quân xa...Nghe gọi về tuổi thơ”: - Cục...cục tác cục ta - Nghe...nghe...nghe 4 Ý nghĩa của bài thơ: Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước. 5 Kể tên các bài thơ và tác giả thuộc chủ đề Thơ hiện đại Việt Nam đã học trong sách Ngữ văn 7, tập một - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Cảnh khuya, Rằng tháng giêng (Hồ Chí Minh) và Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh). ĐỀ SỐ 2: PHẦN I. ĐỌC HIỂU Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Cháu chiến đấu hôm nay Vì lòng yêu Tổ quốc Vì xóm làng thân thuộc Bà ơi, cũng vì bà Vì tiếng gà cục tác Ổ trứng hồng tuổi thơ. Câu 1: Em hãy cho biết đoạn thơ trên trích từ văn bản nào? Của ai? Câu 2: Hãy tìm điệp ngữ trong đoạn thơ trên và nói rõ đó là dạng điệp ngữ gì? Nêu tác dụng của phép điệp ngữ vừa tìm được. Câu 3: Nêu nội dung của đoạn trích trên. Câu 4: Qua đoạn trích trên, em hãy nêu cảm nghĩ của mình về tình bà cháu bằng một đoạn văn ngắn, trong đó có sử dụng ít nhất một cặp quan hệ từ. Gạch chân dưới cặp quan hệ từ mà em đã sử dụng trong đoạn văn. GỢI Ý: 1. - Đoạn trích trên trích từ văn bản: “Tiếng gà trưa”. - Tác giả: nhà thơ Xuân Quỳnh. 2. - Điệp ngữ trong đoạn thơ trên là từ “Vì” - Đây là điệp ngữ cách quãng - Tác dụng của điệp ngữ “Vì” trong đoạn thơ: Nhấn mạnh nguyên nhân chiến đấu của người cháu - người chiến sĩ. 3. Nội dung của đoạn trích: - Lời tâm sự chân thành của người chiến sĩ trẻ trên đường ra tiền tuyến gửi về người bà kính yêu nơi hậu hương về mục đích chiến đấu của mình. - Tình yêu bà hòa quyện trong tình yêu quê hương đất nước. 4. I. Mở đoạn - Giới thiệu tình bà cháu trong bài thơ “Tiếng gà trưa”. - “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh chính là những dòng thơ bình dị. Bài thơ đã đi vào lòng người đọc bằng âm thanh tiếng gà trưa, bằng một tình bà cháu nồng đậm yêu thương. II. Thân đoạn: Cảm nghĩ về tình bà cháu trong bài thơ 1. Tình bà cháu hiện lên qua dòng kí ức “Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ.” Dòng cảm xúc từ hiện tại đã trôi về miền quá khứ với nỗi xúc động tràn trề. Tiếng gà trưa đã gợi lên bao kỉ niệm thơ ấu được sống nơi làng xóm với bà, trong tình yêu thương và bàn tay chăm sóc của bà. Hình ảnh người bà hiện lên trong những kỉ niệm đẹp, gắn liền với đàn gà cục ta cục tác. “Gà đẻ mà mày nhìn! Rồi sau này lang mặt. ” Câu thơ đã tái hiện lại lời mắng yêu của bà với người cháu. Dù đã lớn nhưng cháu vẫn mang theo mình kỉ niệm rất đỗi giản dị mà chan chứa yêu thương này. “Tay bà khum soi trứng Dành từng quả chắt chiu” “Cứ hàng năm hàng năm Khi gió mùa đông tới Bà lo đàn gà toi Mong trời đừng sương muối Để cuối năm bán gà Cháu được quần áo mới.” Bà hiện lên với dáng vẻ tần tảo, vất vả, chắt chiu, dành dụm để cho cháu được cuộc sống ấm lo. Những “cái quần chéo go”, những “cái áo cánh chúc bâu” chẳng phải là món quà đắt tiền, chẳng sang trọng nhưng nó lại là niềm vui lớn nhất của người cháu mỗi khi tết đến xuân về. Món quà tuy không đắt tiền nhưng chính tiền lại chẳng thể trả nổi bởi nó được làm bằng những sợi yêu thương của người bà, là những hy sinh của bà để cháu có cuộc sống hạnh phúc ấm lo. 2. Tình cảm bà cháu gắn bó thiêng liêng Bà đã cùng người chiến sĩ đồng hành gắn bó trên suốt chặng đường hành quân. Những ý nghĩ về bà, những kỉ niệm ấu thơ có bóng dàng người bà tảo tần, tình yêu thương của bà đã tiếp sức cho người chiến sĩ. “Cháu chiến đấu hôm nay Vì lòng yêu Tổ quốc Vì xóm làng thân thuộc Bà ơi, cũng vì bà Vì tiếng gà cục tác Ổ trứng hồng tuổi thơ.” Bà đã trở thành nguồn sức mạnh tinh thần cho cháu. Điệp từ “vì” đã làm nổi bật nguyên nhân người chiến sĩ quyết tâm lên đường hành quân. Không phải bắt nguồn từ những gì to lớn mà đó chính là vì bà, vì cháu biết những tảo tần chịu thương chịu khó của bà. Tình yêu gia đình gắn với người bà đã lớn lên thành tình yêu quê hương, nơi có tiếng gà cục tác. Từ tình yêu quê hương, nó lớn dần thành tình yêu tổ quốc, thành quyết tâm đứng lên bảo vệ những điều bình dị mà thiêng liêng ấy trong tâm tưởng người cháu. III. Kết đoạn Nêu cảm nhận về tình bà cháu trong bài thơ. ĐỀ SỐ 3: Phần I . ĐỌC- HIỂU: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: ... Cháu chiến đấu hôm nay Vì lòng yêu tổ quốc Vì xóm làng thân thuộc Bà ơi, cũng vì bà Vì tiếng gà cục tác Ổ trứng hồng tuổi thơ. (Ngữ văn 7, tập 1, tr.151, NXB Giáo dục ) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên? Câu 2: Nêu hoàn cảnh ra đời, xuất xứ bài thơ? Bài thơ viết theo thể thơ nào? Câu 3: Đoạn thơ trên sử dụng những biện pháp tu từ nào? Nêu ý nghĩa? Câu 4: Nêu nhận xét của em trong cách sắp xếp cụm từ chỉ mục đích chiến đấu của người cháu: Tổ quốc, bà, tiếng gà, ổ trứng. Câu 5: Trong Tiếng gà trưa có một thứ tình cảm vô cùng trừu mến. Đó chính là tình yêu gia đình hòa trong tình yêu quê hương, đất nước. Nêu suy nghĩ của em về nhận định trên. GỢI Ý: 1 - Phương thức biểu đạt: Biểu cảm 2 - Bài thơ được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ, in lần đầu trong tập “Hoa dọc chiến hào” (1968). - Thể thơ: 5 chữ 3 - Điệp từ: Vì - Liệt kê. => Tác dụng: nhấn mạnh mục đích chiến đấu vừa cao cả và thiêng liêng nhưng cũng hết sức bình dị, cụ thể. Tình cảm gia đình, quê hương đã làm sâu sắc thêm tình yêu Tổ quốc 4 - Cách sắp xếp: Từ rất quan trọng, thân thuộc đến ít quan trọng hơn (Từ lớn đến nhỏ). 5 ĐỀ SỐ 4: I. VĂN – TIẾNG VIỆT: Cho đoạn thơ sau: "Trên đường hành quân xa Dừng chân bên xóm nhỏ Tiếng gà ai nhảy ổ: ...................................." Câu 1: Hãy viết 4 câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ? Câu 2: Cho biết đoạn thơ trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? Câu 3: Nêu nội dung của đoạn thơ trên? Câu 4: Tìm điệp ngữ trong đoạn thơ và cho biết tác dụng của điệp ngữ đó? Câu 5: Phát biểu cảm nghĩ về người bà thân yêu. GỢI Ý: Câu 1 - Viết 4 câu thơ tiếp: " Cục...cục tác cục ta" Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ." Câu 2 - Đoạn thơ trích từ tác phẩm: "Tiếng gà trưa" - Tác giả: Xuân Quỳnh Câu 3 - Nội dung đoạn thơ: Trên đường hành quân, người cháu nghe tiếng gà trưa nhảy ổ và chính tiếng gà đã đánh thức kỉ niệm tuổi thơ một cách rất tự nhiên. Câu 4 - Điệp ngữ: Nghe -Tác dụng: Nhấn mạnh cảm giác gợi nhớ lại kỉ niệm tuổi thơ của người cháu. *** Giới thiệu người bà. Tình cảm của em đối với bà. *** Nêu suy nghĩ về ngoại hình của bà: làn da, mái tóc, hành động,…Từ đó bộc lộ cảm xúc. - Biểu cảm vai trò của bà và mối quan hệ của bà đối với người xung quanh và thái độ của họ… - Kỉ niệm đáng nhớ nhất giữa em với bà, biểu cảm về kỉ niệm đó. - Tình cảm của em đối với bà: Sự mong muốn biết ơn, sự đền đáp công ơn đối với người thân, sự nỗ lực để xứng đáng với người thân của mình. *** Khẳng định vai trò của ba trong cuộc sống của em. ĐỀ SỐ 5: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: Trên đường hành quân xa Dừng chân bên xóm nhỏ Tiếng gà ai nhảy ổ: “Cục… cục tác cục ta” Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ. a. Nhân vật trữ tình được nhắc đến trong đoạn thơ là ai? Nhân vật được đặt trong hoàn cảnh nào? b. Từ âm thanh tiếng gà trưa trong đoạn thơ, em hiểu tình cảm nào đang trỗi dậy trong lòng nhân vật? c. Cụm từ “Tiếng gà trưa” được lặp lại mấy lần trong bài thơ trên? Nó có ý nghĩa như thế nào? GỢI Ý: 1. - Nhân vật trữ tình: người cháu, người lính trẻ. - Hoàn cảnh: xa gia đình, xa người bà thân yêu gắn bó suốt quãng thời gian tuổi thơ; đang làm nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. 2. - Tâm trạng bồi hồi, xao xuyến của người lính trẻ khi nghe tiếng gà trưa trên đường hành quân. - Âm thanh tiếng gà trưa đã trở thành cây cầu bắc nhịp hiện tại và quá khứ: thể hiện nỗi nhớ quê hương một cách trong trẻo và tha thiết của người chiến sĩ. 3. Câu thơ tiếng gà trưa đc lặp lại 4 lần (Không kể đề bài). Mỗi lần nhắc là lại 1 lần gợi ra kỉ niệm thời thơ ấu gắn với hình ảnh đàn gà, người bà. - Tạo ra sự thống nhất trong mạch cảm xúc của tác giả - Là sợi dây liên kết các hình ảnh trong toàn bài thơ => Điệp từ đã nhấn mạnh âm thanh quen thuộc của tiếng gà trưa qua đó để khơi gợi bộc lộ cảm xúc, thể hiện tình yêu bà,yêu gia đình, yêu xóm làng quê hương đất nước.  

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?

