logo

Học viện Kỹ thuật Quân sự có những ngành nào?

Cùng Top lời giải trả lời chi tiết và chính xác câu hỏi: “Học viện Kỹ thuật Quân sự có những ngành nào?” và đọc thêm phần kiến thức tham khảo về ngôi trường này cực kì hữu ích.


Trả lời câu hỏi: Học viện Kỹ thuật Quân sự có những ngành nào?

STT

Mã ngành

Tên ngành

Khoa chủ quản

1 8 52 03 01 Kỹ thuật hóa học Khoa Hóa-Lý kỹ thuật
2 8 48 01 01 Khoa học máy tính Khoa Công nghệ thông tin
3 8 48 01 03 Kỹ thuật phần mềm Khoa Công nghệ thông tin
4 8 48 01 04 Hệ thống thông tin Khoa Công nghệ thông tin
5 8 52 01 03 Kỹ thuật cơ khí Khoa Cơ khí
6 8 52 01 01 Cơ kỹ thuật Khoa Cơ khí
7 8 44 01 07 Cơ học vật rắn Khoa Cơ khí
8 8 52 01 16 Kỹ thuật cơ khí động lực Khoa Động lực
9 8 52 01 14 Kỹ thuật Cơ Điện tử Khoa Hàng không Vũ trụ
10 8 52 02 16 Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa Khoa Kỹ thuật điều khiển
11 8 52 02 03 Kỹ thuật điện tử Khoa Vô tuyến Điện tử
12 8 52 02 04 Kỹ thuật ra đa – dẫn đường Khoa Vô tuyến Điện tử
13 8 58 02 06 Kỹ thuật xây dựng công trình đặc biệt Viện Công trình đặc biệt
14 8 58 02 04 Kỹ thuật xây dựng công trình ngầm Viện Công trình đặc biệt
15 8 58 02 05 Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông Viện Công trình đặc biệt
16 8 86 02 14 Chỉ huy, quản lý kỹ thuật Khoa Chỉ huy tham mưu kỹ thuật
17 8 34 04 12 Quản lý Khoa học và Công nghệ Khoa Cơ khí

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm những thông tin hữu ích về Học viện Kỹ Thuật Quân Sự nhé.


Kiến thức tham khảo về Học viện Kỹ Thuật Quân Sự


1. Giới thiệu Học viện Kỹ Thuật Quân Sự

- Học viện Kỹ thuật Quân sự, tên gọi khác: Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn, là một viện đại học kỹ thuật tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực, trường đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam, là đại học nghiên cứu - ứng dụng  đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Quân ủy. Trung ương, Bộ Quốc phòng, sự chỉ đạo nghiệp vụ của Bộ giáo dục và Đào tạo. Học viện có nhiệm vụ đào tạo chuyên gia khoa học kỹ thuật và công nghệ, chỉ huy tham mưu kỹ thuật có trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ cho quân đội và nhà nước. Đồng thời, Học viện có nhiệm vụ nghiên cứu khoa học công nghệ quân sự, kết hợp nghiên cứu với triển khai ứng dụng, chuyển giao công nghệ với sản xuất và thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu của quân đội. 

- Học viện phấn đấu đạt tiêu chí trường đại học nghiên cứu vào năm 2027, đến năm 2030 trở thành trường đại học nghiên cứu thuộc tốp đầu về khoa học công nghệ của đất nước, có lĩnh vực đạt đẳng cấp khu vực và từng bước hội nhập quốc tế có những lĩnh vực tương đương với các trường đại học lớn trong khu vực và hội nhập quốc tế, nằm trong tốp 500 trường đại học tiên tiến hàng đầu thế giới. Đến năm 2045, Học viện KTQS phấn đấu nằm trong tốp những trường đại học tiên tiến hàng đầu thế giới.

[ĐÚNG NHẤT] Học viện Kỹ thuật Quân sự có những ngành nào?

2. Trụ sở và các chi nhánh

- Tổng diện tích mặt bằng các chi nhánh và trụ sở chính của Học viện Kỹ thuật Quân sự là hơn 50ha.

- Trụ sở chính (khu A): Số 236, Đường Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội (7 ha); điện thoại: (+ 84) (4) 37544949; (069) 515 226; (069) 515.205; (069) 698 260; (069) 698 259.

- Cơ sở 2: Số 71 Cộng Hòa, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh; điện thoại: 069 662 644, trụ sở của Trung tâm Khoa học và Đào tạo phía Nam.

- Các chi nhánh khác:

+ Khu 125, đường Chu Văn An, phường Liên Bảo, Thành phố Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc, (10 ha): Trụ sở của Trung tâm Huấn luyện 125.

+ Khu Xuân Phương, Từ Liêm, Hà Nội, (6ha): Ký túc xá hiện đại 15 tầng cho sinh viên; Trung tâm Công nghệ; Trung tâm dạy nghề lái xe.

+ Cơ sở ở Nha Trang: Trụ sở của Trung tâm Đào tạo và Nghiên cứu miền Trung.

+ Khu công nghệ cao Hòa Lạc, (23ha).

