logo

Đọc hiểu Chủ đề: Ca dao – dân ca

60 điểm

NguyenChiHieu

Ngữ văn

Lớp 7

50đ

03:12:44 21-Dec-2021
Đọc hiểu Chủ đề: Ca dao – dân ca
Trả lời

Tổng hợp câu trả lời (1)

NguyenHieu

04:12:11 21-Dec-2021

ĐỀ SỐ 1: Phần I: Phần đọc –hiểu Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới Anh đi anh nhớ quê nhà, Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương. Nhớ ai dãi nắng dầm sương, Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao. Câu 1: Bài ca dao trên viết theo thể thơ nào? Câu 2. Xác định thành ngữ có trong bài ca dao trên Câu 3. Chỉ ra hai biện pháp tu từ nổi bật trong bài ca dao trên và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ đó Câu 4. Bài ca dao trên gợi cho người đọc tình cảm gì? Phần II. Tạo lập văn bản Từ tình cảm của nhân vật trữ tình trong văn bản trên, em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 7 - 12 dòng) trình bày tình cảm của em đối với quê hương. Phần I ĐỌC HIỂU 1 - Thể thơ: Lục bát 2 - Thành ngữ: dãi nắng dầm sương 3 - Hai biện pháp tu từ nổi bật: Điệp ngữ và liệt kê. - Tác dụng: + Điệp ngữ: “nhớ” : nhấn mạnh nỗi nhớ da diết, triền miên khôn nguôi của người xa quê. + Liệt kê: “quê nhà, rau muống, cà dầm tương, ai dãi nắng dầm sương, ai tát nước bên đường”: thể hiện nỗi nhớ từ trừu tượng đến cụ thể về quê hương. 4 - Văn bản gợi cho người đọc về tình yêu quê hương đất nước. Phần II TẠO LẬP VĂN BẢN 1 - Tình yêu quê hương đất nước là tình cảm gắn bó sâu sắc, chân thành đối với những sự vật và con người nơi ta được sinh ra và lớn lên, là hành động không ngừng nỗ lực để xây dựng và phát triển đất nước. - Lòng yêu nước là một tình cảm thiêng liêng, cao quý của mỗi người dành cho đất nước của mình. + Không ngừng nỗ lực để góp phần đưa đất nước sánh vai với các cường quốc trên thế giới. + Sự bảo vệ, gìn giữ các nét đẹp truyền thống của văn hóa dân tộc. + Quyết tâm chiến đấu bảo vệ đất nước của mỗi con người trong những lúc gian nguy. - Tình yêu quê hương đất nước là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong mỗi con người dù ở bất kỳ đất nước nào. - Mỗi cá nhân nên xây dựng, bồi dưỡng cho mình tình yêu quê hương đất nước và có những hành động cụ thể để góp phần bảo vệ, xây dựng, làm đẹp cho quê hương. ĐỀ SỐ 2 Câu 1: Cho bài ca dao sau: “Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần” a. Em hiểu thế nào là ca dao? Trong chương trình Ngữ văn 7, em đã học học những chùm ca dao nào? b. Xác định các từ ghép đẳng lập và từ láy có trong bài ca dao trên. c. Xác định quan hệ từ được sử dụng trong bài ca dao. d. Chỉ ra các cặp từ trái nghĩa có trong bài ca dao. e. Nêu tác dụng của việc sử dụng các cặp từ trái nghĩa trong bài ca dao trên. f. Trong ca dao, người nông dân thời xưa thường mượn hình ảnh con cò để diễn tả cuộc đời, thân phận của mình. Em hãy sưu tầm một số bài ca dao đế chứng minh điều đó và giải thích vì sao? GỢI Ý: a. - Ca dao là lời thơ của dân ca. - Chùm ca dao: + Những câu hát về tình cảm gia đình. + Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người. + Những câu hát than thân + Những câu hát châm biếm. b. Các từ ghép đẳng lập: dẻo thơm và đắng cay; từ láy: thánh thót c. Quan hệ từ: như (Ý nghĩa quan hệ so sánh) d. Các cặp từ trái nghĩa: Dẻo thơm- đắng cay e. Nêu được tác dụng của việc sử dụng các cặp từ trái nghĩa trong bài ca dao trên: Nỗi vất vả, khó nhọc của nhà nông và sự biết ơn người lao động. f. Hình ảnh con cò trong ca dao xưa thường để nói về cuộc đời và thân phận của mình vì con cò là con vật hiền lành, nhỏ bé, chịu khó lặn lội kiếm ăn. Những phẩm chất đó gần gũi với phẩm chất và thân phận của người nông dân. “Cái cò đi đón cơn mưa Tối tăm mù mịt ai đưa cò về Cò về thăm quán cùng quê Thăm cha, thăm mẹ, cò về thăm anh”. “Cái cò lặn lội bờ sông Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non” “Trời mưa Quả dưa vẹo vọ Con ốc nằm co Con tôm đánh đáo Con cò kiếm ăn”. Con cò mà đi ăn đêm. Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao... Cái cò đi đón cơn mưa Tối tăm mù mịt ai đưa, cò về? Cò về đến gốc cây đề, Giương cung anh bắn cò về làm chỉ Cò về thăm bác thăm dì, Thăm cô xứ Bắc thăm dì xứ Đông. Con cò lấp lé bụi tre Sao cò lại muốn lăm le vợ người Vào đây ta hát đôi lời Để cho cò hiểu sự đời , ở ăn Sự đời cò lấy làm răn Để cho cò khỏi băn khoăn sự đời. Cái cò bay lả bay la Bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng. ĐỀ SỐ 3: PHẦN 1: ĐỌC - HIỀU VĂN BẢN Câu 1: Đọc bài ca dao sau và thực hiện yêu cầu bên dưới: Con cò mà đi ăn đêm Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao. Ông ơi! ông vớt tôi nao, Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng. Có xáo thì xáo nước trong, Đừng xáo nước đục đau lòng cò con. a. Cho biết phương thức biểu đạt chính của bài ca dao. b. Lời nói của Cò trong bài gợi em nhớ đến câu thành ngữ nào? Hãy đặt 1 câu với thành ngữ đó. c. Nêu tên hai phép tu từ mà tác giả vận dụng trong bài. d. Trình bày ngắn gọn (khoảng 3 đến 5 dòng) suy nghĩ của em về cuộc sống và thái độ sống của con cò trong bài. GỢI Ý: a. - Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm b. - Thành ngữ: gợi: Chết vinh hơn sống nhục; Chết đứng hơn sống quỳ…. - Đặt câu c. - Phép tu từ: + Nhân hóa (tôi) + Ẩn dụ (Hình ảnh con cò) d. + Cuộc sống của cò vất vã, gian nan + Luôn giữ gìn phẩm chất. => Khâm phục, trân trọng. ĐỀ SỐ 4: I. ĐỌC HIỂU Đọc bài ca dao sau và trả lời các câu hỏi: “Nước non lận đận một mình, Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay. Ai làm cho bể kia đầy, Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?” (Theo Ngữ văn 7, tập 1) 1. Hãy cho biết phương thức biểu đạt chính của bài ca dao trên? 2. Nội dung chính của bài ca dao trên là gì? 3. Hãy tìm một từ láy có trong bài ca dao trên? 4. Xác định một thành ngữ có trong bài ca dao trên? 5. Xác định hai biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ sau: “Nước non lận đận một mình, Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.” II. LÀM VĂN Hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về thân phận của người nông dân qua bài ca dao trên. GỢI Ý: Phần Câu Nội dung I 1 Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm 2 Nội dung chính: Số phận người nông dân trong xã hội phong kiến 3 Từ láy: lận đận 4 Thành ngữ: lên thác xuống ghềnh . 5 Ẩn dụ: thân cò Phép đối: lên - xuống II. LÀM VĂN Cảm nghĩ về thân phận người nông dân. - Thân phận cơ cực, vất vả, lận đận - Cuộc sống bấp bênh, nghèo khổ - Hoặc trong xã hội phong kiến thân phận người nông dân nhỏ bé, khó tìm được cái ăn, bị áp bức, chịu nhiều bất công. ĐỀ SỐ 5: Phần 1: Đọc – hiểu Đọc bài ca dao sau và trả lời các câu hỏi: Công cha như núi ngất trời, Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông. Núi cao biển rộng mênh mông, Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi! 1. Phân biệt ca dao và dân ca. 2. Bài ca dao thuộc đề tài nào? 3. Chỉ rõ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong bài ca dao. 4. Viết một đoạn văn (5-7 dòng) trình bày cảm nghĩ của em về bài ca dao trên. GỢI Ý: 1 + Dân ca là những sáng tác dân gian kết hợp lời và nhạc. + Ca dao là lời thơ của dân ca. 2 - Bài ca dao thuộc đề tài những bài ca dao về tình cảm gia đình 3 - Biện pháp tu từ so sánh... - Tác dụng: Giúp cảm nhận sâu sắc và cụ thể hơn công lao to lớn của cha mẹ. 4 1. Mở đoạn - Có rất nhiều câu ca dao hay nói về tình cảm gia đình, ví như một bài ca dao nói về ơn nghĩa cha mẹ: "Công cha như núi ngất trời Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông Núi cao biển rộng mênh mông Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi" 2. Thân đoạn ¬¬¬- Sử dụng phép so sánh để diễn đạt công lao của cha mẹ "công cha - núi ngất trời", "nghĩa mẹ - nước ở ngoài biển Đông", so sánh với tự nhiên có tầm vóc lớn lao nhằm khẳng định công ơn cha mẹ. - Nhấn mạnh công lao nuôi nấng con cái thông qua "cù lao chín chữ": Sinh, cúc, phủ, súc, trưởng, dục, cố, phục, phúc. - Từ đó răn dạy con người phải biết yêu thương, kính trọng cha mẹ, hết lòng phụng dưỡng, chăm sóc, đặt chữ hiếu lên hàng đầu, chớ để cha mẹ phải buồn lòng. 3. Kết đoạn - Nội dung: Giáo dục về tình cảm gia đình, răn dạy mỗi con người cần phải ghi nhớ công ơn cha mẹ, đặt chữ hiếu lên hàng đầu. - Nghệ thuật: Bài ca dao sử dụng thể lục bát truyền thống, âm điệu nhẹ nhàng như lời ru của mẹ, dùng các so sánh liên tưởng đặc sắc, có tầm vóc to lớn nhằm đề cao công ơn của cha mẹ. ĐỀ SỐ 6: Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: "Công cha như núi ngất trời". (Ngữ văn 7- tập 1, trang 35) Câu 1: Chép ba câu tiếp theo để hoàn chỉnh bài ca dao trên. Câu 2: Xác định chủ đề của bài ca dao em vừa chép. Bài ca dao là lời của ai nói với ai? Câu 3: Tìm và giải thích 1 từ Hán Việt được sử dụng trong bài ca dao trên Câu 4: Chỉ ra biện phap tu từ được sử dụng trong bài ca dao và nêu tác dụng của phép tu từ đó trong việc diễn tả nội dung toàn bài. Câu 5: Nêu nội dung bài ca dao. Qua đó, nhân dân ta muốn gửi gắm điều gì? Câu 6: Hãy tìm và viết thêm ít nhất 2 bài ca dao cùng chủ đề. Câu 7: Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về bài ca dao. GỢI Ý: 1. "Công cha như núi ngất trời Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông Núi cao biển rộng mênh mông Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi" 2. - Chủ đề: Bài ca dao nói về chủ đề tình cảm gia đình (tình cảm con cái với cha mẹ) - Đây là lời của mẹ ru con và nói với con. Dấu hiệu khẳng định điều đó: Tiếng gọi “con ơi”. 