NgọcDiep

03:12:27 21-Dec-2021

ĐỀ SỐ 1: I. PHẦN ĐỌC HIỂU “Trên đường hành quân xa Dừng chân bên xóm nhỏ Tiếng gà ai nhảy ổ: “Cục...cục tác cục ta” Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ ... Tiếng gà trưa Mang bao nhiêu hạnh phúc Đêm cháu về nằm mơ Giấc ngủ hồng sắc trứng Cháu chiến đấu hôm nay Vì lòng yêu Tổ quốc Bà ơi, cũng vì bà Vì tiếng gà cục tác Ổ trứng hồng tuổi thơ”. Trích bài thơ Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh Em hãy đọc kỹ văn bản trên rồi trả lời các câu hỏi sau: 1) Bài thơ Tiếng gà trưa được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Theo thể thơ nào? 2) Cảm hứng của tác giả trong bài thơ được khơi gợi từ sự việc gì? 3) Xác định điệp ngữ trong khổ thơ thứ nhất “Trên đường hành quân xa...Nghe gọi về tuổi thơ”? 4) Nêu ý nghĩa của bài thơ? 5) Kể tên các bài thơ và tác giả thuộc chủ đề Thơ hiện đại Việt Nam đã học trong sách Ngữ văn 7, tập một - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Câu Nội dung 1 - Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Tiếng gà trưa: Bài thơ được viết trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. - Bài thơ được sáng tác theo thể thơ 5 tiếng, có chỗ biến đổi linh hoạt 2 Cảm hứng của tác giả trong bài thơ được khơi gợi từ sự việc: Trên đường hành quân, người chiến sĩ chợt nghe tiếng gà nhảy ổ, gợi về những kỉ niệm tuổi thơ với hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng, gợi về hình ảnh người bà thân yêu... 3 Xác định điệp ngữ trong khổ thơ thứ nhất “Trên đường hành quân xa...Nghe gọi về tuổi thơ”: - Cục...cục tác cục ta - Nghe...nghe...nghe 4 Ý nghĩa của bài thơ: Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước. 5 Kể tên các bài thơ và tác giả thuộc chủ đề Thơ hiện đại Việt Nam đã học trong sách Ngữ văn 7, tập một - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Cảnh khuya, Rằng tháng giêng (Hồ Chí Minh) và Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh). ĐỀ SỐ 2: PHẦN I. ĐỌC HIỂU Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Cháu chiến đấu hôm nay Vì lòng yêu Tổ quốc Vì xóm làng thân thuộc Bà ơi, cũng vì bà Vì tiếng gà cục tác Ổ trứng hồng tuổi thơ. Câu 1: Em hãy cho biết đoạn thơ trên trích từ văn bản nào? Của ai? Câu 2: Hãy tìm điệp ngữ trong đoạn thơ trên và nói rõ đó là dạng điệp ngữ gì? Nêu tác dụng của phép điệp ngữ vừa tìm được. Câu 3: Nêu nội dung của đoạn trích trên. Câu 4: Qua đoạn trích trên, em hãy nêu cảm nghĩ của mình về tình bà cháu bằng một đoạn văn ngắn, trong đó có sử dụng ít nhất một cặp quan hệ từ. Gạch chân dưới cặp quan hệ từ mà em đã sử dụng trong đoạn văn. GỢI Ý: 1. - Đoạn trích trên trích từ văn bản: “Tiếng gà trưa”. - Tác giả: nhà thơ Xuân Quỳnh. 2. - Điệp ngữ trong đoạn thơ trên là từ “Vì” - Đây là điệp ngữ cách quãng - Tác dụng của điệp ngữ “Vì” trong đoạn thơ: Nhấn mạnh nguyên nhân chiến đấu của người cháu - người chiến sĩ. 3. Nội dung của đoạn trích: - Lời tâm sự chân thành của người chiến sĩ trẻ trên đường ra tiền tuyến gửi về người bà kính yêu nơi hậu hương về mục đích chiến đấu của mình. - Tình yêu bà hòa quyện trong tình yêu quê hương đất nước. 4. I. Mở đoạn - Giới thiệu tình bà cháu trong bài thơ “Tiếng gà trưa”. - “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh chính là những dòng thơ bình