+ Khu 361, Hoàng Quốc Việt, Quận Cầu Giấy, Hà Nội, (3ha): Khu nhà công vụ, chung cư, văn phòng các Công ty và

+ Khu 212, Tân Xuân, Xuân Đỉnh, Từ Liêm, Hà Nội, (2ha): Khu Nhà công vụ và chung cư cho cán bộ, giảng viên Học viện (đối diện cổng khu đô thị Ciputra);

- Đối với đào tạo bậc đại học kỹ sư quân sự, hiện nay, học viện đang đào tạo 16 ngành với hơn 45 chuyên ngành thuộc các lĩnh vực khác nhau như: Công nghệ thông tin, An toàn thông tin, Khoa học máy tính, Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa, Kỹ thuật điện tử - Viễn thông, Kỹ thuật Cơ điện tử, Kỹ thuật cơ khí, Kỹ thuật trắc địa - bản đồ, Kỹ thuật xây dựng, Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông… Trong thời gian tới, học viện sẽ thực hiện đào tạo các chương trình theo định hướng nghiên cứu, chương trình tiên tiến và chất lượng cao.

[ĐÚNG NHẤT] Học viện Kỹ thuật Quân sự có những ngành nào? (ảnh 2)
Giờ học thực hành của học viên Học viện Kỹ thuật Quân sự

3. Tiêu chí xét tuyển vào trường Học Viện Kĩ Thuật Quân Sự

- Để được xét tuyển vào học viện, các thí sinh cần phải thực hiện đăng ký và làm thủ tục sơ tuyển (các tiêu chí về chính trị, đạo đức, văn hóa, thể lực) tại Ban Chỉ huy quân sự cấp quận (huyện) nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, sau khi đăng ký, nhận hồ sơ sơ tuyển, thí sinh kê khai và chấp hành hướng dẫn của Ban Chỉ huy quân sự về việc xác minh lý lịch và khám sức khỏe. Đối với các thí sinh là quân nhân tại ngũ, thực hiện sơ tuyển tại Ban TSQS cấp trung đoàn và tương đương.

- Song song cùng với việc đăng ký và làm hồ sơ sơ tuyển, thí sinh cần đăng ký dự thi kỳ thi THPT và đăng ký xét tuyển đại học theo hệ thống tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo, địa điểm đăng ký tại trường THPT, Phòng Giáo dục và Đào tạo. Điểm lưu ý, khi thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển, cần đăng ký nguyện vọng 1 (nguyện vọng cao nhất) vào Học viện. Thời gian đăng ký xét tuyển theo lịch công tác tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Khi có kết quả thi, thí sinh được phép điều chỉnh Nguyện vọng 1 vào một trong các trường thuộc Nhóm 2 gồm: Học viện Kỹ thuật Quân sự, Học viện Quân y, Học viện Khoa học quân sự và hệ đào tạo kỹ sư hàng không của Học viện Phòng không-Không quân.

- Về điểm xét trúng tuyển, Học viện thực hiện một điểm chuẩn chung cho 2 tổ hợp A00 và A01 nhưng có phân biệt điểm chuẩn theo giới tính (nam, nữ) và vùng miền (miền Bắc, miền Nam). Trường hợp xét tuyển đến một mức điểm nhất định vẫn còn chỉ tiêu, nhưng số thí sinh cùng bằng điểm cao hơn số lượng chỉ tiêu còn lại, thực hiện xét tuyển theo các tiêu chí phụ, như sau:

+ Tiêu chí 1: Thí sinh có điểm thi môn Toán cao hơn sẽ trúng tuyển.

+ Tiêu chí 2: Sau khi xét tiêu chí 1, trường vẫn còn chỉ tiêu, nhưng có nhiều thí sinh cùng bằng điểm, cùng có tiêu chí 1 như nhau, thì xét đến tiêu chí 2, như sau: Thí sinh có điểm thi môn Lý cao hơn sẽ trúng tuyển.

+ Tiêu chí 3: Sau khi xét tiêu chí 2, trường vẫn còn chỉ tiêu, nhưng có nhiều thí sinh cùng bằng điểm, cùng có tiêu chí 1 và tiêu chí 2 như nhau thì xét đến tiêu chí 3, như sau: Thí sinh có điểm thi môn Hóa hoặc môn tiếng Anh cao hơn sẽ trúng tuyển.

+ Khi xét đến tiêu chí 3 vẫn chưa đủ chỉ tiêu, Hội đồng tuyển sinh sẽ báo cáo Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định.

- Thí sinh theo dõi kết quả xét tuyển trên website của học viện. Khi trúng tuyển, thí sinh cần làm thủ tục xác nhận nhập học bằng cách nộp bản chính giấy chứng nhận kết quả thi về học viện theo địa chỉ: Phòng Đào tạo, Học viện Kỹ thuật Quân sự, số 236, Hoàng Quốc Việt, Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội.

- Học viện chỉ gửi Giấy báo nhập học cho các thí sinh đã hoàn thành thủ tục xác nhận nhập học thông qua Ban Chỉ huy quân sự (nơi thí sinh nộp hồ sơ sơ tuyển). Thí sinh cần hoàn thiện các thủ tục nhập học và đến nhập học theo các thông tin tại Giấy báo nhập học.

- Thí sinh hoàn thành nhập học được khám thẩm tra sức khỏe và công nhận học viên của Học viện Kỹ thuật quân sự, được Bộ Quốc phòng phân công ngành học, đảm bảo toàn bộ kinh phí và hưởng phụ cấp theo quân hàm trong suốt thời gian đào tạo, thân nhân học viên được hưởng bảo hiểm y tế... Khi tốt nghiệp, học viên được Bộ Quốc phòng phân công công tác và hưởng các chế độ theo quy định của Nhà nước.

icon-date
Xuất bản : 25/03/2022 - Cập nhật : 29/03/2022