logo

Học thuyết kinh tế nào của C.Mác được coi là hòn đá tảng?

icon_facebook

Học thuyết kinh tế là toàn bộ những khái niệm, phạm trù, quy luật kinh tế được trình bày có hệ thống về các hiện tượng và quá trình kinh tế của một học giả hoặc một nhóm các học giả, căn cứ vào đó để phân tích các quan hệ kinh tế và chỉ đạo các hoạt động kinh tế. Vậy học thuyết kinh tế nào của C.Mác được coi là hòn đá tảng? Hãy cùng Toploigiai tìm hiểu qua câu hỏi trắc nghiệm dưới đây!


Câu hỏi: Học thuyết kinh tế nào của C.Mác được coi là hòn đá tảng?

A. Học thuyết giá trị lao động

B. Học thuyết giá trị thặng dư

C. Học thuyết tích luỹ tư sản

D. Học thuyết tái sản xuất tư bản xã hội

Đáp án đúng: B. Học thuyết giá trị thặng dư


Giải thích của giáo viên Toploigiai lí do chọn đáp án B

Học thuyết kinh tế của C.Mác được coi là hòn đá tảng là học thuyết giá trị thặng dư. Học thuyết giá trị thặng dư của C. Mác là nội dung cơ bản của học thuyết kinh tế Mác – Lê-nin trong học thuyết kinh tế của C. Mác. 


- Tìm hiểu về Giá trị lý luận Học thuyết giá trị thặng dư của C. Mác

Học thuyết giá trị thặng dư của C. Mác là nội dung cơ bản của học thuyết kinh tế Mác – Lê-nin và là "hòn đá tảng" trong học thuyết kinh tế của C. Mác. Nghiên cứu sự sản xuất ra giá trị thặng dư, nhằm vạch rõ nguồn gốc và bản chất của nó, từ đó vạch rõ bản chất bóc lột tư bản chủ nghĩa, v.v. Trước C. Mác, ngay cả những nhà kinh tế học lỗi lạc, như A.Đ.Smith (1723 - 1770) và Đ.V.Ricardo (1772 - 1823) đã không giải thích nổi vì sao trao đổi hàng hóa đúng giá trị mà các nhà tư bản vẫn thu được giá trị thặng dư.

Khi nghiên cứu học thuyết giá trị thặng dư, C.Mác chỉ rõ giá trị thặng dư là lao động không công của công nhân cho nhà tư bản chỉ được tạo ra trong quá trình sản xuất nhờ tính chất đặc biệt của loại hàng hoá sức lao động. Đồng thời C.Mác khẳng định rằng: Sản xuất ra giá trị thặng dư - quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản. Quy luật giá trị thặng dư đòi hỏi sản xuất giá trị thặng dư ngày càng nhiều cho các nhà tư bản bằng cách tăng cường bóc lột lao động làm thuê trên cơ sở mở rộng sản xuất và phát triển kỹ thuật. C. Mác chỉ ra có hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và tương đối, đồng thời chỉ ra sản xuất giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thức biến tướng của sản xuất giá trị thặng dư tương đối.

Học thuyết kinh tế nào của C.Mác được coi là hòn đá tảng?

Nhờ phân biệt được phạm trù sức lao động và lao động; nhờ phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa (lao động cụ thể và lao động trừu tượng), nên C. Mác đã giải thích được làm thế nào mà trong quá trình lao động vừa sản xuất được giá trị mới (sáng tạo, nhập thêm), lại vừa bảo toàn được giá trị cũ (chuyển, làm tái hiện) vào sản phẩm mới. Nhờ phát hiện ra giá trị sử dụng đặc biệt của hàng hóa sức lao động có đặc tính sản sinh ra giá trị lớn hơn giá trị của chính nó và nhờ phân biệt được quá trình lao động và quá trình làm tăng giá trị (quá trình sản xuất giá trị thặng dư), C. Mác đã vạch rõ bản chất của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, thực chất của quá trình sản xuất giá trị thặng dư. Qua đó, đã làm rõ giá trị thặng dư được tạo ra trong sản xuất, chứ không phải là trong lĩnh vực lưu thông; lưu thông rất cần cho quá trình sản xuất và thực hiện giá trị thặng dư.

Ngày nay, CNTB đương đại tuy đã có những bước phát triển mới, có sự điều chỉnh ở mức độ nào đó về chế độ sở hữu, quản lý và phân phối, về kiến trúc thượng tầng, nhất là về hệ thống pháp luật và sự điều tiết kinh tế của nhà nước tư sản độc quyền,... để tồn tại và thích nghi với bối cảnh mới. Nhưng học thuyết GTTD của C. Mác vẫn còn nguyên giá trị, bởi bản chất bóc lột của CNTB vẫn hiện hữu, không hề thay đổi.

icon-date
Xuất bản : 25/09/2022 - Cập nhật : 25/09/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads