logo

Đọc hiểu Bánh trôi nước

60 điểm

NguyenChiHieu

Ngữ văn

Lớp 7

50đ

04:12:19 21-Dec-2021
Đọc hiểu Bánh trôi nước
Trả lời

Tổng hợp câu trả lời (2)

Bùi Gia Bảo

04:12:26 21-Dec-2021

I-ĐỌC HIỂU Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: BÁNH TRÔI NƯỚC Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son. Câu 1. Bài thơ trên làm theo thể thơ gì? Câu 2. Ai là tác giả của bài thơ? Câu 3. Tìm đại từ trong bài thơ? cho biết đại từ đó thuộc loại nào? Câu 4. Tìm 2 quan hệ từ có trong bài thơ trên. II-TẬP LÀM VĂN Qua bài thơ Bánh trôi nước em viết 1 đoạn văn ngắn 5đến7dòng: Cảm nghĩ của mình về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ. GỢI Ý: Phần Câu Hướng dẫn chấm I Đọc hiểu 1 - Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luât 2 - Tác giả Hồ Xuân Hương 3 - Đại từ em - Đại từ dùng để trỏ 4 - Quan hệ từ: với, mà II. Tạo lập văn bản 1 1. Mở đoạn + "Bánh trôi nước" là một trong những tác phẩm nổi bật nhất trong sự nghiệp của Hồ Xuân Hương. + Ở đó, người ta bắt gặp hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam xưa: xinh đẹp, nết na và chung thủy, son sắt. 2. Thân đoạn + Khái quát nội dung và hoàn cảnh ra đời tác phẩm + Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam được ví von với hình tượng chiếc bánh trôi nước, loại bánh dân dã bình dị cũng như người phụ nữ chân phương, giản dị. + "Vừa trắng lại vừa tròn": Vẻ đẹp hình thể của người phụ nữ, đẫy đà, tròn trịa. + "Bảy nổi ba chìm với nước non": Số phận long đong, lận đận của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến. + "Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn": Sự tủi hổ, bất công khi sinh ra là phụ nữ trong thời đại trọng nam khinh nữ. + "Mà em vẫn giữ tấm lòng son": Nét đẹp tâm hồn, luôn giữ được bản tính thiện lương, hiền lành giữa cuộc đời xô bồ, bất công. 3. Kết bài. Khẳng định giá trị nội dung, nghệ thuật và hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa ĐỀ SỐ 2: Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: BÁNH TRÔI NƯỚC Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son Câu 1. Tác giả bài thơ trên là ai? Câu 2. Bài thơ trên làm theo thể thơ gì? Câu 3. Tìm cặp từ trái nghĩa trong bài thơ? Câu 4. Tìm 2 quan hệ từ có trong bài thơ trên. Câu 5. Nêu nội dung bài thơ. Câu 6. Đặc điểm của thể thơ mà em vừa tìm được ở câu 2. Câu 7. Tác dụng của cặp từ trái nghĩa trong bài thơ. Câu 8. Tác dụng của việc sử dụng thành ngữ trong bài thơ trên. Câu 9. Từ bài thơ, em suy nghĩ về thân phận người phụ nữ xưa và nay. GỢI Ý: 1. - Tác giả: Hồ Xuân Hương 2. - Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt 3. - Cặp từ trái nghĩa: Rắn- nát; nổi chìm 4. - Quan hệ từ: Với, mà 5. - Nội dung: Thể hiện được nỗi bất hạnh của người phụ nữ thời phong kiến. Nhà thơ như đại diện cho những người phụ nữ ấy nói lên tiếng nói của mình, tố cáo kết tội xã hội đã trà đạp lên quyền sống của họ. 6. *** Đặc điểm: - Một câu có 7 chữ - Một bài có 4 câu - Viết theo niêm luật , bố cục : khai thừa chuyển hợp. - Tiếng cuối câu 1,2,4 hiệp vần với nhau. - Nhịp 4/3 - Vần chân liền hoặc chân cách. 7. - Rắn - nát => nhấn mạnh vào cuộc đời long đong vất vả bất hạnh của người phụ nữ. - “Rắn nát” thể hiện cuộc sống sung sướng hạnh phúc hay cuộc sống bất hạnh đau khổ của người phụ nữ là do tay những tên nam giới trong xã hội trong nam khinh nữ ấy quyết định. - Nhà thơ tố cáo xã hội phê phán xã hội cướp đi quyền tự quyết và tự chủ của người phụ nữ. Họ không có quyền quyết định hạnh phúc của bản thân mình, không có quyền chọn chồng hay cuộc sống của mình. 8. - Tác dụng: Thành ngữ "bảy nổi ba chìm" được vận dụng tài tình nhằm gợi tả số phận người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến xưa. Để bày tỏ nỗi xúc động thương cảm của bà Hồ Xuân Hương đứng trước số phận lênh đênh chìm nổi chẳng biết đi về đâu của người phụ nữ. 9. - Cuộc đời, số phận của người phụ nữ xưa: khổ cực, lận đận, truân chuyên. - Cuộc đời của người phụ nữ ngày nay bình đẳng với nam giới. Họ có chỗ đứng trong xã hội và tự định đoạt cuộc đời, số phận của mình. ĐỀ SỐ 3: a- Chép nguyên văn bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương. b- Cho biết bài thơ được làm theo thể thơ gì? Kể tên hai bài thơ em đã học sử dụng cùng thể thơ trên. c- Bài thơ mở đầu bằng cụm từ nào? Cụm từ mở đầu sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Kể một số câu ca dao cũng mở đầu bằng cụm từ trên? d- Bài thơ gồm mấy lớp nghĩa? Các lớp nghĩa đó có nội dung như thế nào? Lớp nghĩa nào là chính? GỢI Ý: a. Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son b. - Bài thơ được làm theo thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật. - Bài thơ: + Sông núi nước Nam. + Xa ngắm thác núi Lư. c. - Cụm từ mở đầu: Thân em. - Biện pháp nghệ thuật: Ẩn dụ chỉngườiphụnữ - Kể một số câu ca dao: Thân em như trái bần trôi Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu. Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai. d. Bài thơ gồm hai lớp nghĩa. Nội dung: - Lớp nghĩa đen: nói về chiếc bánh trôi nước ở màu sắc, chât liệu, hình dáng, cách làm. - Lớp nghĩa bóng: nói về người phụ nữ có hình thức xinh đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt , thủy chung, tình nghĩa nhưng thân phận lại chìm nổi bấp bênh, không tự làm chủ. - Lớp nghĩa bóng là chủ yếu.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?

NguyenHieu

04:12:52 21-Dec-2021

ĐỀ SỐ 1: I-ĐỌC HIỂU Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: BÁNH TRÔI NƯỚC Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son. Câu 1. Bài thơ trên làm theo thể thơ gì? Câu 2. Ai là tác giả của bài thơ? Câu 3. Tìm đại từ trong bài thơ? cho biết đại từ đó thuộc loại nào? Câu 4. Tìm 2 quan hệ từ có trong bài thơ trên. II-TẬP LÀM VĂN Qua bài thơ Bánh trôi nước em viết 1 đoạn văn ngắn (5 đến 7 dòng): Cảm nghĩ của mình về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ. GỢI Ý: Phần Câu Hướng dẫn chấm I Đọc hiểu 1 - Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luât 2 - Tác giả Hồ Xuân Hương 3 - Đại từ em - Đại từ dùng để trỏ 4 - Quan hệ từ: với, mà II. Tạo lập văn bản 1 1. Mở đoạn + "Bánh trôi nước" là một trong những tác phẩm nổi bật nhất trong sự nghiệp của Hồ Xuân Hương. + Ở đó, người ta bắt gặp hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam xưa: xinh đẹp, nết na và chung thủy, son sắt. 2. Thân đoạn + Khái quát nội dung và hoàn cảnh ra đời tác phẩm + Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam được ví von với hình tượng chiếc bánh trôi nước, loại bánh dân dã bình dị cũng như người phụ nữ chân phương, giản dị. + "Vừa trắng lại vừa tròn": Vẻ đẹp hình thể của người phụ nữ, đẫy đà, tròn trịa. + "Bảy nổi ba chìm với nước non": Số phận long đong, lận đận của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến. + "Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn": Sự tủi hổ, bất công khi sinh ra là phụ nữ trong thời đại trọng nam khinh nữ. + "Mà em vẫn giữ tấm lòng son": Nét đẹp tâm hồn, luôn giữ được bản tính thiện lương, hiền lành giữa cuộc đời xô bồ, bất công. 3. Kết bài. Khẳng định giá trị nội dung, nghệ thuật và hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa ĐỀ SỐ 2: Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: BÁNH TRÔI NƯỚC Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son Câu 1. Tác giả bài thơ trên là ai? Câu 2. Bài thơ trên làm theo thể thơ gì? Câu 3. Tìm cặp từ trái nghĩa trong bài thơ? Câu 4. Tìm 2 quan hệ từ có trong bài thơ trên. Câu 5. Nêu nội dung bài thơ. Câu 6. Đặc điểm của thể thơ mà em vừa tìm được ở câu 2. Câu 7. Tác dụng của cặp từ trái nghĩa trong bài thơ. Câu 8. Tác dụng của việc sử dụng thành ngữ trong bài thơ trên. Câu 9. Từ bài thơ, em suy nghĩ về thân phận người phụ nữ xưa và nay. GỢI Ý: 1. - Tác giả: Hồ Xuân Hương 2. - Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt 3. - Cặp từ trái nghĩa: Rắn- nát; nổi chìm 4. - Quan hệ từ: Với, mà 5. - Nội dung: Thể hiện được nỗi bất hạnh của người phụ nữ thời phong kiến. Nhà thơ như đại diện cho những người phụ nữ ấy nói lên tiếng nói của mình, tố cáo kết tội xã hội đã trà đạp lên quyền sống của họ. 6. *** Đặc điểm: - Một câu có 7 chữ - Một bài có 4 câu - Viết theo niêm luật , bố cục : khai thừa chuyển hợp. - Tiếng cuối câu 1,2,4 hiệp vần với nhau. - Nhịp 4/3 - Vần chân liền hoặc chân cách. 7. - Rắn - nát => nhấn mạnh vào cuộc đời long đong vất vả bất hạnh của người phụ nữ. - “Rắn nát” thể hiện cuộc sống sung sướng hạnh phúc hay cuộc sống bất hạnh đau khổ của người phụ nữ là do tay những tên nam giới trong xã hội trong nam khinh nữ ấy quyết định. - Nhà thơ tố cáo xã hội phê phán xã hội cướp đi quyền tự quyết và tự chủ của người phụ nữ. Họ không có quyền quyết định hạnh phúc của bản thân mình, không có quyền chọn chồng hay cuộc sống của mình. 8. - Tác dụng: Thành ngữ "bảy nổi ba chìm" được vận dụng tài tình nhằm gợi tả số phận người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến xưa. Để bày tỏ nỗi xúc động thương cảm của bà Hồ Xuân Hương đứng trước số phận lênh đênh chìm nổi chẳng biết đi về đâu của người phụ nữ. 9. - Cuộc đời, số phận của người phụ nữ xưa: khổ cực, lận đận, truân chuyên. - Cuộc đời của người phụ nữ ngày nay bình đẳng với nam giới. Họ có chỗ đứng trong xã hội và tự định đoạt cuộc đời, số phận của mình. ĐỀ SỐ 3: a- Chép nguyên văn bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương. b- Cho biết bài thơ được làm theo thể thơ gì? Kể tên hai bài thơ em đã học sử dụng cùng thể thơ trên. c- Bài thơ mở đầu bằng cụm từ nào? Cụm từ mở đầu sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Kể một số câu ca dao cũng mở đầu bằng cụm từ trên? d- Bài thơ gồm mấy lớp nghĩa? Các lớp nghĩa đó có nội dung như thế nào? Lớp nghĩa nào là chính? GỢI Ý: a. Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son b. - Bài thơ được làm theo thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật. - Bài thơ: + Sông núi nước Nam. + Xa ngắm thác núi Lư. c. - Cụm từ mở đầu: Thân em. - Biện pháp nghệ thuật: Ẩn dụ (chỉ người phụ nữ) - Kể một số câu ca dao: Thân em như trái bần trôi Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu. Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai. d. Bài thơ gồm hai lớp nghĩa. Nội dung: - Lớp nghĩa đen: nói về chiếc bánh trôi nước ở màu sắc, chât liệu, hình dáng, cách làm. - Lớp nghĩa bóng: nói về người phụ nữ có hình thức xinh đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt , thủy chung, tình nghĩa nhưng thân phận lại chìm nổi bấp bênh, không tự làm chủ. - Lớp nghĩa bóng là chủ yếu.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?

Thành viên cao điểm nhất

    Xem thêm

    Thành viên điểm cao nhất tháng 1

    Xem thêm