logo

Đọc hiểu Cổng trường mở ra

60 điểm

NguyenChiHieu

Ngữ văn

Lớp 7

50đ

03:12:15 21-Dec-2021
Đọc hiểu Cổng trường mở ra
Trả lời

Tổng hợp câu trả lời (1)

NguyenHieu

03:12:46 21-Dec-2021

ĐỀ SỐ 1: Phần I. Đọc - hiểu Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. (Trích Cổng trường mở ra, Lí Lan) Câu 1. Tìm cặp từ trái nghĩa trong đoạn văn trên. Câu 2. Trong đoạn trích trên, tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? Câu 3. Theo em "thế giới kì diệu" đó là gì? Câu 4. Ý nghĩa của câu văn “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra.” Phần II. Làm văn : Từ nội dung đoạn trích trên, em hãy viết một đoạn văn ngắn (5 - 7 câu) về một kỉ niệm đáng nhớ nhất trong ngày khai trường đầu tiên của mình. GỢI Ý: Phần Câu Nội dung PHẦN I. ĐỌC – HIỂU 1 Cặp từ trái nghia: đêm - ngày 2 Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích là Tự sự 3 "Thế giới kì diệu" đó là: - Là thế giới của những điều hay lẽ phải, thế giới của tình thương - Là thế giới của tri thức, của những hiểu biết lí thú - Là thế giới của tình bạn, tình thầy trò cao đẹp - Là thế giới của những ước mơ, khát vọng,… 4 * Ý nghĩa: Niềm tin vào vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống mỗi con người, tin vào con đường đi lên bằng học vấn, tin vào tương lai tươi sáng đang chờ con của người mẹ. Cổng trường mở ra đồng nghĩa với việc cánh cửa tâm hồn trí tuệ của con người mở ra. PHẦN II. LÀM VĂN HS viết đoạn văn: Trên cơ sở nội dung của đoạn trích, bày tỏ tình yêu của mình đối với mẹ. Về hình thức phải có mở đoạn, phát triển đoạn và kết đoạn. Các câu phải liên kết với nhau chặt chẽ về nội dung và hình thức a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn và đảm bảo số câu b. Xác định đúng vấn đề : bày tỏ tình yêu của em đối với mẹ. c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: Vận dụng tốt các phương thức biểu đạt. Có thể viết đoạn văn theo ý sau: - Những kỉ niệm ngày đến trường đầu tiên khi vào học lớp 1 em vẫn nhớ như in. - Sáng sớm hôm đó mẹ gọi em dậy để chuẩn bị vệ sinh cá nhân và ăn sáng. - Xong xuôi, mẹ cho em được mặc bộ quần áo trắng tinh tươm và khoác chiếc cặp mới mẹ đã mua tặng em nhân ngày khai giảng. - Mẹ đã dặn dò em phải lễ phép chào hỏi khi gặp thầy cô. - Khi đến trường, em cũng nh bao bạn nhỏ khác đều háo hức đón chờ để nhận lớp với những người bạn mới. - Ngày đầu tiên đi học trong sáng mùa thu tháng 9, bầu trời trong xanh và gió mát trong lành đã để lại trong em bao kỉ niệm đẹp về quãng đường học sinh. d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. ĐỀ SỐ 2: Câu 1. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “… Cái ấn tượng khắc sâu mãi mãi trong lòng một con người về cái ngày "hôm nay tôi đi học" ấy, mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con. Để rồi bất cứ một ngày nào đó trong đời, khi nhớ lại, lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến. Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học trò lớp Một đến gặp thầy mới, bạn mới. Cho nên ấn tượng của mẹ về buổi khai trường đầu tiên ấy rất sâu đậm. Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi, hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng ngoài cách cổng như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào …” (Trích SGK Ngữ văn 7, tập 1). a. Cho biết chủ đề của đoạn văn bản trên. b. Tìm các từ láy trong đoạn văn. Phân tích tác dụng của các từ láy trong việc diễn tả tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong đoạn văn. c. Xác định chủ ngữ, vị ngữ và kiểu câu trong câu văn: Cái ấn tượng khắc sâu mãi mãi trong lòng một con người về cái ngày "hôm nay tôi đi học" ấy, mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con. d. Trình bày cảm nhận của em về nhân vật người mẹ trong văn bản. e. Viết đoạn văn, nêu suy nghĩ của em về vai trò của nhà trường trong cuộc đời mỗi con người. GỢI Ý: a/ Chủ đề của đoạn văn trên là tâm trạng nôn nao, hồi hộp và ấn tượng sâu đậm về ngày đầu tiên đi học của người mẹ. b/ - Các từ láy trong đoạn văn: mãi mãi, nhẹ nhàng, cẩn thận, rạo rực, bâng khuâng, xao xuyến, hoàn toàn, nôn nao, hồi hộp, chơi vơi, hốt hoảng. - Tác dụng của các từ láy: diễn tả đầy đủ, sâu sắc hơn tâm trạng và cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến, hồi hộp của người mẹ vào đêm trước ngày khai trường vào lớp Một của con. c/ - Chủ ngữ: "Mẹ" - Vị ngữ: "muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con cái ấn tượng khắc sâu mãi mãi trong lòng một con người về cái ngày "hôm nay tôi đi học" ấy" - Kiểu câu đơn mở rộng thành phần vị ngữ d/ Người mẹ trong văn bản "Cổng trường mở ra" có tâm hồn nhạy cảm, hết lòng thương yêu con, muốn dành tất cả những điều tốt đẹp nhất cho đứa con thân yêu của mình. Người mẹ ấy không chỉ rất thương yêu con mà còn hiểu rẩt rõ vai trò của giáo dục có ý nghĩa vô cùng to lớn trong cuộc đời mỗi con người. e/ Nhà trường - nơi chắp cánh những giấc mơ, cung cấp cho ta những kiến thức đầu đời, dạy cho ta đạo nghĩa, xây đắp trong ta những hoài bão lớn lao. Nhà trường - nơi mẹ cha tin cậy, giao phó những đứa con của mình chờ mong sự lớn lên của mầm non được chăm bẵm bởi đôi tay dịu dàng của những người thầy, người cô. Nhà trường - nơi xã hội tin tưởng, nơi được hàng ngàn cặp mắt dõi theo, nơi gieo biết bao hi vọng về một tương lai tiến bộ Và hơn hết, mỗi người nếu muốn trở nên hữu ích đều cần phải trải qua một môi trường rèn dũa, giáo dục. Đó là vai trò lớn lao nhất của nhà trường! ĐỀ SỐ 3: I. Đọc hiểu: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu: Thực sự mẹ không lo lắng đến nỗi không ngủ được. Mẹ tin đứa con của mẹ lớn rồi. Mẹ tin vào sự chuẩn bị rất chu đáo cho con trước ngày khai trường. Còn điều gì để lo lắng nữa đâu! Mẹ không lo, nhưng vẫn không ngủ được. Cứ nhắm mắt lại là dường như vang lên bên tai tiếng đọc bài trầm bổng: “Hằng năm cứ vào cuối thu… Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp”. Câu 1. Đoạn văn được trích từ văn bản nào? Câu 2. Tìm một phép tu từ được sử dụng trong đoạn văn?. Câu 3. Đoạn văn viết về ai? Về việc gì? Câu 4. Đoạn văn được viết theo phương thức nào biểu đạt nào? Chỉ ra một số biểu hiện của phương thức biểu đạt đó trong đoạn văn? Câu 5: Từ cảm xúc của người mẹ trong văn bản nêu trên. Hãy viết bài văn nêu cảm nghĩ về người mẹ thân yêu của em. GỢI Ý: Câu 1 Phương thức biểu đạt: biểu cảm Câu 2 Biện pháp tu từ so sánh: Dường như bên tai Câu 3 Viết về tâm trạng cuả người mẹ trong đêm trước ngày khai trường vào lớp 1 của con. Câu 4 Phương thức biểu cảm qua dấu chấm than, từ thể hiện cảm xúc như: lo lắng, nhớ.. Câu 5 Mở bài: - Giới thiệu về mẹ. Đối với tất cả mọi người, người mẹ thật thiêng liêng và cao cả. Dù có thế nào mẹ vẫn luôn rộng lòng tha thứ, bao dung cho chúng ta. Mẹ là người mà ta mãi không quên trong đời. Thân bài: - Mỗi con người đều có một trái tim cũng như chỉ có một mẹ. - Tình yêu của mẹ dành cho con (Mẹ yêu con bằng chính trái tim, cho con những gì mẹ có,...). - Từ khi mới lọt lòng, chúng ta đã cần những gì ở mẹ (dòng sữa mẹ, ôm ấp trong vòng tay mẹ, những lời ru của mẹ,...). - Mẹ luôn vững bước theo sát ta, luôn ủng hộ ta. - Tình cảm của mẹ dành cho con như thế nào (thật tha thiết, bao la và ấm áp,...). - Không chỉ có con người cần mẹ mà muông thú cũng cần mẹ (từ những con hổ dũng mãnh đến những con thỏ yếu ớt đều cần mẹ). - Mẹ thật quan trọng đối với ta (luôn quan tâm chăm sóc ta và dù có thế nào mẹ vẫn luôn ở bên ta). Kết bài: Nêu cảm xúc, tình cảm về mẹ. ĐỀ SỐ 4: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi “Cái ấn tượng ghi sâu mãi trong lòng một con người về cái ngày “hôm nay tôi đi học” ấy, …bà ngoại đứng ngoài cánh cổng như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào.” (Trích SGK Ngữ văn 7, tập 1) Câu 1. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Của ai? Câu 2. Trong đoạn văn, người mẹ mong muốn điều gì? Câu 3. Tìm ba câu ca dao, tục ngữ hoặc danh ngôn về thầy cô, bạn bè và mái trường. Câu 4. Một bạn cho rằng, có rất nhiều ngày khai trường, nhưng ngày khai trường để vào lớp Một là ngày có dấu ấn sâu đậm nhất trong tâm hồn mỗi con người. Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao? Chia sẻ về ngày đầu tiên đi học vào lớp Một của em. GỢI Ý: 1 Đoạn văn trích trong văn bản “Cổng trường mở ra”, của Lý Lan 2 Mẹ mong ấn tượng về ngày đầu tiên đi học sẽ khắc sâu mãi trong lòng con. 3 Muốn sang thì bắc cầu Kiều Muốn con hay chữ thì yêu kính thầy. Ơn thầy soi lối mở đường Cho con vững bước dặm trường tương lai - Tiên học lễ, hậu học văn - Bán tự vi sư, nhất tự vi sư - Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy - Không thầy đố mày làm nên - Học thầy không tày học bạn 4 Ý kiến vào lớp Một là ngày có ấn tượng sâu đậm nhất trong tâm hồn mỗi con người là đúng, vì: - Lớp Một là lớp đầu tiên của cấp học trong hệ thống giáo dục 12 năm. Bất cứ cái gì đầu tiên cũng có sự thiêng liêng và ấn tượng đặc biệt. - Vào lớp Một đó là dấu hiệu chứng tỏ của sự khôn lớn của các bạn ở tuổi nhi đồng và không còn là em bé mẫu giáo nữa. - Tất cả các bạn vào lớp Một đều được sự quan tâm đặc biệt của ông bà, cha mẹ, thầy cô. - Chia sẻ về ngày đầu tiên đi học vào lớp Một: Được làm quen với môi trường học tập mới, được đọc, được viết, được học toán,…tâm trạng lo lắng, hồi hộp, chơi vơi của người lần đầu tiên cắp sách đi học

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?

Thành viên cao điểm nhất

    Xem thêm

    Thành viên điểm cao nhất tháng 1

    Xem thêm
    ADVERTISEMENT