3. - Từ Hán Việt: nghĩa: tình nghĩa, việc làm vì người khác (ở đây chỉ những việc làm mà mẹ đã hi sinh vì chúng ta) 4. - Biện pháp tư từ được sử dụng: so sánh - Câu hát đã sử dụng những hình ảnh kì vĩ: “núi ngất trời”, nước “biển Đông” để so sánh với công cha, nghĩa mẹ. - Phép so sánh trên đã giúp chúng ta có thể cảm nhận sâu sắc và cụ thể hơn công lao to lớn của cha mẹ. - Hình ảnh “núi cao, biển rộng” tiếp tục được láy lại ở câu ca thứ ba một lần nữa nhấn mạnh thêm công lao của cha mẹ. => Tình yêu thương vô bờ, sự hết lòng của cha mẹ dành cho con. 5. Nội dung bài ca dao: + Công lao trời biển của cha mẹ đối với con cái không thể nào kể hết. + Bổn phận trách nhiệm của con cái trước công lao to lớn ấy là phải biết ghi nhớ, kính trọng, hiếu thảo 6. 1. Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha. 2. Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con 7. - Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề, ấn tượng ban đầu về bài ca dao - Thân đoạn: * Biểu cảm về hình thức bài ca dao - Là lời ru của mẹ nói với con. Được thể hiện bằng những câu lục bát mang âm hưởng ngọt ngào, tha thiết. * Biểu cảm về nội dung - Hiểu tấm lòng và công ơn cha mẹ qua lời ngợi ca công cha nghĩa mẹ: + Dùng những hình ảnh lớn lao, thiêng liêng, sâu thẳm ngọt ngào để ví với công ơn cha mẹ. Phân tích cái hay của những hình ảnh đó + Tư duy của người Việt thường ví công cha với trời, nghĩa mẹ như biển. - Thấm thía trách nhiệm, bổn phận qua lời căn dặn tha thiết với những người làm con - Lấy ví dụ về một hai bài có nội dung tương tự. Những bài ca dao này thể hiện truyền thống đạo lí tốt đẹp của cha ông ta - Kết đoạn: + Khẳng định tình cảm được thể hiện trong bài thơ + Bài học cho bản thân ĐỀ SỐ 7: Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Ngó lên luộc lạt mái nhà Bao nhiêu luộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu (Ngữ văn 7- tập 1) Câu 1: Xác định thể loại của văn bản trên. Trình bày hiểu biết của em về thể loại đó. Câu 2: Xác định chủ đề và PTBĐ chính của văn bản. Câu 3: Văn bản là lời của ai, nói về nội dung gì? Câu 4: Qua văn bản, em hãy viết 1 đoạn văn về tình cảm của con cháu đối với ông bà. Câu 5: Tìm 2 văn bản cùng thể loại. Câu Nội dung 1 - Thể loại: Ca dao - Ca dao là lời thơ dân xa, bao gồm cả những bài thơ dân gian mang phong cách nghệ thuật chung với lời thơ của dân ca. 2 - Chủ đề: Tình cảm gia đình - PTBĐ chính: Biểu cảm 3 - Văn bản là lời của con cháu nói với ông bà, diễn tả tình cảm yêu quý, kính trọng, nỗi nhớ của con cháu đối với ông bà 4 1. Mở đoạn: - Giới thiệu về tình cảm gia đình + Ca dao dân ca nói đến tình cảm gia đình như tình cảm của con cái đối với cha mẹ, tình cảm anh em. + Trong đó, có thể nhắc đến tình cảm của con cháu với ông bà mình qua câu ca dao “Ngó lên nuộc lạt mái nhà Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu” 2. Thân đoạn: * Câu ca dao mang ý nghĩa nhắc nhở con cháu phải luôn ghi nhớ công lao to lớn của ông bà tổ tiên, xây dựng truyền thống gia đình, những người đi trước. * Ý nghĩa của câu ca dao – Tình cảm của con cháu với ông bà từ xa xưa đã có. Đó chính là tình cảm huyết thống trong một gia đình – Tình cảm của người đi sau với thế hệ đi trước. – Qua câu ca dao, con cháu thể hiện nỗi nhớ thương da diết của mình với ông bà, tổ tiên – Đồng thời nhắc nhở con cháu luôn nhớ về cội nguồn của mình. Đạo hiếu thờ cúng tổ tiên ta hàng năm cũng là hành đồng thể hiện nỗi nhớ đó. Những hành động cử chỉ nhỏ như chào ông, chào bà cũng thể hiện tình cảm của con cháu tỏ lòng hiếu thảo với ông bà 3. Kết đoạn: Qua câu ca dao, ta thấy được một tình cảm vô cùng thiêng liêng và cao quý đó là tình cảm con cháu với ông bà tổ tiên mình. Chúng ta phải luôn biết ơn những người đi trước, đó là truyền thống quý báu của dân tộc “ Uống nước nhớ nguồn”. 5 Con ai là chẳng giống cha Cháu ai là chẳng giống bà, giống ông. Hôm qua có chiếc bánh bò, Bà chia cho cháu phần to nhất nhà, Mỗi lần cháu chạy chơi xa, Mẹ kêu về đánh thì bà lại can. ĐỀ SỐ 8: Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông Thân em như chẽn lúa đòng đòng Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai (Ngữ văn 7- tập 1, trang 38) Câu 1: Xác định thể loại và PTBĐ chính của văn bản trên. Câu 2: Chỉ ra và xác định hai từ ghép, hai từ láy trong ngữ liệu trên. Câu 3: Văn bản là lời của ai nói với ai? Người ấy muốn biểu đạt tình cảm gì? Câu 4: Hai dòng đầu bài 4 có những gì đặc biệt về từ ngữ? Những nét đặc biệt ấy có tác dụng, ý nghĩa gì? Câu 5: Viết 1 đoạn văn ngắn (12 câu) nêu cảm nhận của em về 2 câu cuối trong bài ca dao trên, trong đó có sử dụng ít nhất 1 từ láy, 1từ ghép, gạch chân dưới từ láy và từ ghép đó. GỢI Ý, ĐÁP ÁN Câu Nội dung 1 - Thể loại: Ca dao - PTBĐ chính: Biểu cảm 2 - Hai từ ghép: mênh mông, bát ngát - Hai từ láy: Bát ngát, mênh mông 3 - Bài 4 là lời chàng trai nói với cô gái - Bài ca dao là cách bày tỏ tình cảm của chàng trai với cô gái, thấy cánh đồng “mênh mông bát ngát, bát ngát mênh mông” và vẻ đẹp cô gái mảnh mai, trẻ trung, đầy sức sống. Chàng trai đã ca ngợi cánh đồng và vẻ đẹp của cô gái. 4 Sự đặc biệt đó là: - Tất cả các câu ca dao khác đều được làm theo thể thơ lục bát + Hai dòng thơ đầu của bài ca dao này, mỗi câu được kéo dài ra thành 12 tiếng. Bên cạnh đó, các biện pháp điệp từ, điệp ngữ, đảo ngữ, đối xứng càng tô đậm cảm giác về một không gian rộng rãi, tràn đầy sức sống + Cánh đồng “mênh mông bát ngát … bát ngát mênh mông” nói lên sự giàu có của quê “em”. Bằng tấm lòng yêu mến, tự hào nơi chôn nhau cắt rốn của mình, mảnh đất đã thấm biết bao máu và mồ hôi của ông bà tổ tiên, của đồng bào từ bao đời nay thì nhà thơ dân gian mới có thể viết nên những lời ca mộc mạc mà đằm thắm nghĩa tình, đọc lên làm xao xuyến lòng người như vậy. 5 Hs viết đoạn văn theo cảm nhận riêng, đảm bảo các nội dung: - Ở hai dòng thơ cuối xuất hiện hình ảnh con người – một cô gái. - Hình ảnh của cô gái hiện lên qua: + Hình ảnh so sánh cô gái với chẽn lúa đòng đòng – lúa đương thì con gái xanh tươi mơn mởn, giàu sức sống. + Có sự tương đồng ở nét trẻ trung phơi phới và sức sống đang xuân. Nhưng chính bàn tay con người nhỏ bé đó đã làm ra cánh đồng “mênh mông bát ngát”, “bát ngát mênh mông” kia. ĐỀ SỐ 9: “Thương thay thân phận con tằm, Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ. Thương thay lũ kiến li ti, Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi. Thương