dị. Bài thơ đã đi vào lòng người đọc bằng âm thanh tiếng gà trưa, bằng một tình bà cháu nồng đậm yêu thương. II. Thân đoạn: Cảm nghĩ về tình bà cháu trong bài thơ 1. Tình bà cháu hiện lên qua dòng kí ức “Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ.” Dòng cảm xúc từ hiện tại đã trôi về miền quá khứ với nỗi xúc động tràn trề. Tiếng gà trưa đã gợi lên bao kỉ niệm thơ ấu được sống nơi làng xóm với bà, trong tình yêu thương và bàn tay chăm sóc của bà. Hình ảnh người bà hiện lên trong những kỉ niệm đẹp, gắn liền với đàn gà cục ta cục tác. “Gà đẻ mà mày nhìn! Rồi sau này lang mặt. ” Câu thơ đã tái hiện lại lời mắng yêu của bà với người cháu. Dù đã lớn nhưng cháu vẫn mang theo mình kỉ niệm rất đỗi giản dị mà chan chứa yêu thương này. “Tay bà khum soi trứng Dành từng quả chắt chiu” “Cứ hàng năm hàng năm Khi gió mùa đông tới Bà lo đàn gà toi Mong trời đừng sương muối Để cuối năm bán gà Cháu được quần áo mới.” Bà hiện lên với dáng vẻ tần tảo, vất vả, chắt chiu, dành dụm để cho cháu được cuộc sống ấm lo. Những “cái quần chéo go”, những “cái áo cánh chúc bâu” chẳng phải là món quà đắt tiền, chẳng sang trọng nhưng nó lại là niềm vui lớn nhất của người cháu mỗi khi tết đến xuân về. Món quà tuy không đắt tiền nhưng chính tiền lại chẳng thể trả nổi bởi nó được làm bằng những sợi yêu thương của người bà, là những hy sinh của bà để cháu có cuộc sống hạnh phúc ấm lo. 2. Tình cảm bà cháu gắn bó thiêng liêng Bà đã cùng người chiến sĩ đồng hành gắn bó trên suốt chặng đường hành quân. Những ý nghĩ về bà, những kỉ niệm ấu thơ có bóng dàng người bà tảo tần, tình yêu thương của bà đã tiếp sức cho người chiến sĩ. “Cháu chiến đấu hôm nay Vì lòng yêu Tổ quốc Vì xóm làng thân thuộc Bà ơi, cũng vì bà Vì tiếng gà cục tác Ổ trứng hồng tuổi thơ.” Bà đã trở thành nguồn sức mạnh tinh thần cho cháu. Điệp từ “vì” đã làm nổi bật nguyên nhân người chiến sĩ quyết tâm lên đường hành quân. Không phải bắt nguồn từ những gì to lớn mà đó chính là vì bà, vì cháu biết những tảo tần chịu thương chịu khó của bà. Tình yêu gia đình gắn với người bà đã lớn lên thành tình yêu quê hương, nơi có tiếng gà cục tác. Từ tình yêu quê hương, nó lớn dần thành tình yêu tổ quốc, thành quyết tâm đứng lên bảo vệ những điều bình dị mà thiêng liêng ấy trong tâm tưởng người cháu. III. Kết đoạn Nêu cảm nhận về tình bà cháu trong bài thơ. ĐỀ SỐ 3: Phần I . ĐỌC- HIỂU: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: ... Cháu chiến đấu hôm nay Vì lòng yêu tổ quốc Vì xóm làng thân thuộc Bà ơi, cũng vì bà Vì tiếng gà cục tác Ổ trứng hồng tuổi thơ. (Ngữ văn 7, tập 1, tr.151, NXB Giáo dục ) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên? Câu 2: Nêu hoàn cảnh ra đời, xuất xứ bài thơ? Bài thơ viết theo thể thơ nào? Câu 3: Đoạn thơ trên sử dụng những biện pháp tu từ nào? Nêu ý nghĩa? Câu 4: Nêu nhận xét của em trong cách sắp xếp cụm từ chỉ mục đích chiến đấu của người cháu: Tổ quốc, bà, tiếng gà, ổ trứng. Câu 5: Trong Tiếng gà trưa có một thứ tình cảm vô cùng trừu mến. Đó chính là tình yêu gia đình hòa trong tình yêu quê hương, đất nước. Nêu suy nghĩ của em về nhận định trên. GỢI Ý: 1 - Phương thức biểu đạt: Biểu cảm 2 - Bài thơ được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ, in lần đầu trong tập “Hoa dọc chiến hào” (1968). - Thể thơ: 5 chữ 3 - Điệp từ: Vì - Liệt kê. => Tác dụng: nhấn mạnh mục đích chiến đấu vừa cao cả và thiêng liêng nhưng cũng hết sức bình dị, cụ thể. Tình cảm gia đình, quê hương đã làm sâu sắc thêm tình yêu Tổ quốc 4 - Cách sắp xếp: Từ rất quan trọng, thân thuộc đến ít quan trọng hơn (Từ lớn đến nhỏ). 