logo

Đọc hiểu Cảnh khuya - Rằm tháng giêng

20 điểm

HuongLy

Ngữ văn

Lớp 7

50đ

03:12:43 21-Dec-2021
Đọc hiểu Cảnh khuya - Rằm tháng giêng
Trả lời

Tổng hợp câu trả lời (1)

NgọcDiep

03:12:02 21-Dec-2021

I. PHẦN ĐỌC HIỂU: CẢNH KHUYA Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa. Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ, Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. Em hãy đọc kỹ văn bản trên rồi trả lời các câu hỏi sau: 1) Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào ? 2) Bài thơ được làm theo thể thơ nào ? Nêu biện pháp tu từ chủ yếu được tác giả sử dụng trong bài thơ. 3) Hai câu thơ cuối bài thơ đã biểu hiện tâm trạng gì của tác giả ? 4) Kể tên các bài thơ và tác giả đã học và đọc thêm trong sách Ngữ văn 7, tập một - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cùng chủ đề với bài thơ này. II. PHẦN LÀM VĂN Trăng luôn là nguồn cảm hứng, đề tài cho bao thi sĩ, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vậy. Viết một bài văn nêu suy nghĩ của em về hình ảnh trăng trong thơ Bác. GỢI Ý: Câu Nội dung 1 Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Bài thơ được Bác Hồ viết ở chiến khu Việt Bắc năm 1947, trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. 2 Bài thơ được làm theo thể thơ nào? Nêu biện pháp tu từ chủ yếu được tác giả sử dụng trong bài thơ. - Bài thơ được làm theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt - Biện pháp tu từ chủ yếu được tác giả sử dụng trong bài thơ: Biện pháp so sánh 3 Hai câu thơ cuối bài thơ đã biểu hiện tâm trạng gì của tác giả? - Sự rung động, niềm say mê trước vẻ đẹp như tranh của cảnh rừng Việt Bắc. - Bác Hồ thao thức chưa ngủ chính là lo nghĩ đến vận mệnh của đất nước, của dân tộc. 4 Kể tên các bài thơ và tác giả đã học và đọc thêm trong sách Ngữ văn 7, tập một - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cùng chủ đề với bài thơ này: Học sinh kể được 2 bài thơ, hai tác giả: Rằm tháng giêng - Hồ chí Minh; Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh. II Cảnh khuya và Rằm tháng giêng đều được viết vào thời kỳ Bác đang chỉ đạo cuộc kháng chiến chống Pháp ở chiến khu Việt Bắc. Hai bài thơ cũng đều viết về trăng thế nhưng mỗi bài mỗi vẻ. Hình ảnh ánh trăng trong mỗi bài cũng vì thế mà đẹp theo một góc chiếu khác nhau. Ở bài Cảnh khuya, trăng được quan sát dường như một tầm nhìn hẹp. Ánh trăng không hiện lên bằng cả một vầng sáng tròn đầy mà lại được cảm nhận theo một chiều kích khác. Nó phủ trùm lên những tán cây, chiếu rọi rồi rơi rớt, lan tỏa hàng trăm ngàn đốm sáng trên mặt đất. Trăng quyện hòa gần gũi và tràn đầy sức sống "Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”. Đêm thanh tĩnh, cảnh vật cũng tĩnh đến nỗi chúng ta có thể nghe thấy tiếng suối hát rất trong. Cảnh ấy, tình ấy khiến chúng ta nghĩ đến vẻ đẹp cổ điển của ánh trăng. Trăng với người ở đây dường như đang đối ứng và đối ẩm. Trăng chia sẻ với người và người dường như cũng đang muốn tâm sự cùng trăng. Trăng ở Nguyên tiêu cũng ở trong cảnh tĩnh nhưng nó không chất chứa suy tư. Không giống với Cảnh khuya, trăng ở đây thoáng rộng, phóng túng và tràn trề sức sống hơn.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

Thành viên cao điểm nhất

    Xem thêm

    Thành viên điểm cao nhất tháng 1

    Xem thêm