thay hạc lánh đường mây, Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi. Thương thay con cuốc giữa trời, Dầu kêu ra máu có người nào nghe”. Đọc bài ca dao trên và trả lời các câu hỏi sau: a. Bài ca dao trên thuộc chùm ca dao nào? Bài số mấy? b. Trong bài ca dao trên tác giả dân gian sử dụng những biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của việc sử dụng những biện pháp tu từ đó? c. Thông qua hình ảnh những con vật quen thuộc, tác giả dân gian muốn nói tới ai? d. Viết cảm nhận về bài ca dao than thân khiến em cảm động nhất. a. - Bài ca dao trên thuộc chùm ca dao than thân, bài số 2 b. - Trong bài ca dao trên tác giả dân gian sử dụng những biện pháp tu từ : + Ẩn dụ + Điệp từ, điệp ngữ Tác dụng: Gợi hình ảnh nhỏ bé, tội nghiệp, vất vả, cơ cực, gợi và nhấn mạnh thân phận của người lao động trong xã hội cũ. c. - Thông qua hình ảnh những con vật quen thuộc, tác giả dân gian muốn nói tới thân phận của những người lao động trong xã hội cũ với bao nỗi vất vả, cực nhọc, oan ức… d. 1. Mở bài - Giới thiệu về số phận rẻ rúng của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. - Giới thiệu câu ca dao 2. Thân bài a, Vẻ đẹp và thân phận người phụ nữ trong bài ca dao * Từ "thân em" Tất cả các bài ca dao bắt đầu bằng từ “Thân em” đều đã diễn tả thân phận, cuộc đời bị phụ thuộc, không được quyền quyết định, chịu cảnh hôn nhân không có tình yêu. Từ đó, gợi cho người nghe sự chia sẻ và đồng cảm sâu sắc. Đó là lời chung của người phụ nữ về thân phận nhỏ bé, yếu ớt, đắng cay, tội nghiệp của họ dưới chế độ xưa. * Hình ảnh “trái bần trôi” - Trái bần trôi hoàn toàn phụ thuộc vào gió, vào sóng. Dường như gió thổi rất nhẹ, sóng lại êm thì từ từ, thanh thản, chẳng may gió dập, sóng dồi thì cũng phải đành cam chịu cảnh ba chìm bảy nổi chín lênh đênh, biết tấp vào đâu? Vào bờ bến nào để đổi thay số phận? - Sống một cuộc đời đầy éo le, sống không được làm chủ bản thân, người phụ nữ buộc phải lâm vào cảnh phó mặc vào số phận b, Nghệ thuật - Trong ca dao các vật đem ra so sánh đều là những vật gần gũi, quen thuộc và có những nét tương đồng độc đáo với thân phận của người con gái trong xã hội cũ. - Cách đem các sự vật ấy ra so sánh khiến cho đối tượng được so sánh (người phụ nữ) hiện lên một cách rõ ràng, đồng thời cũng làm nổi bật được thân phận không ra gì của họ. - Miếng cau khô, hạt mưa rơi, quả xoài… vốn không có giá trị gì nhiều, thậm chí chỉ là đồ bỏ đi : quả bần trôi trên sông. ⇒ Trong các vật được đem ra so sánh thì việc so sánh phận mình với trái bần các câu thơ đầu tiên, tác giả dân gian chủ yếu đưa ra các sự vật để so sánh, còn câu tiếp theo là những câu miêu tả bổ sung, khắc hoạ rõ nét thân phận, cuộc đời bị phụ thuộc, không được quyền quyết định, phải chịu cảnh hôn nhân không có tình yêu, may nhờ rủi chịu. 3. Kết bài - Bài ca dao như một lời than than trách phận vẫn còn vang vọng. Làm cho lời than thêm não nuột. - Đó là tiếng kêu đầy ai oán, khắc sâu vào lòng người nghe một nỗi đau thân phận  

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

Thành viên cao điểm nhất

    Xem thêm

    Thành viên điểm cao nhất tháng 1

    Xem thêm