5 ĐỀ SỐ 4: I. VĂN – TIẾNG VIỆT: Cho đoạn thơ sau: "Trên đường hành quân xa Dừng chân bên xóm nhỏ Tiếng gà ai nhảy ổ: ...................................." Câu 1: Hãy viết 4 câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ? Câu 2: Cho biết đoạn thơ trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? Câu 3: Nêu nội dung của đoạn thơ trên? Câu 4: Tìm điệp ngữ trong đoạn thơ và cho biết tác dụng của điệp ngữ đó? Câu 5: Phát biểu cảm nghĩ về người bà thân yêu. GỢI Ý: Câu 1 - Viết 4 câu thơ tiếp: " Cục...cục tác cục ta" Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ." Câu 2 - Đoạn thơ trích từ tác phẩm: "Tiếng gà trưa" - Tác giả: Xuân Quỳnh Câu 3 - Nội dung đoạn thơ: Trên đường hành quân, người cháu nghe tiếng gà trưa nhảy ổ và chính tiếng gà đã đánh thức kỉ niệm tuổi thơ một cách rất tự nhiên. Câu 4 - Điệp ngữ: Nghe -Tác dụng: Nhấn mạnh cảm giác gợi nhớ lại kỉ niệm tuổi thơ của người cháu. *** Giới thiệu người bà. Tình cảm của em đối với bà. *** Nêu suy nghĩ về ngoại hình của bà: làn da, mái tóc, hành động,…Từ đó bộc lộ cảm xúc. - Biểu cảm vai trò của bà và mối quan hệ của bà đối với người xung quanh và thái độ của họ… - Kỉ niệm đáng nhớ nhất giữa em với bà, biểu cảm về kỉ niệm đó. - Tình cảm của em đối với bà: Sự mong muốn biết ơn, sự đền đáp công ơn đối với người thân, sự nỗ lực để xứng đáng với người thân của mình. *** Khẳng định vai trò của ba trong cuộc sống của em. ĐỀ SỐ 5: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: Trên đường hành quân xa Dừng chân bên xóm nhỏ Tiếng gà ai nhảy ổ: “Cục… cục tác cục ta” Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ. a. Nhân vật trữ tình được nhắc đến trong đoạn thơ là ai? Nhân vật được đặt trong hoàn cảnh nào? b. Từ âm thanh tiếng gà trưa trong đoạn thơ, em hiểu tình cảm nào đang trỗi dậy trong lòng nhân vật? c. Cụm từ “Tiếng gà trưa” được lặp lại mấy lần trong bài thơ trên? Nó có ý nghĩa như thế nào? GỢI Ý: 1. - Nhân vật trữ tình: người cháu, người lính trẻ. - Hoàn cảnh: xa gia đình, xa người bà thân yêu gắn bó suốt quãng thời gian tuổi thơ; đang làm nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. 2. - Tâm trạng bồi hồi, xao xuyến của người lính trẻ khi nghe tiếng gà trưa trên đường hành quân. - Âm thanh tiếng gà trưa đã trở thành cây cầu bắc nhịp hiện tại và quá khứ: thể hiện nỗi nhớ quê hương một cách trong trẻo và tha thiết của người chiến sĩ. 3. Câu thơ tiếng gà trưa đc lặp lại 4 lần (Không kể đề bài). Mỗi lần nhắc là lại 1 lần gợi ra kỉ niệm thời thơ ấu gắn với hình ảnh đàn gà, người bà. - Tạo ra sự thống nhất trong mạch cảm xúc của tác giả - Là sợi dây liên kết các hình ảnh trong toàn bài thơ => Điệp từ đã nhấn mạnh âm thanh quen thuộc của tiếng gà trưa qua đó để khơi gợi bộc lộ cảm xúc, thể hiện tình yêu bà,yêu gia đình, yêu xóm làng quê hương đất nước.  

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

Thành viên cao điểm nhất

    Xem thêm

    Thành viên điểm cao nhất tháng 1

    Xem thêm
    image ads